PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.3. Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua
1.2.3.1. Tổng quan về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam
Trong số các nguồn vốn nước ngoài, ODA chiếm hơn 1/3 và đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Điều này đã được khẳng định trong văn kiện Hội nghị lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Phải tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA từ các tổ chức song phương, đa phương và tập trung nguồn vốn chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng trình độ khoa học và công nghệ cũng như kiến thức quản lý”.
Cho tới năm 1993, việc quản lý và sử dụng vốn ODA được điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Thủ tướng Chính phủ đối với từng chương trình, dự án cụ thể.
Điều này đã gây ra những bất cập như việc thiếu các văn bản pháp lý quy định có tính chất đồng bộ cho phép quản lý chương trình, dự án từ khâu vận động, kí kết các điều ước quốc tế về ODA, tổ chức thực hiện cho tới khâu theo dõi và đánh giá kết quả của dự án.
Do vậy, nghị định số 20/CP đã được chính thức ban hành vào ngày 15/03/1994 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Đây là văn kiện pháp lí đầu tiên về ODA tại Việt Nam. Bên cạnh sự ra đời của Nghị định 20/CP, Nghị định 58/CP về Quy chế quản lí vay và trả nợ nước ngoài ban hành ngày 30/08/1993 và Nghị định số 43/CP của Chính phủ về Quy chế đấu thầu ban hành ngày 16/7/1996 đã góp phần đồng bộ hóa một bước hệ thống pháp lý trong quản lý và sử dụng ODA nói riêng và vốn đầu tư nói chung.
Tuy nhiên sau một thời gian, Nghị định số 20/CP đã bộc lộ một số điểm yếu cần bổ sung và hoàn chỉnh. Vì vậy, ngày 5/8/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/CP để thay thế cho Nghị định 20/CP. Nghị định 87/CP đã có nhiều thay đổi theo hướng chi tiết và chặt chẽ hơn. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA đã được xây đựng rõ ràng, một mặt làm cơ sở để vận động ODA, mặt khác nêu cao vai trò chủ động của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chính phủ, tránh để các nhà tài trợ tùy ý quyết định việc cung cấp viện trợ. Nghĩa vụ, quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, cơ quan chủ quản, các đơn vị thực hiện các chương trình, dự án ODA được quy định khá rõ ràng. Nhờ vậy, quy trình thủ tục xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình dự án ODA được xác lập, góp phần cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Nghị định số 87/CP cũng đã bộc lộ những bất cập trước yêu cầu mới đối với công tác quản lý và sử dụng ODA. Nhằm để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 4/5/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ – CP về Quy chế quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thay thế Nghị định 87/CP nói trên. Mục tiêu chủ yếu của Nghị định này là:
Điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các lĩnh vực sử dụng ODA, trước hết là tập trung nguồn lực này vào việc hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển và Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo với ưu tiên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Làm rõ nội dung và yêu cầu của tất cả các khâu công việc quan trọng trong quy trình ODA từ vận động đến theo dõi và đánh giá dự án để các cơ quan chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng nắm vững và thực hiện nhất quán trong quá trình thực hiện và sử dụng ODA.
Phân cấp phê duyệt chương trình dự án ODA phù hợp với các quy định hiện hành đồng thời đảm bảo sự quản lí chặt chẽ của Chính phủ.
Bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc TW) và các cơ quan thực hiện dự án cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình vận động, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA.
Tăng cường khâu theo dõi và đánh giá dự án ODA, một khâu còn buông lỏng hiện nay trong quy trình quản lí và sử dụng nguồn lực này.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/1998/NĐ – CP ngày 7/11/1998 thay thế cho Nghị định 58/CP về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài.
Cùng với nỗ lực hoàn thiện thể chế, công tác quản lý Nhà nước về ODA đã không ngừng được cải tiến và đạt được nhiều tiến bộ. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận ODA, quản lý Nhà nước theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ương thì nay theo mô hình phân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phương phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành các sản phẩm đầu ra. Theo Nghị định số 131/2006/NĐ – CP ban hành ngày 9/11/2006 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA (Ban Quản lí dự án, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lí Nhà nước về ODA).
Ngày 23/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ – CP về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Nghị định này quy định về công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia (gọi chung là nhà tài trợ) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.3.1.2. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA
Đơn vị: tỷ USD
Biểu đồ 1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012 Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thông qua các Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) được tổ chức thường niên hoặc giữa kỳ, các hội nghị điều phối viện trợ đối với ngành, hoạt động của các nhóm quan hệ đối tác và Hội nghị vận động viện trợ tại các địa phương, từ năm 1993 - 2012, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đạt 78,1 tỷ USD. Mức cam kết ODA cao trong suốt thời gian qua đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên cơ sở các chương trình và dự án được các bên thông qua. Tổng vốn ODA ký kết trong các Điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 – 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69%
tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
Việc cam kết vốn ODA mới chỉ là sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam và được hợp thức hóa bằng việc kí kết trong các Điều ước quốc tế khung về ODA. Tuy nhiên, việc thực hiện nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể mới thực sự cần thiết để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước. Tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm 64,37% tổng vốn ODA ký kết và 48,13% trong tổng vốn ODA cam kết. Có thể thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể.
Đồng thời, khối lượng vốn ODA giải ngân lại chưa tương xứng với vốn cam kết.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 1: Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 - 2012
Năm Cam kết (Tỷ
USD)
Giải ngân (Tỷ USD)
Tỷ lệ giải ngân/cam kết(%)
2006 4,4 1,8 40,91
2007 5,4 2,2 40,74
2008 5,9 2,3 38,98
2009 8,0 4,1 51,25
2010 7,9 3,5 44,30
2011 7,3 3,65 50,00
2012 6,4 4,1 64,06
Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong vòng 20 năm từ năm 1993 – 2012, tổng lượng vốn ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam khá lớn, bình quân đạt 3,91 tỷ USD/năm. Trong đó, lượng vốn ODA cam kết tăng đột biến từ năm 2006 – 2009 với mức bình quân đạt 5,93 tỷ USD/năm, đỉnh cao của lượng vốn ODA cam kết được xác định là khoảng 8 tỷ USD vào năm 2009, đây là mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, lượng vốn ODA cam kết từ năm 2010 – 2012 có xu hướng giảm dần. Điều này có thể lí giải rằng giai đoạn này Việt Nam đã có những điều kiện phát triển tương đối tốt, đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình. Vì vậy, theo điều kiện tiếp nhận ODA thì các nhà tài trợ sẽ cắt giảm dần lượng vốn ODA cam kết cho Việt Nam. Tuy nhiên, lượng vốn giải ngân lại có xu hướng tăng lên theo hướng tích cực. Năm 2012, tỷ lệ vốn ODA giải ngân/cam kết đạt cao nhất là 64,06%. Điều này cho thấy, Việt Nam đang ngày càng sử dụng vốn ODA có hiệu quả tạo niềm tin cho các nhà tài trợ khi giải ngân vốn thực hiện các chương trình dự án ODA. Bên cạnh đó, trình tự thủ tục thực hiện giải ngân của các nhà tài trợ cũng có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho các bên liên quan Việt Nam tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết sáu tháng đầu năm 2013 đạt 3,834 tỉ USD (trong đó vốn vay là 3,769 tỉ USD; viện trợ không hoàn lại là 65 triệu USD), tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các tháng còn lại của năm 2013, dự kiến tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt khoảng 2,409 tỉ USD. Như vậy nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của cả năm 2013 ước đạt trên 7 tỉ USD.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2.3.1.3. Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực
Cơ sở căn cứ để Việt Nam vận động thu hút ODA là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm; chiến lược về xoá đói, giảm nghèo; chiến lược phát triển các ngành, các địa phương và các văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý và sử dụng ODA. Dựa vào đó, Chính phủ Việt Nam đề ra chiến lược định hướng, chính sách ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Nhìn chung, những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2011 – 2015 bao gồm:
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại - Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế trí thức
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ
Để biết tình hình thu hút, kí kết vốn ODA theo ngành và lĩnh vực trong 20 năm qua từ 1993 – 2012, chúng ta cùng xem xét biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: Phần trăm
Biểu đồ 2:Cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012
Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trong thời kỳ 1993 - 2012, lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD, trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay. Theo đó, tỷ trọng vốn ODA ký kết trong ngành này cao nhất trong tất cả các ngành là 28,25%.
Ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD. Ngành năng lượng và công nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 1993-2012 đạt 11,6 tỷ USD chiếm tỷ trọng 19,86% trong tổng vốn ODA được ký kết, trong đó có 11,4 tỷ USD vay ưu đãi và chỉ có 0,2 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại tức là chiếm 1,7 % trong tổng vốn ODA ký kết của ngành này. Đứng thứ ba về khối lượng vốn ODA ký kết là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo với 8,9 tỷ USD chiếm 15,24 % trong tổng vốn ODA ký kết.
Ngành Giáo dục – Đào tạo và Y tế - Xã hội là 2 ngành có lượng vốn ODA ký kết thấp nhất theo tứ tự là 2,4 tỷ USD và 2,3 tỷ USD. Đây được xem là hạn chế trong việc thu hút vốn ODA, điều này đã được chứng minh trong thực tiễn các công trình, cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển cho các ngành này, và có những chính sách phù hợp để sử dụng vốn ODA có hiệu quả tránh gây gánh nặng nợ cho quốc gia.
1.2.3.1.4. Vốn ODA của các nhà tài trợ
Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đơn vị: Tỷ USD
Biểu đồ 3: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2012
Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong giai đoạn 1993 – 2012, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam đạt 78,1 tỷ USD. Trong đó, ba nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cụ thể là:
- Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với 19,81 tỷ USD, chiếm 25,36% tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn và phải tập trung nguồn lực để cải thiện, khắc phục hậu quả thiên nhiên xảy ra vào năm 2011. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước được ưu tiên tiếp nhận vốn ODA của Nhật Bản cho dù Nhật Bản đang gặp khó khăn cũng như nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhà tài trợ song phương lớn thứ hai là Pháp với mức vốn ODA cam kết là 3,91 tỷ USD, bằng 19,74 % so với vốn ODA cam kết của Nhật Bản và chiếm 5% trong tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Đứng thứ ba là nhà tài trợ Hàn Quốc với mức vốn cam kết ODA là 2,33 tỷ USD.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển, là nhà tài trợ đa phương ODA lớn nhất của Việt Nam với mức cam kết là 20,1 tỷ USD, chiếm 25,74% tổng vốn ODA viện trợ của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Các dự án của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp, nâng cấp đô thị, giao thông, quản lý kinh tế. Đứng thứ hai trong các nhà tài trợ đa phương về cam kết cung cấp vốn ODA cho Việt Nam là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 14,23 tỷ USD, chiếm 18,22% tổng viện trợ của các nhà tài trợ.