1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
1.2.5.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, quản lý
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm xây dựng nông thôn mới phát triển nhanh và bền vững.
Ủy ban nhân dân huyện đã tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XIX) ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/HU ngày 22/3/2012 về thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; chỉ đạo các xã đăng ký, lựa chọn mô hình thôn điểm, kiểu mẫu về xây dựng nông thôn mới; tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên liên tục 03 tiêu chí theo Nghị quyết HĐND huyện gồm các tiêu chí Thu Nhập, Tổ chức sản xuất, Môi trường và An toàn thực phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển hợp tác xã giai đoạn 2018 – 2020; chỉ đạo xây dựng và ban hành các Đề án về phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Sơn Dương giai đoạn 2018 – 2025; đề án về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019 – 2025; đề án phát triển sản phẩm bột sắn dây giai đoạn 2019 - 2025; Kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 3281 ngày 23/6/2017 Quyết định kiện toàn Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020; 32/32 xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo xã để thực hiện triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, bố trí công chức ĐCNN-XD-MT chuyên trách về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các tiêu chí, các xã trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, tổ giúp việc xã và Ban phát triển các thôn; xây dựng kế hoạch cụ thể theo nội dung Đề án đã được phê duyệt để triển khai thực hiện.
Hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu sát, quyết liệt có sự tham mưu kịp thời, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chuyên môn, các cơ quan Thành viên Ban chỉ đạo huyện tạo sự thống nhất trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện một cách hiệu quả.
1.2.5.2. Công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn
- Công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chính trị - xã hội huyện quan tâm tổ chức thực hiện sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua hệ thống thông tin công cộng, thông qua các hội thi do các tổ chính trị-xã hội tổ chức, nội dung hội thi gắn với tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho các hội viên, đoàn viên và mọi tầng lớp nhân dân.
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Kết quả thực hiện từ năm 2016 – 2018, đã thay đổi nội dung 08 cụm pa nô tại trung tâm huyện, treo 342 băng zôn, 845 pano khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền lưu động được 28 buổi. Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện đã xây dựng 100 phóng sự, cập nhật 460 tin, bài về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo UBND các xã phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại hội nghị ở xã, thôn, trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn được 1.105 buổi, phục vụ trên 1.000.000 lượt người nghe. Qua đó đã tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, dân chủ cơ sở được tăng cường, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư được nâng lên, nhân dân, phấn khởi, tin tưởng, tích cực, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Công tác đào tạo, tập huấn: Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý của huyện, các xã và cán bộ chuyên môn giúp việc các xã, ban phát triển các thôn với trên 2200 lượt người tham gia. Ban chỉ đạo huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý, cán bộ giúp việc xã với trên 280 lượt người tham gia.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn; Trong 3 năm 2016-2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức được 36 lớp, trong đó 23 lớp lĩnh vực nông nghiệp, 13 lớp lĩnh vực phi nông nghiệp với 1.260 lao động được đào tạo, tập huấn; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể huyện tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 2.480 lượt người tham gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.2.5.3. Đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng NTM (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng chính phủ).
- Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn, được người dân đồng tình ủng hộ. Các cấp Ủy, chính quyền và cả Hệ thống chính trị từ huyện đến các xã đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy điều hành chỉ đạo thực hiện Chương trình được hình thành và hoạt động có hiệu quả.
- Cấp uỷ, Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung thể hiện quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình một cách toàn diện, đồng bộ, lồng ghép các chương trình hợp lý, tạo hiệu quả trong đầu tư nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá. Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.
- Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã có tác động không nhỏ đến tinh thần của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt; xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của toàn dân;
Dân chủ cơ sở được nâng cao, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới như phong trào hiến đất, góp công, góp vật liệu làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hoá thôn...;
- Bộ mặt nông thôn ở nhiều xã được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
- Kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, sự vào cuộc của các Đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng lòng ủng hộ, tích cực tham gia của người dân trên địa bàn các xã, số tiêu chí năm 2018 tăng lên rõ rệt. Đến 31/12/2018 có 05 xã đạt 19/19 tiêu chí (Tân Trào, Ninh Lai, Hồng Lạc, Đại Phú, Sơn Nam); 02 xã đạt 16 tiêu chí (xã Vĩnh Lợi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Sầm Dương); 22 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí; 3 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và không có xã nào đạt dưới 05 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 13 tiêu chí/xã và 32 thôn điểm về xây dựng NTM tại 32 xã.
1.2.5.4. Về huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Kết quả huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện (lũy kế 3 năm 2016-2018) Tổng số: 391.755 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 147.627 triệu đồng, chiếm 37,7%;
+ Vốn lồng ghép từ Chương trình, dự án: 148.115 triệu đồng, chiếm 37,8%;
+ Vốn vay tín dụng: 31.078 triệu đồng, chiếm 7,9%;
+ Vốn huy động từ các doanh nghiệp, HTX: 27.655 triệu đồng, chiếm 7,06%;
+ Vốn nhân dân đóng góp: 37.281 triệu đồng, chiếm 9,5%, UBND huyện Sơn Dương, (2016).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 2