Các phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán cho vay khách hàng cá nhân trong nước tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hương thủy (Trang 22 - 26)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG

1.3 Các phương thức cho vay và quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu tại NHTM

1.3.1 Các phương thức cho vay

Phương thức cho vay là tổng hợp các cách tính toán cho vay, thu nợ dựa vào tính chất và cách xác định đối tượng cho vay (Trích dẫn: Kế toán ngân hàng– TS Trương Thị Hồng –NXB Tài chính 2006–Trang 77).

Việc áp dụng phương thức cho vay nào là phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và nhu cầu về vốn của đối tượng xin vay. Một phương thức cho vay khoa học phải đảm bảo được nguyên tắc tín dụng, đồng thời phải theo dõi sát quy trình chu chuyển vốn vay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trên thế giới hiện nay, các TCTD sử dụng rất nhiều phương thức cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD cũng như quản lý của tổ chức.Ở Việt Nam các phương thức cho vay được quy định trong quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”. Trong quyết định này quy định một số phương thức cho vay của TCTD như sau:

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay trả góp

- Cho vay hợp vốn

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay theo nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Các phương thức cho vay khác

1.3.1.1 Phương thức cho vay từng lần

Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục cần thiết (lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay…) và ký kết hợp đồng tín dụng. Khi có nhu cầu khách hàng đến ngân hàng xin vay một khoản tiền cho mục đích sử dụng của mình như thanh toán tiền hàng hóa, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Phương pháp này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc ngân hàng thấy cần thiết phải áp dụng phương phápcho vay này để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay được chặt chẽ.

(Trích dẫn: www. ntu. edu. vn/. . . /file/. . . /n%20h%20thuong%20mai_2011. pdf.

aspx)

Áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần, là hình thức tương đối phổ biến của các Ngân hàng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Tức là những khách hàng này thông thường sử dụng vốn sẵn có chỉ khi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

có nhu cầu về thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới đi vay vốn Ngân hàng,khi đó vốn Ngân hàng chỉtham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ kinh doanh.

Chính vì là khách hàng không thường xuyên vay vốn của Ngân hàng nên mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình bày với Ngân hàng về phương án sử dụng vốn vay của mình. Trên cơ sở đó Ngân hàng sẽ đi phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn trả lãi, thời hạn giải ngân và yêu cầu đảm bảo (nếu cần). Trong đó mỗi món vay được tách biệt nhau thành các bộ hồ sơ khác nhau.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng cho vay, Ngân hàng sẽ tiến hành thu lãi và gốc như thỏa thuận. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát mục đích và hiệu quả của đồng vốn nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng thì Ngân hàng có thể có những quyết định phù hợp như thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, lãi suất thì có thể cho thả nỗi hoặc cố định theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần thực hiện tương đối đơn giản, Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay riêng biệt.

1.3.1.2 Phương thức cho vaytheo hạn mức tín dụng

Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. (Trích dẫn: www.

ntu. edu. vn/. . . /file/. . . /n%20h%20thuong%20mai_2011. pdf. aspx)

Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện việc vay-trả nhiều lần tuy nhiên số dư nợ không được vượt quáhạn mức tín dụng được cấp. Cũng có trường hợp Ngân hàng quy định hạn mức tín dụng cuối kỳ tức là dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuối kỳ khách hàng phải đảm bảo trả hết nợ để giảm dư nợ sao cho mức dư nợ cuối kỳ không được lớn hơn hạn mức đã cấp.

Theo phương thức này thì mỗi lần vay khách hàng phải trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh là đã mua hàng hoặc dịch vụ và yêu cầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

vay tiền. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó, Ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng vay tiền.

Đây là hình thức cho vay rất thuận tiện cho những khách hàng vay vốn thường xuyên, tức là vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình kinh doanh. Trong nghiệp vụ này Ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có thu nhập, Ngân hàng sẽ thu nợ do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên vì các lần vay là không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên Ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng của từng lần vay mà Ngân hàng chỉ có thể phát hiện các vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

1.3.1.3 Các phương thức cho vay khác

 Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống

 Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.

 Cho vay trả góp: Khi vay vốn TCTD và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời gian cho vay

 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

 Cho vay theo nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp nhận cho khách hàng được sửdụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

hàng phải tuân theo quy định của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán cho vay khách hàng cá nhân trong nước tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã hương thủy (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)