Vấn đề gia tăng dân số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 65 - 83)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Lợi

3.4.1. Vấn đề gia tăng dân số

Tổng dân số trong toàn xã đến hết năm 2018 là 9.025 người, 2.176 hộ gia đình với 13 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Giao, Cao Lan, H’mông, Mường, Sán Rừu, Thái, Pha Hy, Phu Péo, Lào.

Theo báo cáo của xã với tỷ lệ sinh tự nhiên khoảng 1,2% dự báo hết năm 2020 dân số tăng lên là 9.241 người và hết năm 2025 là 9.781 người. Dân số tăng nhanh do người dân nhận thức được việc sinh đẻ có kế hoạch còn hạn chế; trình độ dân trí chưa cao... sẽ tạo ra áp lực tới môi trường và xã hội tại khu vực xã Vĩnh Lợi như sau:

- Đói nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo của xã là 211 hộ/2.176 hộ = 9,7 %; hộ cận nghèo là 159 hộ/2.176 hộ = 7,3 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Khai thác tài nguyên: Phá rừng để có đất sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt có thể gây ra các sự cố môi trường như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng ở địa bàn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Nước thải, rác thải sinh hoạt: Dân số tăng lên kéo theo lượng nước thải và rác thải cũng tăng lên, Trên địa bàn xã chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ gia đình ven đường thải trực tiếp chất thải ra cống đường mà không qua xử lý, bên cạnh đó hệ thống cống rãnh đã xuống cấp và lâu ngày không được nạo vét gây ứ đọng, gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan.

Bảng 3.6 Hiện trạng và dự báo dân số xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương

STT Thôn Năm 2016 Năm 2020 Năm 2025

Dân số Số hộ Dân số Số hộ Dân số Số hộ

1 Vân Thành 645 153 670 159 698 166

2 Kim Ninh 695 167 716 172 736 177

3 Ao Bầu 434 106 457 112 479 117

4 Đồng Hèo 314 101 338 109 365 115

5 Tân Lập 578 135 603 141 634 148

6 Hồ Sen 674 158 685 160 702 164

7 Gò Hu 790 226 815 233 830 237

8 Bờ Sông 605 153 632 160 657 166

9 Văn Minh 497 128 526 135 551 142

10 Cây Đa 635 145 650 148 682 156

11 Cầu Cháy 680 180 695 184 726 192

12 Đất Đỏ 665 163 692 170 718 175

13 An Hòa 327 92 355 100 386 108

14 Tam Tinh 305 86 331 93 357 101

15 Ninh Thái 189 77 206 83 239 97

16 Thái An 510 141 532 147 565 156

17 Bình Ca 266 76 290 82 320 91

Tổng 8.809 2.124 9.241 2.388 9.781 2.508 (Đề án xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên

Quang giai đoạn 2016 - 2020, và tầm nhìn 2025)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.2. Phát triển kinh tế các ngành

* Nông nghiệp

Trồng trọt chủ yếu là trồng cây hàng năm như: Lúa, cây màu, chè và rau các loại…Trong đó lúa và chè là chính. Kết quả ngành trồng trọt đã đạt được trong năm 2018 đối với một số cây trồng chủ yếu như sau:

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy 2 vụ là 274 ha/268 ha đạt 102% KH. Năng xuất bình quân đạt 64 tạ/ha; sản lượng 1.754,4 tấn.

- Cây ngô: Cây ngô thực hiện 95/95 ha đạt 100 KH. Năng xuất bình quân đạt 49,3 tạ/ha; sản lượng 468,4/468,8 tấn đạt 99,9 % KH.

- Cây lạc: Diện tích đã thực hiện 10/10 ha đạt 100% KH; (Trong đó trên ruộng 1 vụ đạt 10/10ha, đạt 100%). Năng xuất bình quân đạt 23 tạ/ha; sản lượng 23 tấn.

- Cây đậu tương 9/9ha đạt 100%KH. Năng xuất bình quân đạt 22 tạ/ha; sản lượng 19,8 tấn.

- Cây Khoai lang: Diện tích thực hiện 32/32 ha, đạt 100%KH. Năng suất đạt 70 tạ/ha, sản lượng 224/224 tấn , đạt 100% KH.

- Cây rau đậu các loại 74 ha.

- Cây chè: Diện tích thực hiện 30/30ha, đạt 100%KH. Năng suất đạt 92 tạ/ha, sản lượng 276/276 tấn, đạt 100% KH.

- Cây ăn quả: Diện tích thực hiện 16,6/16,2ha, đạt 102,5 % KH.

- Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm ổn định, không có dịch bệnh xẩy ra. Đàn trâu 324/458 con, đạt 71%KH; đàn bò 309/266 con, đạt 116%KH; đàn lợn 3.950/3.137 con, đạt 126%KH; đàn gia cầm 54.780/52.175 con, đạt 105%KH; diện tích thả cá 26/25,8 ha đạt 100,7%.

- Lâm nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ rừng: Xã đã tăng cường sự phối kết hợp giữa các ban ngành và cơ sở thực hiện tốt công tác PCCCR; kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trên địa bàn xã. Trong năm 2018 trên địa bàn xã không để xảy ra cháy rừng.

Sức ép của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp người dân sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đặc biệt là sử dụng rất tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật canh tác đang diễn ra phổ biến. Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vứt bao bì hóa chất BVTV bừa bãi sau sử dụng diễn ra khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.

Hoạt động chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây các bệnh từ vật nuôi sang người ngày càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nuôi ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư.

Nguyên nhân do khả năng đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế ở đa số nông dân nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thường bị bỏ qua...

Bảng 3.7 Những loại phân bón được các gia đình ở xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sử dụng

STT Loại phân bón Số gia đình Tỷ lệ (%)

1 Phân nguyên chất không ủ (Phân tươi) 5 2,94

2 Phân hóa học 102 60

3 Các loại phân đã ủ 63 37,06

Tổng cộng 170 100

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Tỷ lệ % những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng

Hình 3.2 Các loại phân được sử dụng ở xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy việc sử dụng phân hóa học là rất phổ biến trong nông nghiệp chiếm 60% điều này là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra do mỗi gia đình đều nuôi gia súc họ đều tận dụng phân ủ, phơi khô để bón chiếm 37,06%, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm Biogas. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 2,94% các hộ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Không những cây khó hấp thụ mà nó còn gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

* Công nghiệp, Hợp tác xã nông thôn

- Về công nghiệp: Hiện nay xã có 03 doanh nghiệp khai thác cát sỏi, 01 doanh nghiệp khai thác đá vôi và 01 nhà máy giấy An Hòa đóng trên địa bàn xã; về TTCN địa phương vẫn duy trì nhịp độ phát triển. Tuy nhiên sản xuất TTCN địa phương vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa sản xuất tập trung, sản phẩm không mang tính cạnh tranh. Giá trị sản xuất Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2018 ước đạt theo giá trị hiện hành khoảng 15.280.000.000 đồng.

Sức ép của hoạt động sản xuất công nghiệp, hợp tác xã đến môi trường:

Các cơ quan nhà nước chưa giám sát chặt chẽ việc quản lý vẫn chưa hiệu quả, chưa tốt. Tổ chức cho các cơ sở đăng ký cam kết BVMT còn chậm. Các nguồn thải trực tiếp của công nghiệp hợp tác xã ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là nước thải, bụi, khí thải và chất thải rắn. Việc phát triển hạ tầng công nghiệp thiếu đồng bộ, nhận thức về việc BVMT chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với phát triển bền vững.

- Chất thải rắn phát sinh ở các cơ sở sản xuất kinh doanh như mẩu gỗ, gạch vỡ, đất đá thải....

Tại khu vực trung tâm xã các cụm dân cư tập trung do có mật độ dân cư cao, quỹ đất lại hạn hẹp nên rất khó khăn cho công tác quy hoạch xử lý nước thải, rác thải theo quy định.

- Khí thải và bụi phát sinh nhiều ở các nhóm ngành khai thác cát xây dựng đường xá, giao thông, chế biến chè. Các chất gây ô nhiễm không khí chính là SO2, NO2, COx, H2S, bụi lơ lửng.

- Nước thải tập trung nhiều ở ngành công nghiệp chế biến như: Nông sản, chế biến chè, chế biến gỗ. Thành phần chủ yếu là SS, NH3, H2S, P, vi sinh vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

* Về xây dựng

Trong những năm vừa qua kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển bảo đảm ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

Mạng lưới đường giao thông phát triển mạnh, nhất là đường ô tô đến trung tâm các thôn. Các thôn đều có đường dân sinh, các tuyến đường liên xã thường xuyên tiến hành duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo giao thông thông suốt.

Cùng với đó là các công trình xóa nhà tạm, kéo điện, tiếp tục mở các tuyến đường mới, xây dựng trường trạm, các hộ sản xuất kinh doanh góp phần xây dựng bộ mặt của xã ngày càng khang trang, đổi mới.

Hiện nay các dự án xây dựng đô thị mới trên địa bàn xã rất chậm, đất hoang hóa nhiều, hạ tầng kém, có nơi chưa triển khai.

- Việc phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn thiện chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tập chung.

- Hoạt động thi công xây dựng tại các công trình xây dựng phát sinh chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, do sự vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường mang theo bụi khói và gây sạt lún các công trình giao thông ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.

- Việc khai thác cát ven sông nạo hút cát trên địa bàn xã có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước do chưa có giải pháp khai thác BVMT

- Tại khu vực trung tâm xã các cụm dân cư tập trung do có mật độ dân cư cao, quỹ đất lại hạn hẹp nên rất khó khăn cho công tác quy hoạch xử lý nước thải, rác thải theo quy định.

3.4.3. Trình độ dân trí

Xã Vĩnh Lợi là xã miền núi có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp; sản xuất hàng hóa dịch vụ kém hiệu quả cùng với kết cấu hạ tầng kém. Việc chuyển dịch cơ cấu dân cư nông thôn và thành thị diễn ra chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.8. Số liệu điều tra trình độ dân trí tại xã Vĩnh Lợi,

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Trình độ Số người Tỷ lệ %

Không biết chữ 3 1,76

Lớp 1 - 5 48 28,24

Lớp 6 - 9 68 40,00

Lớp 10 - 12 41 24,12

Cao đẳng, đại học 10 5,88

Tổng 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua điều tra ta thấy trình độ dân trí ở đây còn rất thấp đa số người dân chỉ học hết cấp I, cấp II và cấp III rồi xây dựng gia đình ở nhà sản xuất. Chỉ một số ít những hộ còn trẻ những năm gần đây mới học cao đẳng đại học.

Qua điều tra thực tế ta thấy nguồn tiếp nhận thông tin vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, chủ yếu qua cộng đồng do vậy mức độ thông tin và cường độ còn hạn chế. Tỷ lệ phổ biến tuyên truyền pháp luật về môi trường chưa cao.

Bảng 3.9. Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Nguồn Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)

Sách 8 4,71

Báo chí 17 10,00

Đài, tivi 21 12,35

Từ cộng đồng 86 50,59

Đài phát thanh địa phương 28 16,47

Các phong trào tuyên truyền cổ động 10 5,88

Tổng 170 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.10. Ý kiến của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang về cải thiện điều kiện môi trường

STT Ý kiến Số gia đình Tỷ lệ (%)

1 Nhận thức 96 56,47

2 Thu gom rác thải, chất thải 32 18,82

3 Quản lý của nhà nước 42 24,71

Tổng cộng 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua bảng 3.10 và biểu đồ ta thấy mặc dù các hộ nông dân ở đây có trình độ dân trí thấp tuy nhiên công cuộc xây dựng nông thôn mới đã nâng cao nhận thức về VSMT của mỗi gia đình, do làm tốt công tác tuyên truyền đa số người dân đều đồng ý phải nâng cao nhận thức về BVMT, như làm chuồng trại xa nhà, không phá rừng, vứt rác bừa bãi, xây dựng nhà tắm nhà tiêu hợp vệ sinh... Việc thu gom rác thải và hỗ trợ các gia đình xây lò đốt được nhân dân đồng tình cao. Chỉ có một số gia đình không quan tâm đến VSMT đó là các hộ nghèo còn khó khăn.

Tỷ lệ % ý kiến cải thiện môi trường của người dân

Hình 3.3. Ý kiến của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang về cải thiện điều kiện môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.11. Nhận thức của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang về vẫn đề môi trường

Nội dung phỏng vấn

Không

Số hộ gia

đình % Sô hộ gia

đình %

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây

ô nhiễm môi trường không? 103 60,59 67 39,41

Nước thải từ sinh hoạt có phải là nguồn

gây ô nhiễm môi trường hay không? 96 56,47 74 43,53 Phế phụ phâm nông nghiệp có phải là nguồn

gây ô nhiễm môi trường hay không? 90 52,94 80 47,06 Dân cư sinh sống xung quanh khu vực bãi

rác có thường hay mắc bệnh không? 122 71,76 48 28,24 Ở địa phương Ông/bà có các dự án đầu tư

về môi trường không? 145 85,29 25 14,71

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua điều tra cho thấy trình độ nhận thức của người dân đã được nâng lên nhưng không đồng đều đa số người dân được hỏi đều biết và quan tâm đến môi trường xung quanh mình ở như có hôi thối không, nước có sạch không... nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế và dân trí thấp. Trình độ dân trí thất hiểu biết người dân kém sẽ gây ra một số áp lực đến môi trường như sau:

Ý thức bảo vệ môi trường thấp: sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường mà tiêu biểu là nước thải, rác thải sinh hoạt, các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường.

Khi con người không nhận thức được sự quan trọng của môi trường, ý thức bảo vệ môi trường thấp thì các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không được họ quan tâm, hưởng ứng vì thế môi trường không được giữ gìn, cải tạo làm suy giảm chất lượng môi trường.

3.4.4. Thực trạng môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 3.4.4.1. Sử dụng nước sinh hoạt

Xã Vĩnh Lợi là xã có tiềm năng nước dồi dào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp, công nghiệp của địa phương. Tuy nhiên vào mùa khô sảy ra thiếu nước cục bộ tại một số thôn, mùa mưa thì nước thường bị đục do mưa lũ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.12 Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

trong xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Các nguồn cấp nước sinh hoạt

Nước máy Nước tự nhiên (ao, sông, suối,..)

Giếng khoan, giếng đào Lọc Không

lọc Lọc Không lọc lọc Không lọc

Sô hộ sử dụng - - 5 12 39 114

Tỷ lệ (%) - - 2,94 7,06 22,94 67,06

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Nhận xét: Qua thực tế điều tra trên địa bàn xã kết quả cho thấy hầu hết các hộ đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào chiếm 90%, Do là nước nguồn nên người dân hầu hết sử dụng trực tiếp ít qua hệ thống lọc. Nhìn chung chất lượng nguồn nước sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên cần có phân tích chất lượng nước để biết chính xác hơn. Năm 2007 có lắp đặt nước máy theo Dự án tại những thôn ở trung tâm xã nhưng hiện nay người dân không sử dụng nước máy nữa.

Bảng 3.13 Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Chất lượng Sô hộ gia đình Tỉ lệ (%)

Mùi 2 1,18

Vị 2 1,18

Khác 1 0,58

Không có vấn đề gì 165 97,06

Tổng 170 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình) 3.4.4.2. Nước thải và xử lý nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của nó. Đây chính là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (Cacbonhydrat protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nito, photphat,vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH4...). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Các vi sinh vật trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn...). Việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Bảng 3.14 Các loại cống thải của hộ gia đình tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cống lộ thiên 95 55,88

Cống có nắp đậy 31 18,24

Không có nắp đậy 44 25,88

Tông số 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình) Tỷ lệ % các loại cống thải các hộ gia đình sử dụng

Hình 3.4 Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)