T ổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi thừa thiên huế (Trang 20 - 25)

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây l ắp

1.3. T ổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí SXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN đã chi ra để tiến hành hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định.

Xét trong DNXL thì chi phí SX là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD, bao gồm chi phí SX XL và chi phí SX ngoài XL.

1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất trong xây lắp

Từ khái niệm về chi phí SX trên có thể thấy chi phí SX là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, về tính chất…

Vì thế phải xem xét các chi phí trên các góc độ khác nhau để tùy theo mục đích quản lý mà lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Sau đây là một số phân loại chi phí SX chủ yếu:

1.3.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành các yếu tố chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu (NVL): Là toàn bộ chi phí về các loại NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà DN sử dụng cho hoạt động SXKD.

- Chi phí công cụ dụng cụ: là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ, dụng cụ dùng trong quá trình XL.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

7

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Chi phí nhân công: yếu tố chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạt động XL của DN.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà DN phải trả về các loại dịch vụ mua bên ngoài sử dụng vào quá trình SX XL của DN như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…

- Chi phí bằng tiền khác: yếu tố này bao gồm tất cả các chi phí SXKD bằng tiền tại DN.

1.3.2.2.Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí (Theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh)

Theo cách phân loại này, chi phí SX được phân thành các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình XL hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng XL. Nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho MTC và sử dụng cho quản lý đội công trình. Chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) bao gồm: tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng XL kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.

- Chi phí sử dụng MTC: Là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng MTC và được chia thành 2 loại: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

- Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội XL ở các công trường xây dựng.

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

8

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

CP SXC là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng XL như: Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp XL, công nhân sử dụng MTC và quản lý đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của đội XL.

1.3.2.3. Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử của chi phí (Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động)

Theo cách phân loại này, chi phí SX được chia thành:

- Biến phí: Là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Biến phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì không thay đổi.

- Định phí: Là những chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một sản phẩm giảm và ngược lại.

- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, quá mức độ hoạt động này nó thể hiện đặc tính của biến phí.[7]

1.3.3.Khái niệm giá thành trong xây lắp

Giá thành sản phẩm XL là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng XL theo quy định (công trình, hạng mục công trình…) được thanh toán với bên giao thầu.

Trong đó, sản phẩm XL có thể là khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc có dự toán riêng, có thể là công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ.

Khác với các DN SX khác, giá thành sản phẩm XL mang tính cá biệt, mỗi hạng mục công trình, công trình, hay khối lượng XL khi đã hoàn thành đều có giá thành riêng.

1.3.4.Phân loại giá thành trong xây lắp

1.3.4.1.Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được chia thành:

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

9

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

_

- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm XL. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức và đơn giá chi phí do Nhà nước quy định. Giá thành này nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra.

Giá thành dự toán Giá trị dự toán của Lợi nhuận của công trình, hạng = công trình, hạng - định mức mục công trình mục công trình

- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng DN trong một thời kỳ nhất định.

Giá thành Giá thành Lãi do hạ chênh lệch so

kế hoạch dự toán giá thành + với dự toán Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành của DN.

- Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu SX sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định dựa trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành sản phẩm XL. Giá thành này được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí SX đã tập hợp được cho sản phẩm XL thực hiện trong kỳ.

Về nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành phải đảm bảo mối quan hệ:

Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán

= _

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

10

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Có như vậy DN mới đảm bảo có lãi, có tích lũy cho Nhà nước và DN.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

1.3.4.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành:

- Giá thành SX: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc SX, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng SX. Đối với các đơn vị XL, giá thành SX bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí MTC, CP SXC.

- Giá thành tiêu thụ ( hay còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc SX, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:[7]

Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí toàn bộ của = SX của + quản lý + bán sản phẩm sản phẩm DN hàng

1.3.5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Giữa chi phí SX và giá thành sản phẩm thường có chung bản chất kinh tế là lao động sống và lao động vật hóa nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn.

Chi phí SX

dở dang đầu kỳ (DDĐK) chi phí SX phát sinh trong kỳ (PSTK)

Giá thành SX sản phẩm CP thiệt hại CPSX DDCK

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

11

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí SX với đối tượng tính giá thành sản phẩm sẽ giúp kế toán thiết lập được quy trình kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. Hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định.[4]

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi thừa thiên huế (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)