Chương 2: Thực trạng Công ty than Miền Bắc nói chung và Công ty
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhân lực ở Công ty kinh doanh than Hải phòng nói chung
Công ty đã có một bề dày lịch sử, kể từ khi thành lập đến nay với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đã không ngừng phát huy năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chuyển sang cơ chế thị trường, trong hoàn cảnh luật lao động, luật doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành và có hiệu lực thực thi, Công ty đã tự chuyển đổi cơ chế để thích nghi và phát triển. Trong những năm gần đây, hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu điểm cần khắc phục nhằm đưa hoạt động của Công ty ngày càng tốt hơn.
*Những thành tích cơ bản đạt được
Trong suốt thời gian qua từ khi thành lập tỉnh đến nay, là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã trưởng thành về mọi mặt, tuy còn gặp nhiều khó khăn về về thị trường tiêu thụ, nhưng công ty vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Vừa liên tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động…Từ đó phát huy được hết khả năng, năng lực, tính trách nhiệm của người lao động đối với Công ty. Bằng chính nỗ lực vươn lên của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhânn viên trong công ty. Sản phẩm đã được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều thị trường trong nước và nước ngoài, sản xuất kinh doanh có lãi cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, điều kiện làm việc cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Với những thành tích xuất sắc trên Công ty đã được ban lãnh đạo Tổng công ty nhiều phần thưởng cao quý.
Với đà phát triển này Công ty sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
* Những mặt còn tồn tại
Cơ cấu tổ chức quản lý thiếu đồng bộ, sự phân chia chức năng nhiệm vụ thiếu hợp lý đã làm giảm hiệu quả của bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty thiếu một Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, trong khi phó giám đốc phụ trách mỗi phòng hành chính.
Phân công công việc chưa đều, có cá nhân phụ trách quá nhiều việc, cho nên việc xử lý thông tin để ra quyết định quản lý còn chưa kịp thời, kém hiệu quả, như phân công trong ban giám đốc Công ty , trong bộ máy kế toán.
Phân công và hợp tác sản xuất trong từng bộ phận còn thiếu chặt chẽ, do chưa xây dựng được cơ chế làm việc và phân công lao động cho các bộ phận quản lý một cách khoa học, hợp lý. Một số lao động chưa có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và bố trí trái ngành nghề đào tạo.
Chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, công ty đã có những tiến bộ trong kinh doanh nhưng công tác tiếp thị, quảng cáo còn yếu so với yêu cầu, chưa có bộ phận chuyên trách về marketing dẫn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm còn bị hạn chế.
Tiêu chuẩn cán bộ quản lý chưa được xây dựng một cách cụ thể, toàn diện về các mặt và thiếu tính tiên tiến. Do vậy khi nhận xét cán bộ, đề bạt cán bộ còn dựa vào cảm tính, thiếu cụ thể. Lịch sử Công ty chưa thấy có miễn nhiệm cán bộ thiếu năng lực hay sai phạm trầm trọng các mặt chuyên môn, đạo đức, quản lý v.v... Điều đó cho thấy Công ty chưa có quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ.
Thông tin là công cụ quản lý quan trọng, tuy vậy Công ty vẫn chưa có hệ thống quản lý chặt chẽ thông tin, chưa có quy định cụ thể về phân loại thông tin.
Việc kiểm tra và xử lý thông tin không kịp thời v.v... đã dẫn đến tình trạng các cấp quản lý không nắm đúng, đủ các hoạt động và phát sinh của đơn vị mình
* Nguyên nhân của những tồn tại
Chất lượng cán bộ là vấn đề tồn tại của những năm bao cấp trước đây để lại, song việc đào tạo bồi dưỡng thường xuyên chưa được chú trọng. Hàng năm cần phải tổ chức đánh giá lại năng lực cán bộ để phân loại, có biện pháp giúp đỡ kiện toàn bộ máy tổ chức
Chế độ báo cáo, xây dựng biểu bảng, văn bản báo cáo chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ do nhận thức vai trò của công cụ quản lý này chưa đúng mức, mặc dù đây là một hệ thống thông tin không thể thiếu được trong chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh. Cũng vì vậy dẫn đến đôi khi các đơn vị giải quyết chồng chéo một công việc, ngược lại có công việc lại bỏ sót do thiếu thông tin. Đó cũng do cơ chế quản lý áp dụng chưa phù hợp
Từ những tồn tại trên do vậy Công ty nên có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức quản lý lao động, giảm chi phí quản lý lao động và xây dựng cho được bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, quy mô và loại hình kinh doanh của Công ty
Công tác quản lý lao động là bộ phận hết sức quan trọng, vai trò quan trọng đó xuất phát từ chỗ, quản lý lao động là những người chuẩn bị và lãnh đạo sản xuất
kinh doanh về mọi mặt (công nghệ, tổ chức, tài chính, kinh doanh…). hoạt động của quản lý lao động có tác dụng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Từ đó hoàn thiện tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý là một tất yếu khách quan đối với Công ty.
Mặt khác, việc đổi mới chính sách kinh tế tất yếu, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Công ty là các tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi hàng ngày tạo ra của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết đời sống cho người lao động, vừa tạo nguồn tích luỹ cho mình và ngân sách nhà nước. Đổi mới quản trị doanh nghiệp là điểm xuất phát để đổi mới quản lý kinh tế phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực trạng ở Công ty, tuy đã có những sự tiến bộ đáng kể: Đã được nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, đã được tổ chức sắp xếp lại…Nhưng nhìn chung, Công ty vẫn bộc lộ nhiều yếu kém trên tất cả hầu hết các mặt, sản xuất kinh doanh kém hiệu qủa. Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó là do bộ máy quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém.
Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý lạc hậu (chưa có một hệ thống máy vi tính), do đó không đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường…
Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản trị doanh nghiệp cũng là việc làm tất yếu khách quan trong tình hình hiện nay. Có như vậy, Công ty mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của thị trường hiện nay.
Kinh nghiệm của các công ty lớn trên thế giới cho thấy mỗi khi cung cách quản lý cũ không còn phù hợp làm cho công ty xuống dốc, người ta thường tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính, một mặt giảm được các chi phí về tiền lương, mặt khác tạo ra cách làm ăn mới thích ứng với điều kiện mới. Thực tế những năm qua cho thấy Công ty nào sớm mạnh dạn đổi mới hoàn thiện bộ máy quản trị của mình thì Công ty đó tồn tại và phát triển, đứng vững trong sự phát triển và cạnh tranh của thị trường.