Ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh than thuộc công ty cổ phần kinh doanh than miền bắc tkv áp dụng cho công ty chê biến kinh doanh than hải phòng (Trang 44 - 47)

Chương 1: Tổng quan về quản lý nhân lực trong một tổ chức 4 1.1. Tổng quan về quản lý nhân lực của một tổ chức

1.4. Ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng lao động

Quản lý và sử dụng lao động là một bộ phận không thể thiếu của quản trị sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng người làm việc cần thiết cho tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra; tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân con người. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý lao động-quản trị nhân sự. Do vậy, quản lý và sử dụng lao động có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội .

1.4.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế:

- Lao động là yếu tố đặc biệt, không bao giờ cạn kiệt, nó có khả năng phục hồi và tự tái sinh. Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, không được lãng phí lao động.

- Quản lý lao động thực chất là việc tìm kiếm, lựa chọn một cơ chế thích hợp và các phương án hữu hiệu để thực hiện các phương án đó, nhằm tác động lên con người sao cho hành vi của họ có ích nhất cho bản thân họ biểu hiện ở số lượng, chất lượng sản phẩm mà con người tạo ra trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Nó chính là năng suất lao động.

- Năng suất lao động là kết quả của sự phối hợp các yếu tố của sản xuất. Với cùng một điều kiện các yếu tố sản xuất thì năng suất lao động là thước đo để đánh giá phương pháp và cơ chế quản lý lao động. Quản lý lao động tốt sẽ tạo ra năng suất lao động cao, đó là biểu hiện cao nhất về ý nghĩa kinh tế của quản lý và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

- Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng năng suất lao động; vì vậy, tăng năng suất lao động xã hội là tổng hợp sự tăng trưởng năng suất của mỗi thành viên kinh tế.

- Ý nghĩa kinh tế của quản lý và sử dụng lao động không những ở phạm vi, qui mô của từng doanh nghiệp mà rộng hơn còn ở phạm vi toàn xã hội.

- Mức độ tăng năng suất lao động được xem là mức độ tiến bộ của nền kinh tế mỗi quốc gia. Như vậy, tăng năng suất lao động là mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý và sử dụng lao động.

1.4.2. Ý nghĩa về mặt xã hội:

Sự tồn tại và phát triển của một xã hội được dựa trên một cơ sở hạ tầng kinh tế. Kinh tế ổn định và phát triển thì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra mới có điều kiện thực hiện.

Ý nghĩa xã hội của công tác quản lý và sử dụng lao động là hệ quả của ý nghĩa kinh tế mà công tác này đem đến cho sản xuất của doanh nghiệp, nó được thể hiện qua một số mặt cơ bản sau:

- Thu hút và giải quyết lao động cho không ít những người chưa có việc làm (nói cách khác là người thất nghiệp, là lực lượng luôn tồn tại ở nhiều mức khác nhau).

Ở Việt Nam, dân số đông, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao, sức ép về dân số cũng chính là sức ép về việc làm. Nếu giải quyết không tốt sẽ kéo theo nhiều tiêu cực và bất ổn định xã hội. Do đó, việc quản lý-sử dụng tốt lao động là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề xã hội to lớn này.

- Các biện pháp thực hiện công tác quản lý và sử dụng lao động góp phần đào tạo và rèn luyện một đội ngũ lao động mới đồng thời, cùng thực hiện một chế độ phân phối theo lao động. Đội ngũ những người lao động mới ngày càng có ảnh hưởng, tác động tốt làm lành mạnh hoá môi trường xã hội. Sự phân phối hưởng thụ theo kết quả lao động cũng chính là vấn đề cốt lõi của công bằng, văn minh trong xã hội.

- Thông qua việc quản lý và sử sụng tốt lao động mỗi người trong doanh nghiệp hay rộng hơn trong toàn xã hội sẽ nhận thức rõ vị trí của mình cùng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Điều này góp phần không nhỏ làm giảm bớt, hạn chế tình trạng quan liêu, cửa quyền,

tham nhũng của không ít những người quản lý tiêu cực, khắc phục tình trạng chây lười, dựa dẫm, thiếu tinh thần làm chủ của một số lao động. Tất cả những điều đó có tác dụng thúc đẩy khả năng sáng tạo, lòng nhiệt tình, hăng say tạo ra năng suất lao động cao và từ đó, thu nhập chính đáng cũng sẽ tăng, đời sống của người lao động được cải thiện từng phần, họ yên tâm phấn khởi, gắn bó với công việc, với doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh than thuộc công ty cổ phần kinh doanh than miền bắc tkv áp dụng cho công ty chê biến kinh doanh than hải phòng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)