Tài nguyên thiên nhiên môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.3.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Vĩnh Lợi là 2144,57 ha. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 1544,12 ha chiếm 72 %.

Toàn bộ đất đai của xã thuộc loại đất thịt pha cát, độ phì tự nhiên thuộc loại trung bình, nhìn chung đất đai của xã so với các địa bàn khác trong huyện là khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua diện tích đất trồng trọt trên địa bàn xã đã được chú trọng đầu tư cải tạo thông qua các biện pháp thâm canh, luân canh tăng vụ, cải tạo giống cho phù hợp với từng vị trí đặc điểm của đất, chính vì vậy giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã được nâng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 xã Vĩnh Lợi,

huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 2144,57 100

I Nhóm Đất nông nghiệp 1544,12 72

1 Đất sản xuất nông nghiệp 780,82 36,4

- Đất trồng lúa 214,31 9,99

- Đất trồng cây hàng năm khác 298,64 13,92

- Đất trồng cây lâu năm 172,18 8,02

2 Đất lâm nghiệp 745,49 34,76

3 Đất nuôi trồng thủy sản 17,79 0,82

II Nhóm đất phi nông nghiệp 581,91 27,13

1 Đất ở tại nông thôn 67,87 3,16

2 Đất trụ sở cơ quan 0,47 0,02

3 Đất sản xuất kinh doanh PNN 221,34 10,32

4 Đất có mục đích công cộng 102,14 4,76

5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,08 0,23

6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,22 0,47

7 Đất sông ngòi, kênh, rạch suối 161,86 7,54

8 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 4,91 0,22

III Nhóm đất chưa sử dụng 18,54 0,86

1 Đất bằng chưa sử dụng 8,38 0,39

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10,17 0,47

(Báo cáo kết quả thống kê năm 2018 – UBND xã Vĩnh Lợi) 3.1.3.2. Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có Sông Lô chảy qua, thủy hệ chính gồm có các tuyến, sông, suối, ao hồ, khe rạch, tuy nhiên số lượng suối lớn không nhiều, Còn lại là các tuyến suối nhỏ, kênh mương dẫn nước nội đồng phục vụ sản xuất và các ao, hồ nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Về nguồn nước ngầm, đã được người dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất lượng hiện nay đảm bảo là nước sạch, tuy nhiên trong tương lai phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.

3.1.3.3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của xã theo kết quả kiểm kê đất đai là 745,49 ha, chiếm 34,76% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã và chiếm 48,28 % trong nhóm đất nông nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch phân vùng phát triển và phân định thành các loại đất rừng chính gồm: sản xuất, rừng tự nhiên Trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ phát triển rừng được chính quyền và nhân dân trong xã thực hiện tương đối tốt, nhất là công tác chỉ đạo, vận động nhân dân phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tỷ lệ đất có rừng luôn duy trì ở mức trên 70% diện tích đất lâm nghiệp.

3.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản

Cát: Vĩnh Lợi là xã nằm ở khu vực có sông Lô chảy qua nên lượng cát rất dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trong địa bàn xã và khai thác bán cho các xã lân cận. Tài nguyên cát sỏi hiện có trữ lượng khai thác khoảng 4.720.000 m3 hiện nay UBND tỉnh cấp phép khai thác cho 03 doanh nghiệp vẫn đang được khai thác sử dụng khoảng 230.000 m3/ năm.

Đá vôi: 01 mỏ đá vôi tại thôn Đất đỏ có trữ lượng khai thác 1.591.000 m3 đã được cấp phép.

Còn lại, các nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được phát hiện.

3.1.3.5 Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường

Toàn xã có 13 dân tộc bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Giao, Cao Lan, H’mông, Mường, Sán Rừu, Thái, Pha Hy, Phu Péo,Lào đang sinh sống trong 17 thôn. Sự giao hòa giữa các nền văn hóa của cộng đồng người bản địa và nền văn hóa miền xuôi của người kinh đã mang lại những nét đặc trưng phong phú trong tập quán sinh hoạt cũng như kinh nghiệm sản xuất và văn hóa tín ngưỡng dân gian.

* Cảnh quan môi trường

Xã Vĩnh Lợi có những cánh rừng tự nhiên phát triển trên địa hình có độ dốc lớn, chia cắt mạnh tạo nên một nét đẹp của cảnh quan đặc trưng của miền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn núi. Nhìn chung, cảnh quan và môi trường của xã Vĩnh Lợi vẫn mang đặc trưng của miền núi: Với những dãy núi dài và cánh rừng tự nhiên với khí hậu ôn hòa trong lành, ít bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)