Vấn đề chuẩn hoá bản đồ địa chính đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra ngay trong giai đoạn đầu của quá trình áp dụng công nghệ điện tử, và công nghệ số vào công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
Các nội dung của chuẩn hoá bản đồ địa chính bao gồm 3 thành phần chủ yếu:
- Chuẩn về dữ liệu bản đồ địa chính - Chuẩn về thể hiện bản đồ địa chính
- Chuẩn về định dạng lưu trữ bản đồ địa chính a) Chuẩn về dữ liệu bản đồ địa chính
Chuẩn về dữ liệu bản đồ quy định cách thức và nội dung của bản đồ địa chính.
Chuẩn về dữ liệu bản đồ bao gồm hai quy định:
- Chuẩn về mô hình dữ liệu dùng để mô cách thức mô tả và lưu trữ đối tượng bản đồ dưới dạng số. Chuẩn về mô hình dữ liệu bao gồm: xác định mô hình dữ liệu phù hợp để lưu trữ bản đồ địa chính.
- Chuẩn về nội dung dữ liệu là chuẩn mô tả các đối tượng nào cần thể hiện trên bản đồ địa chính.
Kết quả của các nội dung chuẩn hoá nêu trên cụ thể như sau:
- Mô hình dữ liệu không gian vector đã được lựa chọn làm mô hình dữ liệu không gian cho dữ liệu bản đồ địa chính số.
- Mô hình dữ liệu không gian vector topology đã được lựa chọn làm mô hình dữ liệu không gian cho đối tượng thửa đất. Theo đó, một thửa đất được xác định bằng danh sách các đường ranh giới thửa.
- Bảng phân loại đối tượng bản đồ địa chính đã được xây dựng.
b) Chuẩn về thể hiện bản đồ địa chính
Chuẩn về thể hiện bản đồ nhằm chuẩn hoá cách trình bày bản đồ, hiển thị bản đồ địa chính dưới dạng số.
Chuẩn về thể hiện bản đồ dưới dạng analog (in ra phim, giấy, diamat hoặc các vật liệu khác) được quy định dựa trên các quy định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ trong quy phạm.
Chuẩn về thể hiện bản đồ dưới dạng số được quy định rộng hơn, thích hợp với khả năng hiển thị của các phần mềm được sử dụng.
Kết quả của các nội dung chuẩn hoá nêu trên cụ thể như sau:
- Ban hành chính thức các thư viện chuẩn về ký hiệu, kiểu đường của bản đồ địa chính
- Xây dựng và ban hành các công cụ trợ giúp chuẩn hoá về trình bày
- Xây dựng các file cấu hình in chuẩn với từng loại phần mềm khác nhau:
Microstation, AutoCAD.
c) Chuẩn về khuôn dạng lưu trữ bản đồ địa chính
Chuẩn về khuôn dạng là là chuẩn xác định các khuôn dạng vật lý để lưu trữ bản đồ địa chính số.
Kết quả của các nội dung chuẩn hoá nêu trên cụ thể như sau:
- Khuôn dạng của tệp đồ hoạ DGN được lựa chọn để lưu trữ các đối tượng bản đồ địa chính số;
- Khuôn dạng của tệp nhị phân POL được xây dựng để lưu trữ quan hệ Topology của thửa đất.
3.2.2. Hiện trạng chuẩn hoá hồ sơ địa chính
Trước khi ban hành thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường các quy định về hồ sơ địa chính được xây dựng theo quan điểm hồ sơ địa chính giấy nên chỉ tập trung vào chuẩn hoá các mục thông tin trong: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ bộ địa chính (sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động đất đai).
Trong Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số và được gọi là cơ sở dữ liệu địa chính.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính.
Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:
a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất;
b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;
c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;
d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai bao gồm các thông tin:
+ Dữ liệu thửa đất;
+ Dữ liệu người sử dụng đất;
+ Dữ liệu về người quản lý đất;
+ Dữ liệu về hình thức sử dụng đất chung, riêng được xây dựng đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
+ Dữ liệu mục đích sử dụng đất; liệu nguồn gốc sử dụng đất được xây dựng đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ;
+ Dữ liệu thời hạn sử dụng đất được xây dựng đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và được thể hiện thống nhất với Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Dữ liệu nghĩa vụ tài chính về đất đai được xây dựng đối với các thửa đất được cấp Giấy chứng nhận ;
+ Dữ liệu những hạn chế về quyền sử dụng đất được xây dựng đối với những thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
+ Dữ liệu về giá đất được xây dựng đối với những thửa đất đang sử dụng vào các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở và đất chuyên dùng;
+ Dữ liệu tài sản gắn liền với đất được xây dựng đối với các thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có ghi nhận về tài sản gắn liền với đất (gồm nhà ở, các loại nhà khác, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc khác, rừng cây, cây lâu năm);
+ Dữ liệu về Giấy chứng nhận được thể hiện đối với các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
+ Dữ liệu những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng được xây dựng;
+ Dữ liệu về các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất
3.2.3. Đánh giá chung về hiện trạng chuẩn hoá bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính
Các kết quả chuẩn hoá về bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đã góp phần to lớn là công tác xây dựng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và là nền tảng để thúc đẩy các ứng dụng CNTT vào lĩnh vực đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.
Do chưa áp dụng một chuẩn thông tin địa lý chung nên việc chuẩn hoá bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính còn chưa mang tính hệ thống. Yếu điểm này xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như chưa có một bộ chuẩn thông tin địa lý chung áp dụng thống nhất để xây dựng các chuẩn dữ liệu địa lý chuyên ngành, do ứng dụng của công nghệ GIS còn chưa phổ biến,...
Có thể nói, các kết quả của việc chuẩn hoá bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính là nguồn thông tin vô cùng quan trọng giúp cho việc xây dựng một bộ chuẩn dữ liệu liệu địa chính được thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xây dựng chuẩn dữ liệu của các chuyên ngành khác.
Chuẩn dữ liệu địa chính phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa tối đa các kết quả của việc chuẩn hoá bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính. Việc kế thừa này
không những kế thừa những tri thức được đúc rút sau một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng thực tiễn lâu dài mà còn đảm bảo khả năng xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính từ các nguồn tư liệu hiện có.