Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG
1.3 Các phương thức cho vay và quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu tại NHTM
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Hương Thủy
2.1.2.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu của chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Hương Thủy
Với phương châm “Trung thực, kĩ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” và
“AGRIBANK mang phồn thịnh đến khách hàng” sau nhiều năm hoạt động NHNo &
PTNT thị xã Hương Thủy đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng giàu mạnh địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình NHNo & PTNT thị xã Hương Thủy luôn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, được đánh giá là lá cờ đầu của NHNo tỉnh TT Huế cũng như ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Bước sang thế kỷ 21 cùng với sự chuyển mình của đất nước trong tiến trình hội nhập xu thế toàn cầu như hiện nay,NHNo & PTNT Hương Thủy ngày càng nhận thức được vai trò to lớn của mình vì vậy ngân hàng đã vàđang từng bước đa dạng hóa các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần tích cực và phục vụ đắc lực cho chủ trưởng xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước.
Hoạt động huy động vốn
Có thể nói đối với bất kỳ một DN nào muốn hoạt động kinh doanh được đều phải có vốn, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của DN. Riêng đối với các NHTM thìđiều này càng có ý nghĩa quan trọng, vốn là cơ sơ để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn cũng quyết định quy mô hoạt động, uy tín khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng. Như vậy nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng và tiền đề để mở rộng hay thu hẹp quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng, ngân hàng nào có nguồn vốn kinh doanh càng lớn thì càng cóưu thế trên thị trường
Trong các loại nguồn vốn thì vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
vốn của NHTM, nó giữ vai trò quan trọng và cóảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu,… hoặc qua các nghiệp vụ khác. Vốn huy động thực chất là tài sản nợ mà ngân hàng huy động được từ các chủ thể khác trong nền kinh tế, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. Nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng và là cơ sở để cho nghiệp vụ tín dụng tồn tại và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua NHNo & PTNT Hương Thủy đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới các hình thức khác nhau như tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gủi các tổ chức kinh tế,dân cư,…Thực hiện tốt các chính sách về khách hàng về lãi suất, phí dịch vụ hấp dẫn để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Mặt khác để hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền ngân hàng còn đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện,cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu,…. Chính nhờ vậy trong những năm gần đây nguồn vốn của ngân hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện thông qua bảng 1 và bảng 2
Phân tích bảng số liệu 1 và 2
- Ta thấy trong năm 2010 tổng nguồn vốn huy động nội tệ đạt 207,715 tỷ đồng tăng hơn 63 tỷ tương ứng tăng 43,6% so với năm 2009, nguồn vốn USD đạt gần 800 ngàn tăng 256,4 ngàn tương ứng tăng 47,2% so với năm 2009,trong khi đó nguồn vốn EUR đạt 4,567 ngàn tăng 42 EUR tương ứng tăng gần 1% so với năm 2009
- Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động nội tệ đạt 255,856 tỷ đồng tăng 48,141 tỷ tương ứng tăng 23,2% so với năm 2010, nguồn vốn USD chỉ đạt 537,762 ngàn giảm 262,196 ngàn tương ứng giảm 32,8% so với năm 2010 , trong khi đó năm 2011 ngân hàng không huy động được nguồn vốn EUR.Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kì hạncủa dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
I. Nguồn vốn huy động 144.622 100 207.715 100 255.856 100 63.093 43.6 48.141 23.2 1. Tiền gửi không kì hạn 35.069 24.2 62.207 30 41.443 16.2 27.138 77.4 -20.764 -33.4
- Tổ chức kinh tế 29.579 84.3 32.718 52.6 21.387 51.6 3.139 10.6 -11.331 -34.6
- Kho bạc 5490 15.7 29.489 47.4 20.056 48.4 23.999 437.1 -9433 -31.9
2. Tiền gửi có kì hạn 109.553 75.8 145.508 70 214.413 83.8 35.955 32.8 68.905 47.4
-Dưới 12 tháng 28.060 25.6 127.805 87.8 122.287 57 99.745 355.5 -5.518 -4.3
-12 đến 24 tháng 81.451 74.3 15.499 10.7 91.174 42.5 -65.952 -81 75.675 488.3
- Trên 24 tháng 42 0.04 2.204 1.5 952 0.4 2.162 5147.6 -1.252 -56.8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
USD EUR USD EUR USD EUR 2010/2009 2011/2010
USD EUR USD EUR
I. Nguồn vốn huy
động 543.484 4.525 799.958 4.567 537.762 - 256.474 42 -262.196 -4.567 1. Tiền gửi không kì
hạn
484 - - - 5.233 - -484 - 5.233 -
2. Tiền gửi có kì hạn 542. 999 4.525 479.858 4.567 532.529 - 256.959 42 52.671 -4.567
-Dưới 12 tháng 283.086 4.525 47.605 - 114.503 - -235.481 -4.525 66.898 -
-12 đến 24 tháng 259.913 - 427.252 4.567 418.026 - 167.339 4.567 -9.227 -4.567
- Trên 24 tháng - - 5.000 - - - - -5.000 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
và tốc độ tăng trưởng vững chắc,ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động sử dụng vốn.
Tuy nhiên chi phí trả lãi cho loại tiền gửi này rất cao cho nên ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để tránh ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Nguồn tiền huy động chia làm 2 loại:
- Tiền gửi không kì hạn : Đây là loại tiền gửi trả lãi thấp do nhu cầu tiền gửi vào và rút ra của khách hàng là thường xuyên và ngân hàng không kế hoạch được. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng dưới 30%
đối với vốn nội tệ và không tới 1% đối với vốn ngoại tệ. Và nguồn huy động này chủ yếu là nguồn từ kho bạc và tiền gửi các tổ chức kinh tế khác, không có tiền gửi của dân cư. Tuy chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng nguồn vốn huy động nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng vì đây là nguồn vốn thường có quy mô rất lớn và ngân hàng chỉ chịu lãi suất thấp.
- Tiền gửi có kì hạn: Nguồn tiền gửi này ngân hàng phải trả lãi cao nên số lượng huy động được rất lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Chẳng hạn nguồn huy động nội tệ tăng từ 109,553 tỷ lên gần 215 tỷ đồng, nguồn huy động USD lại có xu hướng giảm nhưng không nhiều từ 542,999 ngàn xuống 532,529 và nguồn huy động EUR hầu như không thay đổi từ 4,525 ngàn lên 4,567 ngàn. Đây là nguồn vốn ổn định nên ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn
Tóm lại trong những năm qua công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Hương Thủy đãđạt những kết quảkhả quan,điều này có thể được giải thích như sau:
Về khách quan:
- Lãi suất huy động ổn định theo lãi suất trần của Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện thu hút khách hàng
- Tình hình kinh tế thị trường ổn định khuyến khích dân cư và các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Ngân hàng đã chú trọng công tác huy động vốn, luôn thực hiện tốt các giải pháp nhằm củng cố, ổn định và nâng cao, triển khai thực hiện tốt các hình thức huy động, chú trọng công tác tiếp thị, quảng cáo,…để thu hút khách hàng
- Chi nhánh đã thực hiện cơ chế khoán ổn định đến từng cán bộ công nhân viên, đối với cán bộ tín dụng 1 tỷ đồng/quý, cán bộ khác 500tr đồng/quý, tạo được ý thức tốt và chủ động về công tác huy động vốn trong cán bộ nhân viên, từ đó khuyến khích nhiều cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
- Mức độ uy tín về thương hiệu AGRIBANK trên địa bàn ngày một phát triển, sự quảng bá của bộ phận tín dụng đến các địa bàn làm tăng thêm mức độ tin cậy của nhân dân nên huy động tiền gửi của dân cư trên địa bàn ngày một tốt hơn.
- Định kỳ chi nhánh thực hiện tổng hợp, đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm và báo cáo lên ban giám đốc để có phương pháp điều chỉnh và đẩy mạnh hoạt động cho thời gian tiếp theo.
Hoạt động sử dụng vốn
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nhu cầu sử dụng vốn cũng đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những sai lầm trong công tác sử dụng vốn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí có thể làm phá sản một ngân hàng vàảnh hưởng không nhỏ đến toàn hệ thống
Có thể nói tình hình sử dụng vốn hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng đầy khó khăn và được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, NHNo & PTNH Hương Thủy cũng không ngoại lệ. Ngân hàng luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên trên hết, đồng thời thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước và của ngành, trong những năm qua NHNo & PTNT Hương Thủy đã tập trung huy động vốn để thực hiện đầu tư có trọng điểm và cho vay đối với các hộ sản xuất, các DN vừa và nhỏ, cũng như các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Ngoài cho vay ngắn hạn ngân hàng cũng tiến hành thẩm định và đầu tư cho vay trung hạn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã. Trong những năm qua với sự quyết tâm, nỗ lực, bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo nên hoạt động cho vay của chi nhánh đã vượt qua
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
những khó khăn, giữ vững ổn định và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Kết quả hoạt động cho vay đáng được ghi nhận,dư nợ tín dụng tăng trưởng lành mạnh và vững chắc, thể hiện thông qua bảng 3 và 4
Phân tích số liệu bảng 3 và bảng 4
Qua bảng sốliệu 3 ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng năm sau đều cao hơn năm trước: năm 2009 cho vay 135 tỷ đồng; năm 2010 cho vay 195,5 tỷ đồng tăng 60, 5 tỷ tương ứng tăng 44,8% so với năm 2009; năm 2011 cho vay 234 tỷ đồng tăng 38,5 tỷ tương ứng tăng 19,7% so với năm 2010. Song song với việc doanh số cho vay tăng thì tình hình tổng dư nợ cũng tăng lên,năm 2009 là 155,6 tỷ đồng,năm 2010 là 201 tỷ đồng và năm 2011 là 251 tỷ đồng. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng cũng có sự chuyển biến đáng kể,trong năm 2009nợ quá hạn chỉ có 3,953 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 lại tăng lên mức hơn 6 tỷ đồng gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu là do các hộ làm ăn thua lỗ, phá sản, một số bỏ trốn hay cố tình châyỳ không trả tiền. Tuy vậy bằng sự nổ lực của đội ngũ CBCNV đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 4,321 tỷ đồng, đây là một thành quả rất đáng khen từ phía ngân hàng. Từ kết quả trên ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được cải thiện, lành mạnh các khoản tín dụng, phòng tránh được rủi ro trong kinh doanh.
Nếu xét theo thời hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm trên 70% doanh số cho vay và đạt cao nhất là 84,7% vào năm 2010; cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2010 nhưng lại tăng vào năm 2011 cụ thể năm 2009 là 38,68 tỷ đồng chiếm 28,7%; năm 2010 là 30 tỷ đồng chiếm 15,3%;
năm 2011 là 65,2 tỷ đồng chiếm 27,9%.
Mặt khác từ bảng số liệu 4 ta cũng nhận ra rằng đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các hộ sản xuất ngành nghề chính vì vậy các khoản vay mà đối tượng này còn nợ ngân hàng trong những năm gần đây đều chiếm một tỷ lệ rất cao trên dưới 80%,đồng thời các khoản nợ này đa phần là các khoản vay trung hạn. .
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CHỈ TIÊU
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 SO SÁNH
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
I. Doanh số cho vay 135.000 100 195.500 100 234.000 100 60.500 44.8 38.500 19.7
- Ngắn hạn 96.320 71.3 165.500 84.7 168.800 72.1 69.180 71.8 3.300 2
- Trung hạn 38.680 28.7 30.000 15.3 65.200 27.9 -8.680 -22.4 35.200 117.3
II. Doanh số thu nợ 89.560 100 150.100 100 184.000 100 60.540 67.6 33.900 22.6
- Ngắn hạn 66.453 74.2 135.400 90.2 126.567 68.8 68.947 103.8 -8.833 -6.5
- Trung hạn 23.107 25.8 14.700 9.8 57.433 31.2 -8.407 -36.3 42.733 290.7
III. Tổng dư nợ 155.600 100 201.000 100 251.000 100 45.400 29.2 50.000 24.9
- Ngắn hạn 56.700 36.4 76.000 37.8 112.500 45 19.300 34.1 36.500 48.1
- Trung hạn 98.900 63.6 125.000 62.2 138.500 55 26.100 26.4 13.500 10.8
IV. Nợ quá hạn 3.953 100 6.536 100 4.321 100 8.583 217.1 -8.215 -65.5
- Ngắn hạn 2.563 64.8 5.356 42.7 2.564 59.3 2.793 109 -2.792 52.1
- Trung hạn 1.390 35.2 1.180 57.3 1.757 40.7 5.790 416.5 -5.423 75.5
V. Nợ xấu 1.952 100 1.809 100 2.129 100 -143 -0.7 320 17.7
- Ngắn hạn 952 48.8 802 44.3 929 43.6 -150 -15.8 127 15.8
- Trung hạn 1000 51.2 1.007 55.7 1.200 56.4 7 0.7 193 19.2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
BẢNG 4: DƯ NỢ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY QUA 3 NĂM 2009-2011 _ĐVT: Triệu đồng
Điều này chứng tỏchi nhánh ngân hàng luôn chú trọng đầu tư trung hạn giúp các hộ sản xuất phát triển kinh doanh, ổn định kinh tế, đây là hướng đi đúng đắn của chi nhánh ngân hàng.
Có thể nói trong những năm qua mức tăng trưởng dư nợ của chi nhánh chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong phạm vị phường Thủy Phương, Thủy Châu,phường Phú bài và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh số cho vay mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày một gay gắt nên mặc dù dư nợ có tăng từ 155, 6 tỷ lên 251 tỷ qua 3 năm nhưng nó chưa đảm bảo tương xứng với số cán bộ nhân viên và địa bàn thị xã, mức dư nợ bình quân trên một cán bộ còn thấp mới đạt 6, 8 tỷ và nó chưa đạt mức dư nợ để đảm bảo thu nhập bình quân trên một cán bộ nhân viên
- Thủ tục giải ngân tại còn gặp khó khăn do áp dụng HMTD tự động trên hệ thống phần mềm IPCAS nên không chủ động giải ngân được mặc dù nguồn vốn dư thừa.
- Hoạt động cho vay đối với các xã vùng trũng gặp khó khăn do ngân hàng chính sách triển khai cho vay với lãi suất thấp,trong khi đó đối tượng cho vay của chi nhánh lại là
CHỈ TIÊU
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 155.600 100 201.000 100 251.000 100
1. Hộ sản xuất 124.455 80 164.400 81.8 196.306 78.2 2. Tiêu dùng CBCNV 8.466 5.4 9.200 4.6 7.180 2.9 3. DN vừa và nhỏ 21.509 13.8 26.500 13.2 47.238 18.8
4. HTX nông nghiệp 1.140 0.73 900 0.4 440 0.2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
các hộ vay kinh doanh dịch vụ còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế của thị xã,gây ra khó khăn cho chi nhánh.
Tuy vậy với sự quyết tâm cao của tập thể cán bộ nhân viên, lòng yêu nghề, yêu công việc,bám sát cơ sở của đội ngũ cán bộ tín dụng thì việc đầu tư vốn trên địa bàn ngày càngổn định và tăng trưởng vững chắc.
Hoạt động thu- chi tài chính
Tình hình thu chi tài chính của chi nhánh trong năm cũng phản ánh phần nào chất lượng hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
BẢNG 5:TÌNH HÌNH THU CHI TÀI CHÍNH TẠINHNo & PTNT CHI NHÁNH THỊ XÃ HƯƠNG THỦY QUA 3 NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM
2009
NĂM 2010
NĂM 2011
SO SÁNH
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Tổng thu 21.532 30.847 54.800 9.315 43.3 23.953 77.7 1. Thu từ lãi cho vay 18.528 27.659 43.201 9.131 49.3 15.542 56.2
2. Thu từ dịch vụ 354 564 870 210 59.3 306 54.3
3. Thu từ thừa vốn 1.525 1.881 4.810 356 23.3 2.929 155.6
4. Thu từ lãi tiền gửi NHCS
145 256 382 111 76. 6 126 49. 2
5. Thu nợ xử lý rủi ro 980 1.113 2.234 133 13.6 1.121 100.7
6. Thu khác - - 3.303 - - 3.303 -
Tổng chi 12.240 27.186 40.694 14.946 122.1 13.508 49.7 1. Chi trả lãi tiền gửi 7.660 13.930 23.000 6.270 81.9 9.070 65.1
2. Chi lãi tiền vay 1.350 2.426 4.700 1.076 79.8 2.274 93.7
3. Chi khấu hao 1.250 1.273 1.300 23 1.8 27 2.1
4. Chi dự phòng 1.980 2.135 1.997 155 7.8 -138 -6.5
5. Chi khác - 7.422 9.697 7.422 - 2.275 30.7
Chênh lệch thu chi 9. 292 3. 661 14.106 -5.631 -60.6 10.455 285.3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Qua bảng số liệu 5 ta thấy tổng thu của chi nhánh biến động tăng qua các năm.
Năm 2010 đạt 30, 847 tỷ đồng tăng 9, 315 tỷ tương ứng tăng 43, 3% so với năm 2009;
năm 2011 đạt 54, 8 tỷ đồng tăng 23, 953 tỷ tương ứng tăng 77, 7% so với năm 2010.
Trong đó thu từ lãi cho vay chiếm chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh đó các khoản thu khác như thu dịch vụ, thu thừa vốn,… cũng đạt được sự tăng trưởng qua các năm, có thể nói đây là sự nổ lực phấn đấu rất lớn của ngân hàng trong điều kiện thị trường ngày một khó khăn.
Xét về tổng chi cụ thể như sau: Năm 2010 tổng chi là 19, 764 tỷ đồng tăng 7, 524 tỷ tương ứng tăng 61, 5% so với năm 2009; năm 2011 tổng chi là 40, 694 tỷ đồng tăng 20, 93 tỷ tương ứng tăng 105, 9% so với năm 2010. Trong đó chi trả lãi huy động là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi vì ngân hàng đã phải huy động nguồn vốn ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu về vốn trên địa kéo theo chi phí trả lãi ngày càng lớn, các khoản chi phí khác cũng tăng lên một phần là do ngân hàng mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị nên các khoản trích khấu hao tăng lên, đây không hẳn là dấu hiệu xấu vì khách hàng nhiều hơn đương nhiên chi phí phát sinh cũng nhiều hơn.
Qua phân tích trên ta thấy qua 3 năm hoạt động của ngân hàng đều mang lại quỹ thu nhập theo khoản tài chính dương và có xu hướng tăng lên,có được điều này là nhờ ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn, biết khai thác lợi thế của mình trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát huy sức mạnh của các chiến lược kinh doanh cộng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể CBCNV ngân hàng.
Công tác khác
Công tác nhân sự được chi nhánh NHNo & PTNT Hương Thủy thực hiện bố trí lại cán bộ ở kho, quỹ, cán bộ ở phòng ban hợp lý hơn theo hướng phù hợp với chuyên môn và tăng cường cán bộ có trìnhđộ,tăng tinh thần trách nhiệm nên khi có công việc đột xuất vẫn đảm bảo có đủ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Ngoài ra chi nhánh còn tiến hành bố trí nhân viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do tỉnh tổ chức, cử cán bộ học thêm nghiệp vụ ở các trường đại học. Với công tác xây dựng cơ quan đoàn thể thì tổ chức bộ máy được xây dựng đủ mạnh để điều hành công việc, hoàn thành mục tiêu đề ra. Công tác kế toán cũng được chi nhánh NHNo & PTNT Hương Thủy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ