“Sự phát triển của năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ. Chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh, tính cạnh tranh. Cụ thể là tác động đến nội dung và phạm vi của các hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố về môi trường thể chế, chính sách, các mối liên kết xuyên quốc gia... Các chính sách và biện pháp của chính phủ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cần xác xây dựng các chương
trình và sử dụng các công cụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc phân tích các chương trình cụ thể này phải xem xét các điều kiện và khuôn khổ kinh tế tổng thể, bằng cách kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố như ổn định kinh tế vĩ mô, sự cởi mở trong chính sách thương mại và chế độ đầu tư”.
1.4.2.2. Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng từ đó tìm cách đáp ứng. Doanh nghiệp nào chiếm được “sự hài lòng của khách hàng”
doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội nâng cao được năng lực cạnh tranh và ngược lại. trong kinh doanh khách hàng là yếu tố “đầu ra” giúp doanh nghiệp có điều kiện điều tiết
“đầu vào”. Khách hàng luôn là trung tâm và là “thượng đế” của doanh nghiệp.
1.4.2.3. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm sẽ thực sự có giá trị, có năng lực cạnh tranh khi bản thân nó có thương hiệu vì trong thực tế khách hàng thường chọn một loại sản phẩm mang thương hiệu thoả mãn với mong muốn của họ trong hàng trăm thương hiệu của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do nhãn hiệu này đã in đậm trong tâm trí của họ tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. Vì vậy, với những sản phẩm mới tham gia thị trường chưa có uy tín, tiếng tăm thường áp dụng chiến lược “sản xuất dán nhãn” hay “mượn” thương hiệu của những hàng hoá mang đẳng cấp quốc tế để “dán” vào hàng hoá do mình sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Ngày nay, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, việc xác định, đo lường năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh tế, đặc biệt trong việc phân tích kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do tính phức tạp, đa phương diện, đa chiều của lĩnh vực nghiên cứu, cho nên rất khó có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu kinh tế ngay từ các khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khi tiến hành phân tích, đo lường năng lực cạnh tranh sản phẩm theo các góc độ khác nhau”.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận vềnăng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Một số khái niệm cơ bản như cạnh tranh, các loại cạnh tranh, năng lực cạnh tranh quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm
- Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm; Mở rộng thị phần và kênh phân phối; nâng cao năng lực cạnh tranh của các nguồn lực (tài chính, nhân lực, công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý); Củng cố và phát triển thương hiệu.
- Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp bao gồm các nhóm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Theo tác giả đây là cơ sở lý thuyết và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và là căn cứ để tác giả phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh- Gia Lai ở Chương 2 và Chương 3.
Chương 2