Chương 4 THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CẤP XÃ CHO
4.2. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Trên cơ sở thông tin tư liệu thu thập được là dữ liệu số bản đồ và hồ sơ địa chính dạng giấy, tiến hành đánh giá tình hình tư liệu và xây dựng quy trình công nghệ thành lập cơ sở dữ liệu địa chính theo dự thảo Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính.
4.2.1. Phân nhóm đối tượng
Theo cấu trúc và nội dung của dữ liệu địa chính thì dữ liệu địa chính có một số đặc điểm chính có thể phân loại ở các nhóm như sau:
- Chủ đề dữ liệu nền A
+ Nhóm đối tượng địa lý không cần chuẩn hóa về mô hình dữ liệu không gian.
Nhóm A1
+ Nhóm đối tượng địa lý có mô hình dữ liệu không gian network topology.
Nhóm A2.
+ Nhóm đối tượng địa lý có mô hình dữ liệu không gian surface topology.
Nhóm A3.
- Chủ đề dữ liệu địa chính B
+ Nhóm đối tượng địa lý thửa đất. Nhóm B1.
+ Nhóm đối tượng địa lý biểu diễn tài sản trên đất. Nhóm B2.
Nhóm Đối tượng địa lý Ghi chú
A Chủ đề nhóm A
A1 - Điểm tọa độ cơ sở Quốc gia - Điểm tọa độ địa chính - Mốc biên giới địa giới - Mép đường bộ
- Đường mép nước - Đường bờ nước - Máng dẫn nước - Đập
- Đường đỉnh đê - Tài sản trên đất A2 - Tim đường bộ
- Tim Đường sắt - Cầu giao thông
A3 - Đường biên giới, địa giới - Địa phận xã
B Chủ đề nhóm B B1 - Ranh thửa
- Mép đường bộ - Đường mép nước - Đường bờ nước - Máng dẫn nước
- Đường đỉnh đê, chân đê - Thửa đất
B2 - Ranh nhà, công trình xây dựng khác, rừng cây, cây lâu năm.
Bảng 4.1. Bảng phân nhóm đối tượng chuẩn hóa
4.2.2. Quy trình tổng quát xây dựng cơ sở dữ liệu không gian thửa đất từ dữ liệu bản đồ địa chính
CSDL Địa chính
Chuẩn hóa các tệp dữ liệu bản đồ (.dgn) theo phạm vi phường với nội dung tuân theo chuẩn địa chính Danh sách các tệp dữ liệu tờ bản đồ (.dgn)
thuộc đơn vị hành chính phường
Sử dụng các công cụ chuẩn hóa dữ liệu sau:
- Công cụ trong môi trường MicroStation: MRF Clean.
- Các tiện ích từ phần mềm Famis, eMap
Thiết lập cấu hình nhập dữ liệu từ tệp bản đồ .dgn theo phạm vi phường
Nhập dữ liệu từ tệp .dgn theo phạm vi phường
- Đọc thông tin từ lớp ranh giới thửa đất, xây dựng mô hình topology cho thửa đất theo chuẩn dữ liệu địa chính, gán thông tin thuộc tính cho thửa đất từ nhãn quy chủ, cập nhật lớp ranh giới thửa đất,lớp thửa đất và lớp tài sản trên đất vào CSDL địa chính.
- Đọc và cập nhật các lớp dữ liệu khác vào CSDL địa chính - Xây dựng quan hệ cho các
đối tượng bản đồ theo quy định của chuẩn dữ liệu địa chính.
Thiết lập tùy chọn các lớp dữ liệu bản đồ cần nhập vào CSDL địa chính
Tệp dữ liệu bản đồ (.dgn) theo phạm vi phường đã được chuẩn hóa nội dung tuân theo quy định kỹ thuật
chuẩn dữ liệu địa chính
a. Quy trình chuẩn hóa thông tin không gian các tệp dữ liệu bản đồ (.dgn), chuẩn hóa nội dung tuân theo Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính
Danh sách các tệp dữ liệu bản đồ địa chính (.dgn) đã được cập nhật chỉnh lý thuộc đơn vị hành
chính phường
2. Chuẩn hóa thuộc tính không gian
3. Chuẩn hóa thuộc tính chủ đề
6. Tích hợp dữ liệu (Ghép nối DL theo đơn vị hành chính phường)
A. QUY PHẠM BĐĐC.
BỘ KÝ HIỆU BĐĐC
B. QUY ĐỊNH CẤU TRÚC (LƯỢC ĐỒ ỨNG DỤNG UML)
1. Phân nhóm
4. Bổ sung các thông tin còn thiếu so với chuẩn
C. QUY ĐỊNH DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA
CHÍNH
Tệp dữ liệu bản đồ (.dgn) theo phạm vi phường đã được chuẩn hóa nội dung tuân theo quy định kỹ
thuật chuẩn dữ liệu địa chính 5. Kiểm tra chất lượng dữ liệu
b. Giải thích quy trình:
- Tài liệu A: là tài liệu quy định nội dung và phương pháp trình bày bản đồ địa chính. Được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định áp dụng trong công tác thành lập bản đồ địa chính.
- Tài liệu B: là mô hình cấu trúc ở mức khái niệm của dữ liệu địa chính. Lược đồ này được quy định trong Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính.
- Tài liệu C: là tài liệu quy định các nội dung địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính cần phải có trong dữ liệu địa chính khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Bước 1: là quá trình chuyển đổi các đối tượng bản đồ địa chính thành đối tượng địa lý, hoặc phân lớp các đối tượng đo đạc mới thành đối tượng địa lý tương ứng theo các nhóm chủ đề (bảng 2) . Quá trình này có thể được thực hiện tự động bằng phần mềm chuyển đổi thông qua bảng ánh xạ chuyển đổi.
- Bước 2: là quá trình chuẩn hoá thuộc tính không gian của đối tượng địa lý sao cho đáp ứng được các yêu cầu về mô hình dữ liệu không gian của đối tượng địa lý. Các yêu cầu này được quy định trong lược đồ ứng dụng UML (B). Trong quá trình chuẩn hóa thuộc tính không gian để nâng cao năng xuất, chất lượng dữ liệu thì có thể áp dụng các phần mềm để hỗ trợ trong quá trình xây dựng dữ liệu như: làm sạch dữ liệu, tạo vùng tự động, kiểm tra quan hệ không gian, sửa lỗi quan hệ không gian,…
- Bước 3: là quá trình chuẩn hoá thuộc tính chủ đề của đối tượng địa lý sao cho đáp ứng được các yêu cầu về thuộc tính chủ đề của mỗi đối tượng địa lý quy định trong lược đồ ứng dụng UML (B).
- Bước 4: là quá trình kiểm tra chất lượng dữ liệu theo các yêu cầu chất lượng cho từng loại đối tượng địa lý. Các yêu cầu chất lượng này được quy định trong Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính.
- Bước 5: là quá trình ghép nối các tệp dữ liệu đã được chuẩn hóa vào một tệp dữ liệu tổng theo đơn vị hành chính xã trước khi chuyển vào cơ sở dữ liệu.
4.2.3. Quy trình chuẩn hóa thông tin không gian
4.2.3.1. Quy trình chuẩn hóa không gian các đối tượng thuộc nhóm A1
Nhóm đối tượng này có mô hình dữ liệu không gian spaghetti cho nên không cần chuẩn hóa dữ liệu không gian mà chỉ cần kiểm tra độ chính xác không gian theo các phương pháp và tiêu chí đặt ra.
4.2.3.2. Quy trình chuẩn hóa không gian các đối tượng thuộc nhóm A2 a. Quy trình
1. Phân nhóm
2. Chuẩn hóa dữ liệu theo mô hình network topology (làm sạch)
3. Sửa lỗi
4. Nối các đối tượng dạng tuyến
Đối tượng địa lý đã được chuẩn hóa thuộc tính không gian
DL BĐĐC
b. Giải thích quy trình
- Bước 1: Thực hiện phân nhóm đối tượng nguồn thành các đối tượng địa lý tương ứng (xem quy trình chung).
- Bước 2: Các đối tượng địa lý nhóm này phải tuân thủ mô hình dữ liệu network topology cho nên quá trình chuẩn hóa thuộc tính không gian phải thực thi các bước sau:
+ Xóa các đối tượng trùng + Tạo giao điểm
+ Xử lý đỉnh treo + Tối thiểu hóa đỉnh
Ở phần công việc này bắt buộc phải có phần mềm tự đông để hỗ trợ trong quá trình chuẩn hóa. Vì với các nội dung công việc như nêu trên không thể thực hiện thủ công trên một lượng dữ liệu lớn.
- Bước 3: Sau quá trình chuẩn hóa sẽ xác định được các lỗi mô hình dữ liệu.
Để hoàn thiện thì phải sửa dữ liệu bị lỗi cho đúng mô hình. Quá trình này cũng phải sử dụng công cụ phần mềm để có thể duyệt qua các lỗi giúp quá trình sử lỗi thuận tiện và chính xác.
- Bước 4: Các đối tượng địa lý có chung một số đặc tính có thể bị phân đoạn tại các điểm giao nhau. Bước này thực hiện nối các đối tượng có chung các đặc tính nằm liền kề nhau. Có thể dùng phần mềm tự động thực hiện thao tác này.
4.2.3.3. Quy trình chuẩn hóa không gian các đối tượng thuộc nhóm A3 a. Quy trình
1. Phân nhóm
2. Chuẩn hóa dữ liệu theo mô hình surface topology
3. Sửa lỗi
4. Tạo thể hiện đối tượng surface
Đối tượng địa lý đã được chuẩn hóa thuộc tính không gian
DL BĐĐC
b. Giải thích quy trình
* Bước 1: thực hiện phân nhóm đối tượng nguồn thành các đối tượng địa lý tương ứng (xem quy trình chung).
* Bước 2: các đối tượng địa lý nhóm này phải tuân thủ mô hình dữ liệu surface topology, do đặc thù về nguồn dữ liệu cho nhóm lớp này cho nên để đảm bảo dữ liệu đạt độ chính xác về quan hệ không gian cần phải xác định các yếu tố cần chuẩn hóa như sau:
- Các đối tượng dạng đường tham gia tạo ranh giới của đối tượng dạng vùng khác.
- Các đối tượng dạng vùng là dẫn xuất từ các đối tượng dạng đường tham gia tạo nên nó.
- Các đối tượng trong nhóm lớp này cần phải thỏa mãn các quan hệ như sau:
+ Các đối tượng dạng đường phải trùng khít với đường biên của đối tượng dạng vùng và ngược lại.
+ Các đối tượng vùng không được đè lên nhau.
+ Các đối tượng vùng khi ghép lại không được có lỗ hổng ở giữa.
Chính vì các quy tắc quan hệ như trên nên quá trình chuẩn hóa chủ yếu được tập trung trong việc chuẩn hóa các đối tượng đường biên. Việc chuẩn hóa các đối tượng đường biên cũng phải thực hiện các bước sau:
+ Xóa các đối tượng trùng + Tạo giao điểm
+ Tạo giao điểm + Xử lý điểm giao mờ + Xử lý đỉnh treo + Tối thiểu hóa đỉnh
* Bước 3: sau quá trình chuẩn hóa sẽ xác định được các lỗi mô hình dữ liệu.
Để hoàn thiện thì phải sửa dữ liệu bị lỗi cho đúng mô hình. Quá trình này cũng phải sử dụng công cụ phần mềm để có thể duyệt qua các lỗi giúp quá trình sửa lỗi thuận tiện và chính xác.
* Bước 4: các đối tượng dạng vùng (surface) được dẫn xuất từ các đối tượng đường biên đã đã được chuẩn hóa. Việc xây dựng các đối tượng này bắt buộc phải có phần mềm trợ giúp thực hiện để đảm bảo độ chính xác của mô hình mà làm thủ công không thể đạt được năng xuất và độ chính xác theo yêu cầu.
4.2.3.4. Quy trình chuẩn hóa không gian các đối tượng thuộc nhóm B1 a. Quy trình
DL BĐĐC
2. Chuẩn hóa thuộc tính không gian ranh thửa theo mô hình topology
3. Tạo lớp dữ liệu không gian thửa đât
1. Phân nhóm
Đối tượng địa lý đã được chuẩn hóa thuộc tính không gian
b. Giải thích quy trình
* Bước 1: Thực hiện phân nhóm đối tượng nguồn thành các đối tượng địa lý tương ứng (xem quy trình chung). Trong bước này do đặc thù ranh giới thửa đất có thể là các yếu tố giao thông, thủy văn, địa giới cho nên ở bước này phải thu thập đủ các đối tượng tham gia tạo ranh giới thửa đất.
* Bước 2: Theo mô hình dữ liệu của chuẩn địa chính thì mô hình dữ liệu không gian của thửa đất là quan hệ theo thời gian cho nên việc chuẩn hóa và xây dựng quan hệ là khá phức tạp có thể chia ra làm hai công đoạn chính sau:
- Chuẩn hóa về mô hình dữ liệu quan hệ hình học theo mô hình của các đối tượng đường biên trong mô hình surface topology. Bao gồm các chức năng làm sạch dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng.
- Xây dựng quan hệ giữa các đối tượng ranh thửa theo mô hình topology của chuẩn địa chính. Việc này bắt buộc phải được thực hiện bởi phần mềm chuyên dụng vì rất phức tạp mà không thể thực hiện thủ công được.
* Bước 3: Lớp dữ liệu thửa đất là dẫn xuất của ranh thửa. Khi các đối tượng ranh thửa đã được chuẩn hóa thành công phần mềm chuyên dụng sẽ có nhiệm vụ sinh ra đối tượng thửa đất tự động.
4.2.3.5. Quy trình chuẩn hóa không gian các đối tượng thuộc nhóm B2
Nhóm đối tượng này có mô hình dữ liệu không gian spaghetti cho nên không cần chuẩn hóa dữ liệu không gian mà chỉ cần kiểm tra độ chính xác không gian theo các phương pháp và tiêu chí đặt ra.
4.2.4. Quy trình thu thập, chuẩn hóa thông tin thuộc tính a. Nguồn thông tin
Dữ liệu thuộc tính có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên có thể gói gọn lại trong một số dạng chủ yêu như sau:
- Đối với bản đồ địa chính + Ghi chú bản đồ (text) + Biểu tượng bản đồ (cell) + Các nguồn tư/tài liệu khác - Đối với dữ liệu đo đạc mới
+ Điều tra trên thực địa
+ Các tư/tài liệu pháp lý liên quan.
b. Các phương pháp kết nạp thông tin
Đối với các nguồn tư/tài liệu khác nhau thì sẽ có các cách thức sử dụng chúng để kết nạp thông tin thuộc tính khác nhau
- Đối với ghi chú của bản đồ địa chính cần thực hiện các thao tác sau:
+ Xác định ghi chú đó được tạo cho thông tin gì của đối tượng nào.
+ Biên tập lại ghi chú cho phù hợp yêu cầu + Kết nạp cho thuộc tính đối tượng
+ Kiểm tra, chuẩn hóa nội dung
- Đối với biểu tượng bản đồ cần làm như sau:
+ Xác định ánh xạ bảng phân lớp ký hiệu bản đồ với đối tượng địa lý tương ứng.
+ Xác định thông tin có thể chuyển đổi.
+ Xây dựng cấu hình chuyển thông tin.
+ Thực hiện kết nạp thông tin.
+ Kiểm tra, chuẩn hóa nội dung.
Các nguồn dữ liệu liệu khác. Đối với mỗi nguồn dữ liệu sẽ có những đặc thù riêng. Cho nên tùy nguồn dữ liệu cụ thể có thể có quy trình tự động hoặc thủ công để kết nạp dữ liệu.
4.2.5. Kiểm tra chất lượng dữ liệu
Dữ liệu chuẩn hóa xong cần phải kiểm tra chặt chẽ trước khi chuyển vào cơ sở dữ liệu. Việc kiểm tra tuân thủ theo các tiêu chí của Quy định chất lượng dữ liệu địa chính. Công cụ kiểm tra cần có phần mềm hỗ trợ.
4.2.6. Quy trình số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hồ sơ địa chính
Nhập thông tin từ sổ địa chính Bộ hồ sơ địa chính theo phường:
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê đất đai.
- Sổ cấp GCN quyền sử dụng đất.
- Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Nhập thông tin chủ sử dụng đất.
- Nhập thông tin thửa đất.
- Nhập thông tin về quyền sử dụng đất.
- Nhập thông tin nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất.
- Nhập thông tin hạn chế về quyền sử dụng đất.
- Nhập thông tin tài sản gắn liền với đất.
- Nhập thông tin giá đất.
- Nhập thông tin biến động xảy ra trên thửa đất.
Nhập thông tin từ sổ cấp GCN QSD đất
Nhập thông tin từ sổ theo dõi biến động đất đai
Nhập ngày ký GCN QSD đất
Nhập thông tin từ sổ mục kê đất đai
Xử lý thửa đất là đồng sử dụng sau khi nhập từ sổ địa chính
- Nhập diện tích thửa đất.
- Nhập mục đích sử dụng đất kiểm kê.
- Nhập mục đích sử dụng đất quy hoạch.
- Nhập mục đích sử dụng đất chi tiết.
- Nhập thông tin thửa đất chưa đăng ký.
Nhập mốc thời gian xảy ra biến động trên thửa đất.
4.2.7. Quy trình hiệu chỉnh thông tin địa chính
CSDL Địa chính
Ghép nối thửa đất nhập từ hồ sơ với thửa đất nhập từ bản đồ
Sử dụng công cụ hỗ trợ ghép nối bán tự động từ phần mềm
Hiệu chỉnh, bổ sung thông tin địa chính
Kết xuất CSDL địa chính ra định dạng trao đổi GML theo chuẩn địa chính
Sử dụng công cụ tra cứu, kiểm tra, hiệu chỉnh thông tin địa chính từ phần mềm
Ghép nối tài sản gắn liền với đất nhập từ hồ sơ với tài sản gắn liền với đất nhập từ bản đồ
Sử dụng công cụ hỗ trợ ghép nối bán tự động từ phần mềm