Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây l ắp

1.4. N ội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây l ắp

1.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang trong DNXL vào cuối kỳ có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác XL dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.

Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết phải kiểm kê chính xác khối lượng công tác XL hoàn thành trong kỳ. Đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm so với khối lượng XL một cách chính SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

21

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

xác. Trên cơ sở kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang đã tổng hợp, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.

Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị XL, có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

- Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí SX từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí SX dở dang thực tế.

- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn XL chưa hoàn thành. Xác định chi phí SX DDCK theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước sau:

= ×

+

=

+

= ×

- Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau:[1]

Giá thành dự toán khối lượng DDCK của từng giai đoạn

Giá thành dự toán của từng giai đoạn

Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn

Hệ số phân bổ chi phí thực tế cho giai đoạn dở dang

Chi phí thực tế DDĐK Chi phí thực tế PSTK Giá thành dự toán của

khối lượng XL hoàn thành bàn giao trong kỳ

Tổng giá thành dự toán khối lượng DDCK của các giai đoạn

Chi phí SX thực tế DDCK của từng giai đoạn

Giá thành dự toán khối lượng DDCK của từng giai đoạn

Hệ số phân bổ

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

22

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

= × ×

+

= ×

+

1.4.3. Đối tượng, kỳ tính giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.4.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Trong SX xây dựng cơ bản, sản phẩm xây có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành thường là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị XL và chủ đầu tư.

1.4.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí SX để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản phẩm để xác định. Trong các DNXL, kỳ tính giá thành được xác định như sau:

- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành lag thời điểm công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Nếu đối tượng tính giá thành là hạng mục công trình được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.

Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang

Khối lượng

dở dang Đơn giá

dự toán Tỷ lệ hoàn

thành

Chi phí thực tế của khối lượng DDCK

Chi phí thực tế

DDĐK Chi phí thực tế

PSTK Giá trị dự

toán của khối lượng Giá thành dự toán

khối lượng XL hoàn thành bàn giao trong kỳ

Tổng giá thành dự toán của các khối lượng DDCK

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

23

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo tháng (quý)

1.4.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm a) Phương pháp tính giá thành giản đơn ( trực tiếp)

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các DNXL vì sản phẩm mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí SX phù hợp với đối tượng tính giá thành.

Công thức tính giá thành được thể hiện như sau:

= + - - b) Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp DNXL thi công những công trình lớn và phức tạp, quá trình XL được chia thành các bộ phận khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí cho từng đối tượng sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành.

Theo phương pháp này, giá thành thực tế công trình được tính như sau:

Z = DDĐK + C1 +C2 +…+Cn – DDCK Trong đó: C1 , C2,…,Cn : là chi phí XL của từng bộ phận.

Z : Giá thành thực tế của sản phẩm, công trình c) Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng cho những DN SX đơn chiếc hoặc SX hàng loạt nhỏ, công việc SX thường được tiến hành theo đơn đặt hàng của khách.

Đây là phương pháp phổ biến nhất khi tính giá thành sản phẩm XL, khi đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng, kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành đơn đặt hàng đó.

Theo phương pháp này, kỳ tính giá thành bắt đầu từ khi có đơn đặt hàng.

Những chi phí nào liên quan đến đơn đặt hàng thì tính vào giá đơn đặt hàng đó, những chi phí nào liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì tập hợp lại và phân bổ sau.

Tổng giá thành thực tế sản phẩm XL

Chi phí thực tế DDĐK

Chi phí thực tế PSTK

Chi phí thực tế DDCK

Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

24

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

d) Phương pháp tính giá theo định mức

Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm được tính như sau:

= +(-) +(-)

Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành XL, nó đảm bảo cho việc tính giá thành được nhanh chóng, chính xác, kịp thời phát hiện nguyên nhân tăng giá thành. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này phải tuân theo hệ thống giá định mức của Nhà Nước, hệ thống giá định mức này được áp dụng trong thời gian dài không xác với thực tế của DN. [5]

Kết luận chương 1:

Xây dựng là ngành SX vật chất, trang bị TSCĐ, năng lực SX cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xây dựng mang tính đặc thù khác với các ngành SX khác cả về phương thức tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, cũng giống như các ngành SX khác, chi phí SX trong DNXL cũng bao gồm nhiều loại có nội dung, công dụng và đặc tính khác nhau. Các khoản chi phí này được kế toán theo dõi, kiểm tra và quy nạp thành 4 khoản mục: CP NVLTT, CP NCTT, chi phí sử dụng MTC và CP SXC để phục vụ cho yêu cầu tính toán, phân tích giá thành sản phẩm XL.

Qua chương 1, tôi đã hệ thống lại những nội dung lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong DNXL; bao gồm khái niệm, cách phân loại và hạch toán chi phí sản xuất, cách đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng như khái niệm, cách phân loại và các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Giá thành thực tế sản phẩm

Giá thành định mức

Chênh lệch do thay đổi định mức

Chênh lệch thoát ly định mức

SV thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Thảo_K44B Kiểm toán

25

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi thừa thiên huế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)