Năng lực tài chính thể hiện sức mạnh về vốn, quy mô và khả năng sinh lời
tài sản của công ty. Khi năng lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh khi bảo đảm an toàn hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại kể cả thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm mới nổi trội, tiện ích cao đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu trên thương trường…
Đối với HAGLA và các đối thủ đều là các đơn vị hạch toán độc lập, là đơn vị trong khối ngành công nghiệp cao su, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu tách bạch riêng đối với từng chi nhánh. Vì vậy trong phạm vi của luận văn này xét đến vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Năm 2019 cứ 100 đồng tài sản tạo ra được -0,09 đồng lợi nhuận ròng cho thấy tín hiệu tích cực nhưng cũng cho thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt, mặc dù doanh thu thuần tăng qua từng năm. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì Công ty HAGLA có tỷ suất nhỏ nhất, trong khi cũng với 100 đồng doanh thu thuần thì ở Công ty CSTN tạo ra được 5,74 đồng lợi nhuận sau thuế, ở Công ty CSLA là 4,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy công ty cần đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường mạnh mẽ hơn nữa, song song với đó là tiết kiệm chi phí và quản lý chi phí tốt hơn.
Bảng 2.7. So sánh một số chỉ tiêu về khảnăng sinh lợi của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với một số doanh nghiệp cùng ngành
năm 2019
Chỉ tiêu HAGLA CSTN CSLA CSPH
1. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) -0,05 5,74 4,47 9,69 2. Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA) -0,82 12,27 7,26 15,63 3. Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) -0,09 1,31 3,75 3,96
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty) Lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng qua các năm. Hệ số lãi ròng tăng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 cũng thấy được sự giảm mạnh nhanh chóng.
Năm 2019, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản chỉ tạo ra được -0,82 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2018, tạo ra được 56,0 đồng lợi nhuận sau thuế từ 100 đồng khi đầu tư vào tài sản tương đương với năm 2019 giảm so với năm 2018 là 99,39%. Tỷ suất này ở các công ty được so sánh thì cứ 100 nghìn đồng đầu tư vào
tài sản Công ty HAGLA thu được 12,27 đồng, Công ty CSTN thu được 7,26 nghìn đồng, còn Công ty CSLA thu được tới 15,63 đồng. Như vậy, Công ty CSPH đang khá yếu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, mặc dù cũng thấy điểm tích cực khi năm 2019 tăng so với năm 2018.
Sức sinh lời vốn chủ sở hữu giảm đi năm sau thấp hơn năm trước, cụ thể năm 2019 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được -0,09 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu, năm 2017 là 3,7 vòng, năm 2018 là 2,47 vòng, năm 2019 là 2,44 vòng. Trong khi đó suất hao phí có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn này cho thấy việc tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.8. Đánh giá năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh – Gia Lai và các đối thủ
T T NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TÊN CÔNG TY CAO SU HAGLA CSTN CSPH CSLA CSTB
1 Tình hình tài chính
lành mạnh 4.23 4.21 4.14 4.09 4/17
2 Sử dụng nguồn vốn linh
hoạt 4.47 4.06 4.02 4.62 3.68
3 Kiểm soát nợ phải thu, phải
trả 4.89 3.09 3.61 3.11 3.09
4 Quản trị hàng tồn kho 4.52 4.27 3.28 4.63 3.61 5 Thành lập bộ phận chuyên
tổng hợp phân tích, đánh
giá thực trạng tài chính 3.85 3.98 3.76 4.15 3.92 Điểm trung bình 4.39 3.92 3.76 4.12 3.69
(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả) Điểm mạnh:
“Theo kết quả khảo sát chuyên gia tiêu chí năng lực tài chính được đánh giá là mạnh hơn nhiều so với đối thủ đạt điểm trung bình 4.15/5 điểm. Lý do HAGLA luôn trong tốp đầu so với các đối thủ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của HAGLA và 4 DN mạnh. Kiểm soát nợ phải thu, phải trả đạt 4.89/5 điểm, tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu thấp hơn so với các đối thủ”.
“Tình hình tài chính lành mạnh , báo cáo rõ ràng minh bạch đạt 4.23/5 điểm,
HAGLA trong suốt quá trình hoạt động quản lý hàng tồn kho và giá vốn hợp lý đã giúp công ty gặp nhiều thuận lợi . Khả năng kiểm soát nợ phải trả phải thu tốt nhất so với các đối thủ. Bên cạnh đó, HAGLA cũng thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, kiên quyết xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và đã đạt được một số kết quả nhất định. HAGLA đã thành lập tổ xử lý và thu hồi nợ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng phụ trách vấn đề tài chính, tích cực thực hiện việc đôn đốc, xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ quá hạn nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm dần dư nợ xấu (số tuyệt đối) và kiểm soát, kềm chế nợ quá hạn phát sinh để khống chế khả năng chuyển thành nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảm chi phí phải trích dự phòng rủi ro và cũng góp phần tăng khả năng bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh vì nợ xấu giảm xuống thì tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro so với nợ xấu sẽ tăng lên”.
“Kết quả là năm 2019 HAGLA đã kéo giảm tỷ lệ nợ / tổng tải sản xuống còn 6.78% .Do đó, an toàn tài chính được bảo đảm, năng lực tài chính được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của HAGLA so với các đối thủ cạnh tranh Vì vậy mức sinh lời trên tổng tài sản của HAGLA (ROA) cao, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) quan trọng đối với DN, vì nó là thước đo khả năng trên mỗi đồng của chủ sở hữu và công ty đạt 13.23%” .
Điểm nổi bật là trong công tác quản lý SXKD, đầu tư, khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn, năm qua công ty đã thực hiện tiết kiệm được 5,367 tỷ đồng bao gồm trong lĩnh vực quản lý là 5,025 tỷ đồng và lĩnh vực đầu tư xây dựng là 0,342 tỷ đồng.
Điểm yếu:
“CTLTVL nguồn vốn sử dụng linh hoạt đứng đầu các đối thủ với 4.62/5 điểm, trong khí đó HAGLA đứng hàng thứ hai với 4.47/5 điểm. Quản trị hàng tồn kho thấp so với CTLTVL và CSTB, doanh thu và hiệu quả hoạt động tài chính của HAGLA thấp, không ổn định và chưa tương xứng với quy mô tăng trưởng hoạt động của HAGLA. Nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh trong hoạt động cao su trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt, HAGLA phải luôn duy trì mức giá, phí hấp dẫn đối với sản phẩm để duy trì, thu hút khách hàng nhằm giữ vững và mở rộng thị phần nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm sút do chi phí đầu tư máy móc, thiết bị quá nhiều, đặc biệt lắp đặt dây chuyền trang thiết bị toàn bộ cho nhà máy
chế biến cao su chế biến cao cấp. Thành lập bộ chuyên trách đứng sau CSLA với 4.15/5 điểm, CSTN 3.98/5 điểm, CSTB với 3.92/5 điểm và HAGLA đứng thứ tư chỉ hơn CSPH 3.76/5 điểm.. Công ty chưa thành lập bộ phận chuyên tổng hợp, đánh giá thực trạng tài chính để nâng cao hiệu quả quản trị tài chính”.
2.2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
“Xác định vai trò quan trọng của NNL trong giai đoạn (2017-2019) công ty đã chú trọng đầu tư phát triển NNL, cụ thể: Tiến hành ký kết hợp đồng với hàng nghìn lao động theo các hình thức khác nhau từ dài hạn, ngắn hạn và mùa vụ. Bên cạnh tăng quy mô, Công ty cũng chú trọng nâng cao chất lượng NNL thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện. Theo đó hầu hết NLĐ khi vào Công ty đều được hướng dẫn, đào tạo để đáp ứng yêu cầu SXKD ở từng công việc cụ thể.
Công ty sẽ chon ra những lao động có kinh nghiệm, thao việc, cử cán bộ hướng dẫn sau đó chia thành các nhóm để tổ chức hướng dẫn cho các LĐ khác, thông thường đối với các công việc nông , lâm nghiệp công ty thường cắt cử cán bộ, kỹ sư hướng dẫn từ 1-2 tuần cho đến khi thành thao công việc sẽ chia nhóm và yêu cầu họ kèm cặp hướng dẫn cho LĐ khác. Đối với các xưởng chế biến sẽ tận dụng các thợ cả đào tạo nghề cho những LĐ mới. Hàng năm, Công ty tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghề cho hàng nghìn lao động. Chi phí cho hoạt động này hàng năm cũng lên đến hàng tỷ đồng. Tuy chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng lớn, nhưng bù vào đó năng suất lao động và hiệu quả sử dụng LĐ ngày càng tăng. Hầu hết các LĐ đều quen việc, thạo nghề và gắn bó với công ty, so với các DN khác trên địa bàn thì LĐ của công ty có phần nhỉnh hơn về trình độ”.
HAGL Agrico đã quy tụ được một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động được tyển từ các trường cao đẳng , đại học và trung cấp nghiệp vụ ( hầu hết là từ 20 - 35 tuổi, chiếm 93% tổng số lao động.
“Hiện nay công ty đang mở rộng diện tích kinh doanh khai thác và mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, thực hiện trồng mới khoảng 6.000 ha ở Chưprông và Campuchia. Do vậy, cần bổ sung và đào tạo nguồn cán bộ có năng lực phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với ngành nghề mà công ty đang mở rộng”.
Bảng 2.9. Đánh giá nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh –Gia Lai và các đối thủ
STT NGUỒN NHÂN LỰC TÊN DOANH NGHIỆP MẠNH HAGLA CSTN CSPH CSLA CSTB 1 Nhân viên công ty lịch sự,
thân thiện 3.93 3.99 3.84 3.45 4.05
2 Nhân viên có kiến thức
chuyên môn 4.62 4.48 4.53 3.78 3.61
3 Nhân viên cung cấp đầy đủ
các thông tin cho khách hàng 3.53 3.82 3.67 3.31 3.49
4
Nhân viên nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách
hàng 4.20 3.58 3.35 3.59 3.7
Điểm trung bình 4.07 3.97 3.8 3.53 3.71 (Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả) Như vậy, so với các DN thì số lao động của HAGLA đứng hàng đầu, nhưng số lao động ký hợp đồng trên 1 năm đứng hàng thứ tư nhưng trinh độ, năng lực người lao động đứng đầu,với thu nhập trung bình cao nhất. HAGLA có thể đạt năng suất như vậy nhờ vào các yếu tố như cơ cấu lao động hợp lý, tổ chức lao động khoa học.
Điểm mạnh:
“Nguồn nhân lực của HAGLA đạt 4.07/5 điểm đứng đầu so với các đối thủ, HAGLA có chính sách phát triển nguồn nhân lực tốt, môi trường làm việc thân thiện, có lợi thế vềtrình độ chuyên môn và tay nghề công nhân. Bên cạnh đó cán bộ nhân viên HAGLA luôn được quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, giao tiếp, chăm sóc khách hàng… Công ty xây dựng được một lực lượng quản lý, nhân viên nghiệp vụ công nhân sản xuất có năng lực, trình độ, năng động, sáng tạo, gắn bó với Công ty, từng bước trưởng thành trong sản xuất, công tác”.
Trong hệ thống làm việc của mình, HAGLA xác định tiêu chuẩn viên chức, chuyên viên nghiệp vụ , trách nhiệm quyền hạn cho từng vị trí công tác. Bảng mô tả trách nhiệm, quyền hạn cho từng chức danh, được cập nhật và soát sét.
Điểm yếu:
“Việc bổ sung nhiều cán bộ quản lý làm cho HAGLA nhiều lúc thiếu cán bộ quản lý cấp cao. Bên cạnh đó tuyển nhân viên có trình độ cao cho các đơn vị ở xa luôn gặp khó khăn. Phong cách giao dịch của cán bộ nhân viên HAGLA tuy có văn
minh, lịch sự nhưng sự nhiệt tình, tận tụy với khách hành cũng như với công việc còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp khi giải quyết công việc chưa cao và đặc biệt là nhân viên chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng (chỉ đạt 3,53/5 điểm, kém hơn hẳn so với đối thủ có số điểm cao nhất đối với yếu tố này là CSTN với 3,82/5 điểm và CSPH với 3.67/5 điểm). Đây một điểm yếu cốt lõi của nguồn nhân lực HAGLA. Tuổi trung niên của nhân viên cao nên chậm thích nghi sự thay đổi của môi trường, chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh”.
2.2.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ
“Nghiên cứu và phát triển là hoạt động nâng cao hiệu quả của SXKD của công ty thông qua việc nghiên cứu các quy trình vận hành, các nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Nghiên cứu và phát triển là chức năng cơ bản không thể thiếu của mọi DN, các DN cần cải tiến quy trình công nghệ mới, hiện đại để có thể sản xuất ra những SP mới đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ, không những thế đổi mới quy trình kỹ thuật sẽ giúp DN giảm bớt chi phí, đồng thời DN sẽ tạo ra những SP mới, những SP khác biệt điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Sản phẩm hiện nay của công ty gần như bão hòa, công ty cần xúc tiến quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm mà thị trường đang cần. Và các sản phẩm khác Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, nhiệm vụ của bộ phận này công ty giao cho phòng kỹ thuật nông nghiệp và phòng tổ chức hành chính đảm nhiệm. Việc thành lập phòng marketing riêng cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường và phát triển SP mới.
Trong lĩnh vực trồng mới và chăm sóc công ty đã áp dụng một số biện pháp cạo mủ mới giúp công ty nâng cao sản lượng khai thác, tiến hành trồng một số loại giống mới cho năng suất sản lượng cao hơn những loại giống cũ”.
“Theo số liệu thống kê của phòng tài chính công ty, trong 3 năm (2017 - 2019), Công ty đã đầu tư mua sắm các trang, thiết bị, công nghệ lên đên gân 1.200 tỷ đồng. Nhờ đó đã giúp cho công ty giảm được hàng nghìn LĐ và tạo điều kiện để công ty có được nhiều sản phẩm mới, độc đáo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trên các thị trường khó tính như Châu Âu và Nhật Bản”.
Hệ thống kho bảo quản
"Trong năm 2019, Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh – Gia Lai cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản với tổng vốn 33,497 tỷđồng (xấp xỉ năm 2011) tập trung vào các hạng mục mở rộng kho tàng, tiếp tục cải tiến, hoàn thiện, hệ thống thiết bị hỗ trợ (cầu bốc hàng, băng tải xếp dỡ hàng hóa, cân tự động trên băng tải, bồn chứa, nhà xưởng….) và trang bị mới hệ thống máy móc thiết bị chế biến theo công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.
+ Máy móc thiết bị: Ở mỗi nhà máy gỗ đều được trang bị các loại máy chuyên dụng như Bào thẩm, Bào cuốn, Bào 2 mặt, Cắt tinh, Chà nhám, Phay, Đục, khoan rotơ….Và càng ngày càng được cải tiến.
+ Máy móc thiết bị truyền dẫn: Hệ thống xe chở gỗ, hệ thống xe đưa đón công nhân, đặc biệt ở mỗi nhà phân phối sản phẩm sẽ có hệ thống vận tải chuyên nghiệp được đồng bộ về kiểu dáng…đáp ứng toàn bộ quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.10. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh – Gia Lai
Trang thiết bị,
máy móc Sốlượng Công suất,
tải trọng Nước sản xuất
Cần cẩu 15 cái 50 tấn/giờ Nhật Bản
Thang vận 20 cái 20 tấn/giờ Trung Quốc
Băng tải 5 cái 20 tấn/giờ Nhật Bản
Cân siêu trọng 2 cái 50 tấn/giờ Nhật Bản Diện tích kho chứa 360.000 m2
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Công ty) So sánh các DN trong NCNCS
+ “Hệ thống kho: Hệ thống kho của CSTN đứng đầu với 199.180 tấn đạt 4.69/5 điểm, thứ hai là CSPH với kho bảo quản 180.920 tấn đạt 4.23/5 điểm, thứ ba là HAGLA kho có sức chứa 150.083 tấn đạt 4.09/5 điểm, thứ tư CSTB 130.080 tấn đạt 3.85/5 điểm, cuối cùng là CSLA có hệ thống kho với sức chứa 90.840 tấn đạt 3.61/5 điểm”.
Năm 2019 CSTN cũng đã đầu tư tăng tích lượng kho đưa vào hoạt động 04 hệ thống sấy mủ cao su công nghiệp năng suất 450.790 tấn mủ cao su/ngày đang
phát huy hiệu quả tích cực trong thu mua mủ cao su tươi trực tiếp cho bà con nông dân tỉnh nhà, góp phần hoàn thành vượt mức chỉ tiêu mua tạm trữ 2019-2020: sau 25 ngày triển khai đã thu mua trên 35.000 tấn quy cao su chế biến, đạt 103% chỉ tiêu được giao.
Bảng 2.11. Đánh giá năng lực kho bảo quản Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh – Gia Lai và các đối thủ
STT NĂNG LỰC KHO BẢO QUẢN TÊN DOANH NGHIỆP MẠNH HAGLA CSTN CSPH CSLA CSTB 1 Có thế mạnh hệ thống kho dự
trữ, bảo quản mủ cao su 4.09 4.83 4.69 3.61 3.85 2 Đầu tư trọng điểm các kho cao
su trọng điểm 4.87 3.98 4.21 3.94 3.09
3 Kho dự trữ tại các điểm thu mua 4.61 4.45 3.56 3.07 3.67
4
Mở rộng kho tàng, hệ thống thiết bị hỗ trợ ( cầu bốc hàng
băng tải xếp dỡ hàng hóa) 3.06 3.74 4.29 4.27 3.25 Điểm trung bình 4.16 4.25 4.19 3.72 3.68
(Nguồn: xử lý dữ liệu của tác giả) Điểm mạnh:
Theo kết quả khảo sát các chuyên gia, kho bảo quản máy móc thiết bị HAGLA xếp hạng thứ ba so với 4 đối thủ cạnh tranh trong ngành và đạt 4.16/5 điểm chỉ đứng sau CSTN với 4.25/5 điểm và CSPH đạt 4.19/5 điểm. HAGLA có lợi thế đầu tư các kho cao su trọng điểm đạt 4.89/5 điểm hơn hẳn các đối thủ còn lại.
“Kế hoạch nâng cấp, xây dựng hệ thống kho chứa gần 4 triệu tấn cao su tại các tỉnh vùng TNLĐ khởi động từ 2017 đến nay đã qua 3 năm thực hiện. Kết quả cho thấy diện tích kho chứa cao su của cả nước hiện tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, điều đáng báo động là kho chứa cao su chế biến lại quá áp đảo so với kho chứa mủ cao su, không phù hợp với chủ trương xây kho tạm trữ cao su. Xây kho mủ cao su và thu mua mủ cao su, doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư khá nhiều tiền để xây dựng hệ thống sấy mủ cao su, hệ thống xay xát. Còn nếu xây kho cao su chế biến và chỉ thu mua cao su chế biến, doanh nghiệp không phải đầu tư những hệ thống ấy”.
Chính vì kho chứa cao su chế biến đang chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng tích lượng kho chứa cao su, nên mới đây, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, đề nghị cân đối tỷ lệ giữa kho chứa mủ cao su và kho chứa cao su chế