Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại

2.3.1.1. Về thu hút vốn ODA

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, nguồn vốn ODA mà tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được đều tăng dần qua các năm từ 2004 – 2013. Qua đó cho thấy, tỉnh được các cấp chính quyền Trung ương chú ý, quan tâm, ưu tiên phân bổ vốn ODA để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tiềm năng phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận và hỗ trợ thông qua các bản ký kết ODA.

Có thể nói rằng, Thừa Thiên Huế nhận thức được vai trò của vốn ODA nên đã thực hiện nghiêm túc các chính sách, các nghị định về công tác quản lý và sử dụng vốn ODA mà Chính phủ ban hành. Từ những chính sách, định hướng chung đó, tỉnh đã có kế hoạch và xây dựng riêng cho địa phương mình một danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế chính là cơ quan có quyền lực duy nhất ở địa phương đảm nhận nhiệm vụ kêu gọi, đối thoại với các nhà tài trợ vốn. Trong thời gian qua, Sở cũng đã làm tốt công tác hỗ trợ cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc quy hoạch, đưa ra danh mục các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực cần được thu hút đầu tư bằng vốn ODA.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Từ 2004 -2013, tỉnh đã thu hút được 15 nhà tài trợ song phương và đa phương với 57 dự án được ký kết hỗ trợ vốn ODA tổng cộng 8.121,07 tỷ đồng. Nhật Bản là nhà tài trợ dẫn đầu tài trợ vốn ODA cho tỉnh với 3.374,17 tỷ đồng. Hầu hết tất cả các lĩnh vực đều được cam kết hỗ trợ vốn ODA, trong đó các lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn ODA nhất đó là cấp thoát nước, y tế, xóa đói giảm nghèo, nông lâm nghiệp – thủy lợi.

2.3.1.2. Về triển khai vốn ODA

Việc giải ngân vốn ODA trong thời gian qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ có vốn ODA mà các dự án được tiến hành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó, tác động tích cực của nguồn vốn ODA đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là điều không thể phủ nhận.

 Vốn ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt cơ sở hạ tầng kinh tế

Có thể nói, trong thời gian qua nguồn vốn ODA đã giúp cho tỉnh Thừa Thiên Huế cải thiện đáng kể tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế địa phương. Lĩnh vực giao thông và năng lượng điện tuy có ít dự án được triển khai trong giai đoạn này, nhưng các dự án được tiến hành và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả như: dự án “Giao thông nông thôn 3” do WB tài trợ, “Giao thông ADB 5” do ADB tài trợ, “Đường liên xã Phú Xuân – Phú Đa” do Nhật Bản tài trợ, “Điện RER” do WB tài trợ. Các dự án này đã hoàn thành, có vai trò gián tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển ở địa phương.

Ngoài ra, lĩnh vực cấp thoát nước cũng có nhiều đóng góp đáng kể vào việc cải thiện môi trường nước địa phương. Đây là lĩnh vực có lượng vốn ODA cam kết và giải ngân cao nhất với các dự án có vốn đầu tư lớn. Trong đó, dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” có tổng mức đầu tư lớn nhất với 2.756 tỷ đồng vốn vay Nhật Bản và 411 tỷ đồng vốn đối ứng. Hiện nay, dự án này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, dự kiến năm 2016 sẽ hoàn thành. Ngoài ra còn có dự án “Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến 2020” vẫn đang được thực hiện. Các dự án đã hoàn thành trong giai đoạn này là: Hỗ trợ kỹ thuật cấp nước thành phố Huế, Cấp nước nông thôn; Hỗ trợ vật tư cho chương trình nước sạch; Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Khe Tre. Đây là các dự án tuy có tổng mức đầu tư không lớn nhưng nó đã giúp cải thiện phần nào bộ mặt cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn gặp nhiều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

khó khăn, góp phần vào việc nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh

Nguồn vốn ODA đã đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng y tế cả về phần cứng và phần mềm. Các công trình, cơ sở y tế lần lượt được hoàn thành cũng như thực hiện các chương trình hành động, các chiến dịch nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân.

Qua đó, nền y tế địa phương đóng vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương cũng như các tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2004 – 2013, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hai công trình quan trọng đó là “Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên huế” do Hàn Quốc tài trợ với vốn vay ODA là 494,81 tỷ đồng, vốn đối ứng là 124,08 tỷ đồng; dự án nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế với vốn vay ODA 433,01 tỷ đồng từ Nhật Bản, vốn đối ứng là 27,5 tỷ đồng. Ngoài ra cón có các chương trình như: Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, Phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP), Tăng cường tiếp cận làm mẹ an toàn. Đây là các chương trình được sự tài trợ vốn ODA từ WB, ADB, Luxembourg.

Hiện nay, còn một số dự án/chương trình vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, nếu thành công sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh.

 ODA góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp – nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi và công cuộc xóa đói giảm nghèo

Lĩnh vực nông lâm nghiệp – thủy lợi thu hút nhiều dự án sử dụng vốn ODA nhất với đa dạng các nhà tài trợ. Có thể kể đến các dự án quan trọng như: Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà, Hệ thống tưới tiêu Điền Hòa – Điền Hải giúp cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Các dự án về Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế do FAO và Ý hỗ trợ bằng nguồn vốn không hoàn lại cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra có các dự án có ý nghĩa về sinh thái, bảo vệ môi trương như: Phát triển ngành lâm nghiệp, Hành lang xanh.

Trên địa bàn tỉnh không chỉ có các dự án có tầm quan trọng giúp phát triển nông thôn mà cón có các chương trình/dự án giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ứng phó và thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu như: Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, Giảm nghèo miền Trung (có Thừa Thiên Huế), Hỗ trợ kỹ thuật trong chương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trình tăng trưởng và giảm nghèo, Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại miền Trung Việt Nam, Hòa nhập cộng đồng cho những người gặp khó khăn tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại 2.3.2.1. Về thu hút vốn ODA

Mặc dù trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã có những thành công nhất định trong việc thu hút vốn ODA từ Trung ương cũng như các nhài trợ quốc tế, tuy nhiên số vốn ODA mà tỉnh nhận được vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển ở địa phương.

- Chúng ta chưa chủ động trong việc thu hút, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà tài trợ. Nguồn vốn ODA mà Thừa Thiên Huế nhận được chủ yếu từ Trung ương đưa về.

Do vậy, nguồn vốn ODA đó được phân bổ vào các dự án không cần thiết cho mục tiêu phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện tại.

- Việc xây dựng các kế hoạch, định hướng quản lý, sử dụng vốn ODA còn yếu, chưa bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Các cơ quan, ban ngành thụ hưởng ODA của tỉnh vẫn còn bị động và phụ thuộc vào sự quản lý của Trung ương cũng như lãnh đạo địa phương. Do đó, họ thiếu sự liên kết, đối thoại với các nhà tài trợ trực tiếp để có thể trao đổi các vấn đề còn gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn ODA.

2.3.2.2. Về giải ngân, sử dụng vốn ODA

- Việc phân bổ, sử dụng vốn ODA còn dàn trải, chưa đầu tư trọng điểm. Với tâm lý nếu ngành này được hỗ trợ vốn ODA thì cũng xin Trung ương, địa phương được nhận vốn đó để thực hiện các dự án của ngành mình Như vậy, việc đầu tư dàn trải, thiếu nhận thức rằng nguồn vốn đó có khả năng gây nợ và sẽ là gánh nặng cho Nhà nước cũng như địa phương trong việc trả nợ sau này.

- Chưa có quy hoạch, kế hoạch phân bổ vốn ODA hợp lý, chưa ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với địa phương.

- Các văn bản, thông tư hướng dẫn liên quan tới ODA còn thiếu tính đồng bộ.

Chẳng hạn, các quy định về đấu thầu, đền bù thiệt hại khi di dân, giải phóng mặt bằng chậm được sửa đổi và bổ sung đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và sử dụng hiệu quả các dự án.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Phía Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu trình độ kỹ thuật để đảm nhận việc thực hiện các chương trình/dự án ODA nên các nhà thầu trong nước chỉ đảm nhận vai trò nhà thầu phụ.

- Tốc độ giải ngân vốn ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp đã ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Điều này có nhiều nguyên nhân như:

+ Thiếu vốn đối ứng: Vốn đối ứng thường chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư. Ví dụ dự án “Cải thiện môi trường nước thành phố Huế” có tổng vốn đầu tư là 3.167 tỷ đồng thì vốn đối ứng là 411 tỷ đồng. Như vậy trong thời gian thực hiện dự án 8 năm, dự kiến giải ngân vốn đối ứng hằng năm phải đạt 51,38 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn không hề nhỏ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cũng như địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn.

+ Chậm giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại: Điều này thường xảy ra đối với các dự án có quy mô lớn. Có thể ví dụ bằng dự án Quy hoạch chung thành phố Huế theo dự kiến sẽ khởi công thực hiện từ năm 2011, nhưng do gặp khó khăn trong việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng nên dự án được khởi công trễ 1 năm, do đó thời gian thực hiện kéo dài thêm 1 năm.

+ Năng lực lãnh đạo địa phương: Công tác theo dõi, đánh giá dự án trong quá trình thực hiện ở địa phương còn bị buông lỏng. Các quy định về báo cáo quá trình thực hiện các chương trình/dự án mang tính thủ tục, thiếu sự quan tâm.

+ Ngoài ra, các quy định và thủ tục giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ khác nhau, nên tiến độ giải ngân vốn ODA nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhà tài trợ cho các chương trình/dự án đó. Nhật Bản là nhà tài trợ tương đối khắc khe trong công đoạn này, vì họ đặt sự hiệu quả lên hàng đầu nên ta có thể hiểu vì sao họ lại làm như vậy khi hiện tượng tham nhũng, lãng phí ODA vẫn còn diễn ra tại Việt Nam.

+ Thủ tục giải ngân vốn ODA ở Việt Nam còn rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Qua đó, Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế đánh mất cơ hội thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)