Tình hình ODA trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình ODA trên thế giới

1.2.1.1. Nguồn gốc của vốn ODA

Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình.

Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỷ USD của năm 1942 và chiếm 40% tổng sản phẩm toàn thế giới. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa. Để ngăn chặn sự phát triển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ).

Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD.

Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã hội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù, mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọng giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ

“Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Như vậy trong thời kỳ chiên tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây, trên thế giới tồn tại ba nguồn ODA chủ yếu:

- Liên Xô cũ và các nước Đông Âu - Các nước thuộc tổ chức OECD - Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ

1.2.1.2. Cộng đồng các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận vốn ODA

Cộng đồng các nhà tài trợ:

Trong thời kì chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây, trên thế giới tồn tại ba nguồn ODA chủ yếu:

- Liên Xô cũ và các nước Đông Âu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Các nước thuộc tổ chức OECD - Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ

Hiện nay trên thế giới có 2 nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương và các tổ chức viện trợ song phương.

- Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau:

+ Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm:

Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP)

Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)

Chương trình Lương thực thế giới (WFP)

Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO)

Qũy Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFDA) + Các tổ chức tài chính quốc tế:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) + Liên minh châu Âu (EU)

+ Các tổ chức phi chính phủ (NGO) +Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) + Qũy Cô – oét

- Các nước viện trợ song phương:

+ Các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): hiện nay, có 22 quốc gia thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp ODA, đó là Áo, Ôxtraylia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, I-ta-lia, Nhật Bản, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Niu-di-lân, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh và Mỹ. Vốn ODA do các quốc gia này cung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn ODA của thế giới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngoài ra, các quốc gia OECD không thuộc nhóm DAC như Cộng hoà Séc, Hungari, Ai-xơ-len, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hoà Slôvakia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành viện trợ song phương.

+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao như Cô-oét, Ả Rập Xê-út, Đài Loan,… cũng tiến hành viện trợ ODA.

Các nước tiếp nhận ODA chủ yếu:

Theo thống kê của OECD, hiện nay có 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn ODA, trong đó châu Phi có 56 quốc gia, châu Mỹ: 38, châu Á: 41, châu Âu: 11 và châu Đại Dương: 17.

1.2.1.3. Xu hướng vận động của ODA trên thế giới

ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng đối với các quốc gia đang và chậm phát triển. ODA đã hỗ trợ cho các quốc gia này tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện cơ cấu kinh tế; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư trong nước. Trong thời đại ngày nay, nguồn vốn này đang chuyển biến với nhiều sắc thái mới và có các xu hướng vận động chính như:

- Bảo vệ môi trường sinh thái là trọng tâm của nhiều nhà tài trợ.

- Vấn đề Phụ nữ trong phát triển (WID) gần đây thường xuyên được đề cập trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ.

- Mục tiêu và yêu sách của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể: thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ của nhà tài trợ đối với các nước nhận hỗ trợ ODA.

- Cung vốn ODA tăng chậm.

- Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc tiếp cận vốn ODA đang tăng lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)