Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ gen của virus cúm ah5n1 phân lập từ gà nuôi tại hậu giang (Trang 30 - 31)

Khi gia cầm bị phơi nhiễm virus, tùy thuộc vào độc lực của chủng virus cảm nhiễm mà chúng có thể không mắc bệnh, bị bệnh nhẹ hoặc rất trầm trọng. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm thay đổi và bị chi phối bởi độc lực của virus, loài vật cảm nhiễm, tuổi, thời gian tác động, kế phát do vi khuẩn và điều kiện môi trường(Beard, 1998) [40].

Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gia cầm bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãiở mỏ (Hình 1.4).

A B

Hình 1.4: Triệu chứng lâm sàngở gà mắc bệnh cúm gia cầm. Ghi chú:A: Xuất huyết

da chân;B: Mào, tích sưng, xuất huyết. Nguồn: Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương

Con vật khi sốt cao có biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, mệt lả, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư thế không bình thường. Những triệu chứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ (Tô Long Thành, 2004)

[25]. Trong trường hợp quá cấp tính, gây chết đột ngột, như các vụ dịch năm 2004 – 2005 tại Việt Nam, triệu chứng lâm sàng đã không biểu hiện và gia cầm chết chỉ sau vài giờ khi có sự tác động của mầm bệnh. Toàn bộ các ca bệnh cấp tính hoặc quá cấp tính đều bị chết, có khi lên đến gần 100%. Trường hợp cấp tính gia cầm chết

xuất hiện chỉ 24 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên và thường kéo dài trong khoảng 48 giờ. Trứng đẻ ra sau khi gia cầm nhiễm bệnh thường không có vỏ cứng phía ngoài. Một số gà mái đẻ có thể khỏi bệnh nhưng rất hiếm khi đẻ trứng bình thường trở lại.

Đối với người, sau khi nhiễm, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày trung bình là khoảng 3 ngày. Lúc đầu bệnh nhân sốt cao 39oC và kéo dài từ 1 đến 3 ngày, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, toàn thân êẩm, ho sổ mũi, nhức đầu, có thể tiến tới khó thở rồi ngạt thở, kèm theo các rối loạn về thính giác và thị giác. Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 gây tỷ lệ tử vong rất cao cả ở gia cầm và trên người, người có thể nhiễm cả đường hô hấp trên và dưới (Hui, 2008) [81]. Trong trường hợp không xảy ra những biến chứng phức tạp, sự gây nhiễm tự giới hạn và bệnh nhân tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu trường h ợp diễn biến phức tạp, bệnh có thể trở nên trầm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đó là trường hợp bị biến chứng đi kèm viêm phổi do virus hoặc do vi khuẩn hoặc cả hai (Bauer và cs, 2006) [39], (Gambotto và cs, 2008) [65].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ gen của virus cúm ah5n1 phân lập từ gà nuôi tại hậu giang (Trang 30 - 31)