Giải ngân vốn ODA theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 74)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Thực trạng tiếp nhận và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.2.2. Thực trạng giải ngân (sử dụng) vốn ODA

2.2.2.2. Giải ngân vốn ODA theo ngành, lĩnh vực

Bảng 11: Giải ngân vốn đầu tư cho các dự án sử dụng vốn ODA phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2004 - 2013

Ngành, lĩnh vực

Vốn đối ứng Vốn ODA

Quy mô

(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô

(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nông lâm nghiệp

- Thủy lợi

111,71 22,16 491,96 18,46

Y tế 154,28 30,61 610,33 22,91

Giao thông 10,91 2,16 26,75 1,00

Cấp thoát nước 65,72 13,04 650,83 24,43

Điện 15,09 2,99 99 3,72

Xóa đói giảm

nghèo 100,06 19,85 587,44 22,05

Phát triển đô thị 45,62 9,05 185,64 6,97

Khác 0,71 0,14 12,32 0,46

Tổng 504,10 100,00 2.664,27 100,00

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn 2004 -2013, tổng vốn đối ứng trong nước được giải ngân tại Thừa Thiên Huế đạt 504,1 tỷ đồng, chiếm 32,1% tổng vốn đối ứng cam kết. Lượng vốn đối ứng được giải ngân trong thời gian qua có vai trò quan trọng, đảm bảo tiến độ giải ngân chung vốn đầu tư cho các dự án cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình dự án. Mặc dù lượng vốn đối ứng nhìn chung ở Việt Nam cũng như tại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thừa Thiên Huế còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân, nhưng với tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng như vậy cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của các ngành, lĩnh vực ở tỉnh.

Trong đó, ngành y tế có lượng vốn đối ứng giải ngân cao nhất trong các ngành với 154,28 tỷ đồng, chiếm 30,61% tổng vốn đối ứng được giải ngân của giai đoạn 2004 – 2013 và chiếm 90,68% tổng vốn đối ứng cam kết của ngành. Trong tất cả các chương trình, dự án trong ngành y tế, nổi bật nhất là dự án “Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên Huế” với tổng vốn đầu tư là 618,89 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 124,08 tỷ đồng. Trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2007 – 2012, trung bình mỗi năm giải ngân được 20,68 tỷ đồng.

Ngành nông lâm nghiệp – thủy lợi có tổng vốn đối ứng được giải ngân đạt 111,71 tỷ đồng, chiếm 49,3% tổng vốn đối ứng cam kết của ngành. Trong lĩnh vực này, dự án “Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà” có lượng vốn đối ứng giải ngân trung bình hàng năm là 11,71 tỷ đồng từ năm 2006 – 2012.

Ngoài ra, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được sự thành công trong việc giải ngân vốn đối ứng. Ta thấy rằng, ngành cấp thoát nước có lượng vốn đối ứng cam kết cao nhất trong các lĩnh vực nhưng hiện tại chỉ giải ngân được 65,72 tỷ đồng, chiếm 7,35% tổng vốn đối ứng cam kết trong lĩnh vực này. Điều này được hiểu rằng, lĩnh vực này có 2 dự án có vốn đầu tư lớn, chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư của của lĩnh vực này là “Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế” và “Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, có tính đến 2020” với thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2016 và 2020. Vì vậy lượng vốn đối ứng giải ngân hiện tại chỉ ở mức thấp.

Để hiểu rõ hơn về tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo ngành, lĩnh vực ở Thừa Thiên Huế, ta cùng xem xét bảng số liệu tổng hợp dưới đây.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 12: Tình hình giải ngân vốn ODA của tỉnh theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2004 - 2013

Ngành, lĩnh vực Vốn ODA ký kết (Tỷ đồng)

Vốn ODA giải ngân (Tỷ đồng)

Tỷ lệ giải ngân (%) Nông lâm nghiệp -

thủy lợi 930,11 491,96 52,89

Y tế 1.166,34 610,33 52,33

Giao thông 133,96 26,75 19,97

Cấp thoát nước 4.480,2 650,83 14,53

Điện 113,52 99 87,21

Xóa đói giảm nghèo 955,77 587,44 61,46

Phát triển đô thị 265,01 185,64 70,05

Khác 76,16 12,32 16,18

Tổng 8.121,07 2.664,27 32,81

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Ta thấy rằng, lĩnh vực cấp thoát nước có lượng vốn ODA giải ngân cao nhất chiếm 24,43% tổng vốn ODA giải ngân trong thời gian 2004 – 2013, nhưng tỷ lệ giải ngân/vốn ODA ký kết chỉ đạt 14,53%. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong các lĩnh vực, điều này có thể giải thích tương tự như ở phần trên giải ngân vốn đối ứng.

Phát triển đô thị đạt tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao nhất với 70,05%. Vì trong thời gian này, lĩnh vực phát triển đô thị chỉ thực hiện được 2 dự án với tổng lượng vốn ODA không cao lắm là 265,01 tỷ đồng nên khả năng giải ngân dễ dàng hơn.

Ngoài ra, ngành nông lâm nghiệp – thủy lợi vẫn là các ngành có tỷ lệ giải ngân cao. Đây được xem là các ngành mang lại lợi thế, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nên tỉnh rất quan tâm để thu hút vốn ODA phát triển các ngành này. Trong thời gian qua, các cơ quan ban ngành địa phương cũng như các nhà tài trợ luôn tạo mọi điều kiện để giải ngân vốn ODA thực hiện các dự án trong các lĩnh vực này. Các dự án

“Thủy lợi Tây Nam Hương Trà, “Phát triển ngành lâm nghiệp”, “Phát triển hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp” là những dự án đã được đưa vào hoạt động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển hệ thống tưới tiêu kênh mương nội đồng, phủ xanh đất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trống đồi trọc ở các khu rừng và phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nhà. Ngoài ra các dự án trong lĩnh vực y tế được giải ngân vốn ODA kịp thời đã giúp cho Thừa Thiên Huế khẳng định thêm vị thế của tỉnh là một trong các trung tâm y tế lớn nhất của cả nước. Các chương trình về phòng chống HIV/AIDS, ứng phó đại dịch cúm hay dự án “Tăng cường tiếp cận làm mẹ an toàn” thực sự có vai trò rất lớn trong việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tránh được đại dịch cúm gia cầm cũng như nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ.

Đơn vị: Phần trăm

Biểu đồ 6: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA phân theo ngành, lĩnh vực tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)