Trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Lợi

3.4.3. Trình độ dân trí

Xã Vĩnh Lợi là xã miền núi có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp; sản xuất hàng hóa dịch vụ kém hiệu quả cùng với kết cấu hạ tầng kém. Việc chuyển dịch cơ cấu dân cư nông thôn và thành thị diễn ra chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.8. Số liệu điều tra trình độ dân trí tại xã Vĩnh Lợi,

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Trình độ Số người Tỷ lệ %

Không biết chữ 3 1,76

Lớp 1 - 5 48 28,24

Lớp 6 - 9 68 40,00

Lớp 10 - 12 41 24,12

Cao đẳng, đại học 10 5,88

Tổng 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua điều tra ta thấy trình độ dân trí ở đây còn rất thấp đa số người dân chỉ học hết cấp I, cấp II và cấp III rồi xây dựng gia đình ở nhà sản xuất. Chỉ một số ít những hộ còn trẻ những năm gần đây mới học cao đẳng đại học.

Qua điều tra thực tế ta thấy nguồn tiếp nhận thông tin vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, chủ yếu qua cộng đồng do vậy mức độ thông tin và cường độ còn hạn chế. Tỷ lệ phổ biến tuyên truyền pháp luật về môi trường chưa cao.

Bảng 3.9. Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Nguồn Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)

Sách 8 4,71

Báo chí 17 10,00

Đài, tivi 21 12,35

Từ cộng đồng 86 50,59

Đài phát thanh địa phương 28 16,47

Các phong trào tuyên truyền cổ động 10 5,88

Tổng 170 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.10. Ý kiến của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang về cải thiện điều kiện môi trường

STT Ý kiến Số gia đình Tỷ lệ (%)

1 Nhận thức 96 56,47

2 Thu gom rác thải, chất thải 32 18,82

3 Quản lý của nhà nước 42 24,71

Tổng cộng 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua bảng 3.10 và biểu đồ ta thấy mặc dù các hộ nông dân ở đây có trình độ dân trí thấp tuy nhiên công cuộc xây dựng nông thôn mới đã nâng cao nhận thức về VSMT của mỗi gia đình, do làm tốt công tác tuyên truyền đa số người dân đều đồng ý phải nâng cao nhận thức về BVMT, như làm chuồng trại xa nhà, không phá rừng, vứt rác bừa bãi, xây dựng nhà tắm nhà tiêu hợp vệ sinh... Việc thu gom rác thải và hỗ trợ các gia đình xây lò đốt được nhân dân đồng tình cao. Chỉ có một số gia đình không quan tâm đến VSMT đó là các hộ nghèo còn khó khăn.

Tỷ lệ % ý kiến cải thiện môi trường của người dân

Hình 3.3. Ý kiến của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang về cải thiện điều kiện môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.11. Nhận thức của người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang về vẫn đề môi trường

Nội dung phỏng vấn

Không

Số hộ gia

đình % Sô hộ gia

đình %

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây

ô nhiễm môi trường không? 103 60,59 67 39,41

Nước thải từ sinh hoạt có phải là nguồn

gây ô nhiễm môi trường hay không? 96 56,47 74 43,53 Phế phụ phâm nông nghiệp có phải là nguồn

gây ô nhiễm môi trường hay không? 90 52,94 80 47,06 Dân cư sinh sống xung quanh khu vực bãi

rác có thường hay mắc bệnh không? 122 71,76 48 28,24 Ở địa phương Ông/bà có các dự án đầu tư

về môi trường không? 145 85,29 25 14,71

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua điều tra cho thấy trình độ nhận thức của người dân đã được nâng lên nhưng không đồng đều đa số người dân được hỏi đều biết và quan tâm đến môi trường xung quanh mình ở như có hôi thối không, nước có sạch không... nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế và dân trí thấp. Trình độ dân trí thất hiểu biết người dân kém sẽ gây ra một số áp lực đến môi trường như sau:

Ý thức bảo vệ môi trường thấp: sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường mà tiêu biểu là nước thải, rác thải sinh hoạt, các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường.

Khi con người không nhận thức được sự quan trọng của môi trường, ý thức bảo vệ môi trường thấp thì các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không được họ quan tâm, hưởng ứng vì thế môi trường không được giữ gìn, cải tạo làm suy giảm chất lượng môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)