CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Khái quát tình hình thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
Kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, sự vào cuộc của các Đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng lòng ủng hộ, tích cực tham gia của người dân trên địa bàn các xã, số tiêu chí năm 2018 tăng lên rõ rệt. Đến 31/12/2018 có 05 xã đạt 19/19 tiêu chí (Tân Trào, Ninh Lai, Hồng Lạc, Đại Phú, Sơn Nam); 02 xã đạt 16 tiêu chí (xã Vĩnh Lợi, Sầm Dương); 22 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí; 3 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và không có xã nào đạt dưới 05 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 13 tiêu chí/xã và 32 thôn điểm về xây dựng NTM tại 32 xã.
3.2.1. Về lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới (tiêu chí số 01)
100% số xã trên địa huyện đã phê duyệt Đề án, Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định; 32/32 xã đã phê duyệt xong quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; một số xã đang triển khai thực hiện lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, quy hoạch sản xuất..., thực hiện cắm mốc và quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt theo đúng các quy định của Nhà nước.
3.2.2. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí số 2,3,4,5,6,7,8,9)
- Giao thông: Thực hiện Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2018, đến hết tháng 12/2018 toàn huyện đã triển khai thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn tại 32/32 xã được 938,31 km; trong đó:
+ Đường trục xã 148,722 km/238,177 km, đạt 62,4%.
+ Đường trục thôn 442,204 km/644,674 km, đạt 68,6%.
+ Đường ngõ xóm 376,149 km/612,164 km đạt 61,4%.
+ Đường nội đồng 165,708 km/428,307 km, đạt 38,7%.
- Thủy lợi:
+ Tổng số công trình thuỷ lợi hiện có 417 công trình gồm (hồ chứa 191; đập xây 117; phai tạm 70; trạm bơm 25; mương tự chảy 7; rọ thép 7). Các công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thuỷ lợi hiện có cơ bản an toàn trong mùa mưa lũ đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
+ Số km kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hóa đạt chuẩn đến thời điểm tháng 12/2018 là 508/771 km, đạt 65,76%.
- Điện: Đến thời điểm tháng 12/2018 số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn là 32/32 xã đạt 100%; số hộ sử dụng điện lưới Quốc gia thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 46.272 hộ tỷ lệ đạt 99%.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Toàn huyện hiện có 29/32 xã có nhà văn hóa xã, trong đó có 7 nhà văn hoá xã đạt chuẩn, có 324 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định chiếm 81,2 %.
- Chợ nông thôn: Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về mua bán, trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế. Toàn huyện có 30 chợ/27 xã, duy trì hoạt động, quản lý, kinh doanh, khai thác đảm bảo thuận lợi cho nhân dân giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hoá, trong đó có 23 chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thương.
- Bưu điện: Toàn huyện có 01 bưu điện, 4 bưu cục, 28 điểm bưu điện văn hoá xã, 01 trung tâm viễn thông, 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internets, các cơ sở bưu chính viễn thông hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu chuyển phát bưu chính và thông tin liên lạc trên địa bàn huyện. 100% số thôn trên địa bàn huyện được sử dụng Internet.
3.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (tiêu chí số 10, 12)
- Trong những năm qua Cấp ủy, chính quyền huyện căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, từng bước xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa mía, chè, cây nguyên liệu giấy (mía trên 2.000 ha, chè trên 1.500 ha, cây nguyên liệu giấy hơn 20.000 ha)...; củng cố kiện toàn 39 hợp tác xã nông, lâm nghiệp; xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất với doanh nghiệp phát triển cây mía tại Tam Đa, mô hình cánh đồng lớn gắn với tổ chức sản xuất của hợp tác xã tại Lâm Xuyên (hiện nay tổ chức sản xuất trên 20 ha lạc hàng hóa, bỏ bờ thửa đất từ 181 thửa còn 03 thửa);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thành lập 06 làng nghề chè trên địa bàn huyện; bước đầu tạo ra các vùng, xã chuyên canh cây chè, cây dược liệu, cây sắn dây, cây Chanh Nhật, cây mía, cây nguyên liệu giấy…, theo định hướng sản xuất mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP); kiểm tra, rà soát đăng ký 45 sản phẩm nông sản ban đầu theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hỗ trợ, tư vấn xây dựng, đăng ký xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao (chè, đường, tinh bột nghệ, nấm ăn, bột sắn dây, gia cầm, rau thủy canh, chè, rau VIETGAP); 02 trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP.
Bước đầu hình thành các khu, điểm công nghiệp như: Khu công nghiệp Sơn Nam, điểm công nghiệp Phúc Ứng, Măng Ngọt, Vĩnh Lợi, Hào Phú..., kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp...; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,6 %/năm.
- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014, Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Đến ngày 31/12/2018, kết quả toàn huyện hỗ trợ lãi suất tiền vay tổng số tiền: 4.311.640.243 đồng. Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của HĐND tỉnh Tuyên Quang đến ngày 31/12/2018 kết quả toàn huyện hỗ trợ tổng kinh phí: 66.712.000 đồng,trong đó: hỗ trợ cây giống: 61.495.000 đồng; hỗ trợ chi phí vận chuyển cây giống: 3.655.000 đồng; hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, xác định vị trí, diện tích, ký kết hợp đồng trồng rừng: 1.562.000 đồng.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn; Trong 3 năm (2016- 2018) UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức được 36 lớp, trong đó: 23 lớp đào tạo nông nghiệp, 13 lớp đào tạo phi nông nghiệp với 1.260 lao động được đào tạo, tập huấn; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể huyện tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 2.480 lượt người tham gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến thời điểm 31/12/2018 toàn huyện đạt 54%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.4. Giảm nghèo an sinh xã hội (tiêu chí số 11)
Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp. Kết quả đến thời điểm tháng 12/2018 toàn huyện còn 6.450 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 13%. (Tỷ lệ hộ nghèo giảm trong các năm cụ thể như sau: năm 2016 là 20,84%, năm 2017 là 17%, năm 2018 là 13%).
3.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn (tiêu chí số 13)
Toàn huyện hiện có 66 Hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã, trong đó: 43 Hợp tác xã nông lâm nghiệp (có 16 Hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị có các sản phẩm nông sản hàng hóa), 23 Hợp tác xã phi nông nghiệp. Toàn huyện có 236 trang trại, trong đó: 01 trang trại trồng trọt, 28 trang trại tổng hợp, 207 trang trại chăn nuôi đang hoạt động theo quy định; các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã và các trang trại trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được việc cung ứng vật tư và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách Nhà nước cho địa phương.
3.2.6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn (Tiêu chí số 14)
Trong những năm qua, công tác giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn được quan tâm toàn diện về cơ sở vật chất. Toàn huyện có 97 trường (33 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 29 trường THCS, 06 trường Tiểu học và Trung học cơ sở) được xây dựng. Toàn huyện hiện có 39 trường đạt chuẩn quốc gia; Có 32/32 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2.
3.2.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn (tiêu chí số 15)
Đến thời điểm 31/12/2018 toàn huyện có 32/32 xã có trạm y tế, trong đó có 18/32 trạm y tế đáp ứng với Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, gồm trạm Y tế các xã: Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Lương Thiện, Bình Yên, Hợp Thành, Phúc Ứng, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Ninh Lai, Đại Phú, Phú Lương, Tam Đa, Sầm Dương, Đồng Quý, Đông Thọ, Lâm Xuyên, Hồng Lạc; Trạm Y tế xã Cấp Tiến, Đông Lợi đang trong giai đoạn thi công xây dựng. Số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 157.700 người chiếm 93,6% tổng dân số nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông (tiêu chí số 16)
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức; các hoạt động văn hoá thể thao quần chúng, tổ chức các lễ hội truyền thống và bảo tồn các di tích được duy trì và ngày càng phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay tỷ lệ thôn đạt danh hiệu văn hoá đạt 82,8%, gia đình văn hoá đạt 89,8% góp phần xây dựng đời sống văn hoá phong phú, từng bước thực hiện nếp sống văn minh, tăng cường đoàn kết ở khu dân cư.
3.2.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (tiêu chí số 17)
Toàn huyện có 28 công trình cấp nước sạch đã được bàn giao quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả. Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở khu vực nông thôn bước đầu được quan tâm, đã xây dựng được 2 bãi chứa rác thải tập trung tại xã Tân Trào, Ninh Lai, Phúc Ứng, Đại Phú, Hồng Lạc, Sơn Nam; Triển khai cho các hội viên nông dân vay vốn phát triển chăn nuôi kết hợp xây dựng hầm Biogas theo Quyết định số 30/2012/QĐ - UBND ngày 31/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, kết quả đến 31/12/2018 đã xây dựng trên 1.500 hầm Biogas. Toàn huyện đã xây dựng trên 1.500 bể chứa, thu gom chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Phối hợp với công ty Cổ phần Hồng Minh Land – lirht xây dựng các mô hình sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
3.2.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn (tiêu chí số 18)
Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Đến nay đã có 26/32 xã đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị.
3.2.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn (tiêu chí số 19)
Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân; tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân các xã trên địa bàn làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội cơ bản được hạn chế, an ninh chính trị, tình hình dân tộc, tôn giáo, văn hoá tư tưởng được giữ vững ổn định. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm, các vụ việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn không để tồn đọng kéo dài được giải quyết cơ bản. Đến nay đã có 32/32 xã đạt tiêu chí về An ninh trật tự xã hội. UBND huyện Sơn Dương, (2019).
3.3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3.3.1. Công tác xây dựng nông thôn mới
Đến nay xã đã đạt được 16/19 tiêu chí. Gồm tiêu chí số 01 - Quy hoạch; Tiêu chí 2 - Giao thông; Tiêu chí 3 - thủy lợi; Tiêu chí 4 - điện; Tiêu chí 5 - trường học; Tiêu chí 7 - cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Tiêu chí 8 - thông tin và truyền thông; Tiêu chí 10 - thu nhập; Tiêu chí 11 - hộ nghèo; Tiêu chí 12 - lao động có việc làm; Tiêu chí 13 - tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14 - giáo dục và đào tạo; Tiêu chí 15 - y tế; Tiêu chí 16 - Văn hóa; Tiêu chí 18 - hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Tiêu chí 19 - quốc phòng và an ninh. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã triển khai theo đúng kế hoạch, lộ trình phát huy tính dân chủ và huy động được mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật. Như vậy còn tiêu chí 6, 9, 17 chưa hoàn thành.
Bộ mặt nông thôn đã được thay đổi, thu nhập và đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác triển khai được tiến hành chủ động, phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động nhân dân tổ chức thực hiện các tiêu chí, không thụ động trông chờ, ỷ lại vốn của Trung ương, tỉnh và của huyện, mà xác định tiêu chí nào thuận lợi sẽ cho triển khai thực hiện trước, tận dụng mọi nguồn lực của địa phương nhất là nguồn lực từ trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường đường làng, ngõ xóm, xanh - sạch - đẹp.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện xác định nội dung quan trọng nhất là nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng, nhiệm vụ của người dân và cả hệ thống chính trị ở xã trong việc xây dựng xã Nông thôn mới. Từ đó các tiêu chí đã thực hiện tốt, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tiến hành nâng cấp các tuyến giao thông, thủy lợi; phong trào vận động phát triển kinh tế hợp tác; ý thức về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được nhân dân hưởng ứng tích cực nên cho năng suất, chất lượng, sản lượng nông sản không ngừng được tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân luôn được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng Nông thôn mới ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực. Chú trọng các mô hình phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng, an ninh, trật tự được đảm bảo, cảnh quan môi trường được sạch đẹp, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với công tác lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã Vĩnh Lợi ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
3.3.2. Đánh giá tiêu chí 17 – môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
+ Hiện nay các hộ dân trong xã đều sử dụng nước tại giếng khoan, giếng đào;
đánh giá bằng cảm quan cơ bản hợp vệ sinh (không màu, không mùi, không tạp chất): 1.981 hộ/2.176 hộ đạt 91%. Đạt so với bộ tiêu chí.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: có 03 doanh nghiệp khai thác cát sỏi, 01 doanh nghiệp khai thác đá vôi, 01 nhà máy giấy An Hòa đều làm đầy đủ các thủ tục về môi trường và được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp phép, 03 hộ chăn nuôi lợn đã có bản Cam kết bảo vệ môi trường. Đạt so với bộ tiêu chí.
- Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn: Đường làng, ngõ, xóm cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động gây suy giảm môi trường. Đạt so với bộ tiêu chí.
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: Đúng quy hoạch và phong tục tập quán địa phương. Đạt so với bộ tiêu chí.
- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định: Chưa đạt so với bộ tiêu chí.
Hiện nay UBND xã đã đề Nghị MTTQ xã chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên, các thôn tuyên truyền vận động nhân dân tự thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại các hộ gia đình.