PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.2. Giải pháp thu hút và sử dụng vốn ODA ở Thừa Thiên Huế
3.2.1. Giải pháp thu hút vốn ODA
3.2.1.1. Tăng cường mối quan hệ với các nhà tài trợ
Để tăng cường mối quan hệ của các nhà tài trợ với Việt Nam nói chung và với tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đòi hỏi cần phải thực hiện được các hoạt động sau:
- Điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trao đổi thông tin và đối ngoại giữa các nhà tài trợ và cơ quan của tỉnh để cùng phân tích, đánh giá tình hình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong quá trình thực hiện dự án để tiếp tục dành sự ưu tiên vốn ODA cho các dự án khác vào địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường mối liên hệ, tìm hiểu thông tin của nhà tài trợ để nắm bắt thông tin cũng như kế hoạch tài trợ, từ đó xây dựng đề cương các chương trình, dự án phù hợp với những tiêu chí và yêu cầu của nhà tài trợ.
3.2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường chính trị - Hoàn thiện môi trường pháp lý
Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, ban hành các khung pháp lý điều chỉnh nguồn vốn ODA, đặc biệt là đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ.
- Ổn định môi trường chính trị
Môi trường chính trị là nhân tố quyết định đến quan hệ đối ngoại và có ý nghĩa tác động đến quyết định của nhà tài trợ, vì vậy phải duy trì sự ổn định của môi trường chính trị. Nếu môi trường chính trị ổn định thì các hoạt động đầu tư, thương mại sẽ diễn ra một cách suông sẻ, thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong đó có việc thu hút vốn ODA.
+Nhà nước cũng như tỉnh, thành phố chủ động ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại.
+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, làm chuyển biến rõ nét về tình hình trật tự an toàn xã hội.
+ Chăm lo làm tốt công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đây là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
+ Nâng cao hiểu biết của người dân không để cho các thế lực thù địch lợi dụng gây mất lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
3.2.1.3. Cải cách hành chính công
Một vấn đề mà các nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ luôn e ngại khi đưa vốn vào Việt Nam đó là thủ tục hành chính của chúng ta quá cồng kềnh, nhiều khâu nhiều bước. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã nỗ lực trong cải cách hành chính công nhưng vẫn chưa cải thiện được nhiều. Sau đây là các giải pháp có thể được thực hiện nhằm cải cách thủ tục hành chính:
- Ban lãnh đạo của tỉnh cần kiến nghị với nhà nước để tiếp tục công cuộc cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các cấp uỷ Đảng cần có Chỉ thị, Nghị quyết để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết nhằm thúc đẩy các đơn vị, các địa phương triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện cải cách hành chính phải đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở
Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các Sở Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Có như vậy công tác cải cách hành chính sẽ đạt được hiệu quả cao và bảo đảm được tiến độ đề ra.
- Bố trí đủ nguồn tài chính và tăng cường tổ chức bồi dưỡng cán bộ có năng lực thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân biết và nhận thức đúng và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.
- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra: Có kế hoạch về công tác thanh tra, kiểm tra công chức, công vụ, lập lại kỷ luật và kỷ cương hành chính.
3.2.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, sử dụng vốn ODA
Cán bộ ở bất kỳ các ngành, lĩnh vực nào cũng cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không riêng gì cán bộ chuyên trách về nguồn vốn ODA. Các cán bộ, các vị lãnh đạo ở lĩnh vực này đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn cao và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không chịu khuất phục trước những cám dỗ của đồng tiền mang lại, bởi lẽ đây là lĩnh vực mang tính nhạy cảm cao. Đã không ít trường hợp các cán bộ, các tổ chức trong nước đã cố tình sai phạm, tham nhũng gây thiệt hại lớn một nguồn vốn ODA cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của quốc gia.
Vì vậy, lãnh đạo tỉnh trong đó UBND tỉnh có vai trò to lớn trong việc kiểm soát, thực hiện nghiêm việc tuyển chọn cán bộ công nhân viên chức trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn ODA cấp tỉnh. Ngoài ra, việc tổ chức thường xuyên các buổi tọa đàm giữa cán bộ cấp tỉnh với các cơ quan Trung ương, với các nhà tài trợ là rất cần thiết. Qua đó, họ được nắm bắt các yêu cầu, nhu cầu cần thiết về vốn trong điều kiện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương ở hiện tại. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải luôn được đặt lên hàng đầu.
3.2.1.5. Thực hiện công tác quy hoạch, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ vốn ODA Đây là công việc vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn ODA thu hút được của các ngành, lĩnh vực ở địa phương. Việc quy hoạch, xác định danh mục các chương trình, dự án phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như phụ thuộc vào những thế mạnh của địa phương. Ngoài ra, định hướng ưu tiên thu hút vốn ODA của tỉnh phải dựa vào Đề án chung của quốc gia. Hiện tại, Thừa Thiên Huế cũng đã từng bước đi đúng hướng thông qua việc ưu tiên thu hút, sử dụng vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp – nông thôn, cải thiện hệ thống cấp thoát nước địa phương và công tác xóa đói giảm nghèo. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn ODA vẫn chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt, vẫn còn hiện tượng đầu tư dàn trải, thiếu tính hợp lý. Trong thời gian tới, công tác quy hoạch cần được chú trọng và đẩy mạnh, phải xây dựng được danh mục các chương trình, dự án quan trọng để có kế hoạch ưu tiên phân bổ vốn hợp lý, tránh sự tùy tiện, lãng phí.
3.2.2. Giải pháp sử dụng vốn ODA hiệu quả
3.2.2.1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA Một trong các dấu hiệu nhận biết quan trong nhất trong việc sử dụng vốn ODA hiệu quả của một quốc gia, một địa phương là tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế rất cố gắng để thực hiện được các dự án đúng tiến độ. Tuy nhiên, hiện các dự án còn chậm trễ so với tiến độ vẫn tồn tại không ít, do vậy tỉnh cần có các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh khâu chuẩn bị, thẩm định phê duyệt các dự án.
- Đẩy mạnh quá trình khởi động dự án. Cần tạo sự liên tục nhất quán giữa nhóm tham gia chẩn bị dự án và thực hiện dự án.
- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tính trước sự thay đổi giá cả của nguyên vật liệu.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Đẩy mạnh quá trình triển khai dự án. Cần thành lập ban theo dõi tiến độ triển khai dự án, phân định các giai đoạn triển khai và thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn.
Ngoài ra, vốn đối ứng cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dự án đúng tiến độ. Do đó, chúng ta cần phải có các giải pháp nhằm phân bổ vốn đối ứng kịp thời, hợp lý.
3.2.2.2. Phân bổ kịp thời vốn đối ứng
Tỷ lệ cam kết vốn đối ứng trên vốn ODA thường là 1/4. Tuy vốn đối ứng trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư lớn thì khoản tiền đó là một vấn đề lớn. Do vậy trong thời gian qua, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân bổ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án.
Để khắc phục điều này đòi hỏi có sự quan tâm sâu sắc từ phía Nhà nước, thực hiện tốt việc phân bổ vốn đối ứng hợp lý cho từng địa phương, từng dự án, đảm bảo đúng tiến độ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn thì có thể bàn thảo với các nhà tài trợ ODA tìm hướng giải quyết về vốn đối ứng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng như ở Thừa Thiên Huế cần phải đón nhận vốn đối ứng và sử dụng đúng, hợp lý cho các chương trình, tránh sự lãng phí, sử dụng sai mục đích. Đồng thời, tỉnh cần phải báo cáo định kỳ về quá trình thực hiện dự án cũng như tiến độ giải ngân vốn đối ứng cho cấp Trung ương biết để có những bước điều chỉnh hợp lý.
3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng, nó quyết định đến việc dự án có hoàn thành đúng thời hạn hay không. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng như:
- Thông tin tuyên truyền cho người dân trong vùng dự án được biết về việc giải phóng mặt bằng và các điều kiện đền bù.
- Ban quản lý nên chủ động làm việc với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cố gắng bố trí đủ vốn để kết thúc mặt bằng sớm nhất.
- Chuẩn bị khu đất tái định cư để giao cho người dân thưộc diện tái định cư một cách kịp thời, thuận lòng dân. Muốn vậy cần có sự thống nhất rõ ràng trong các chính sách đền bù, trợ cấp, chính sách tái định cư. Đồng thời cũng cần lưu ý đến các yêu cầu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
của các nhà tài trợ để kết hợp hài hòa giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh chóng thuận lợi.
- Các địa phương ở huyện, thị xã cần có biện pháp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các hộ dân còn lại chưa thống nhất phương án đền bù hoặc đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao đất.
3.2.2.4. Nâng cao năng lực điều hành của các Ban quản lý dự án ở địa phương Ban quản lý dự án được thành lập dựa vào quyết định của Chủ dự án. Ban quản lý dự án có thể được ủy quyền để ký kết các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện. Do đó, đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Ban quản lý dự án cần được cơ quan chủ quản cấp tỉnh đặc biệt quan tâm. Ban quản lý dự án cần được trang bị cho mình không những về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về đạo đức nghề nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao.
Ban quản lý dự án cần phải thực hiện nghiêm các quy định, yêu cầu của Chủ dự án nhằm hỗ trợ các công việc cần thiết từ khâu chuẩn bị, thực hiện và đánh giá nghiệm thu các chương trình, dự án. Nếu làm tốt được các hoạt động trên thì các dự án ODA trên địa bàn tỉnh nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung sẽ dần được cải thiện trong việc đảm bảo thực hiện các dự án đó đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ