PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn: Địa chí Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 5.033,2 km² (tính đến năm 2012), nằm ở duyên hải miền trung thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ở phía Tây, tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Quảng Nam. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam với quốc lộ 1A,14 và trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
2.1.1.2. Địa hình
Dưới tác động của các quá trình kiến tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
2.1.1.3. Khí hậu
Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Chế độ nhiệt của Thừa Thiên Huế không những thay đổi theo mùa do tác động của hoàn lưu khí quyển, mà còn phân hóa theo vị trí, đặc điểm độ cao địa hình. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng 1 (lạnh nhất) từ 200C ở đồng bằng duyên hải giảm xuống 17 – 180C trên vùng núi với độ cao 400 – 600m và xấp xỉ 160C trong vùng núi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cao hơn 800m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng có thể xuống dưới 100C và tại vùng núi cao dưới 50C. Trong mùa hè, vào các tháng nóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28 – 290C trên vùng đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 24 – 250C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 – 410C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 37 – 380C tại vùng núi cao.
Tại Thừa Thiên Huế không có sự khác biệt lớn giữa mùa mưa và mùa khô, mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa. Ở đồng bằng duyên hải, mùa mưa (có lượng mưa tháng lớn hơn 100mm với tần suất >75%) diễn ra trong 4 tháng (9 – 12), còn mùa ít mưa lại chiếm tới 8 tháng (1 – 8). Khu vực núi đồi, mùa mưa kéo dài 7 thậm chí 8 tháng (từ tháng 5, 6 – 12), ngược lại mùa ít mưa không tồn tại quá 4 hoặc 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 4 hoặc tháng 5). Về cơ bản, mùa mưa và mùa ít mưa ở đồng bằng cũng khá phù hợp với chế độ mưa ở các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Định.
2.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai.
Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 38.115,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất: cồn cát và đất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cát biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá.
Bảng 2: Cơ cấu diện tích các nhóm và loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Cồn cát và đất cát biển 43.962 9,45
Đất mặn 6.290 1,35
Đất phèn 3.818 0,82
Đất phù sa 41.002 8,81
Đất lầy và than bùn 100 0,02
Đất xám bạc màu 800 0,17
Đất đỏ vàng 347.431 74,68
Đất thung lũng dốc tụ 640 0,14
Đất mùn vàng đỏ trên núi 15.942 3,43
Đất xói mòn trơ sỏi đá 5.220 1,12
Tổng diện tích đất tự nhiên 465.205 100,00
Nguồn: Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên 2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Tại Thừa Thiên Huế có các khoáng sản nổi tiếng như: than bùn, sắt, ti tan, chì, kẽm thiếc, vật liệu xây dựng và các nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ