(Có giáo án máy chiếu) I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết được:
-Gang là gì, thép là gì, t/c và ứng dụng của gang và thép.
- Thành phần chính của gang và thép.
- Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép.
2.Kĩ năng
- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm, sắt và một số nguyên tố . Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
II.Chuẩn bị:
-GV : Đề kiểm tra 15’
-HS: Ôn bài để KT III.Tiến trình bài giảng:
1.ổn định lớp – Phát đề:
2. Kiểm tra: 15’ - bài số 2 Đề 1-Lớp 9B
Câu 1: (6,0 điểm) Viết phương trình hoàn thành sơ đồ (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
1 2 3 4
2 3 2 2
1 2 3 4
2 3 2 4 3 3 2
. ( )
. ( ) ( )
a Fe FeCl FeCl FeCl Fe OH
b Al O Al Al SO Al OH KAlO
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH ?
Câu 3: (2,0 điểm) Nêu cách tách Al ra khỏi hỗn hợp gồm : Fe, Al, Cu, Mg bằng phương pháp hóa học ?
Đề 2-Lớp 9A
Câu 1: (6,0 điểm) Viết phương trình hoàn thành sơ đồ (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
1 2 3 4
3 2 4 3 4 2
1 2 3 4
3 2 3 3 2
. ( ) ( )
. ( )
a Fe FeCl Fe SO FeSO Fe OH
b Al OH Al O AlCl Al LiAlO
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH ?
Câu 3: (2,0 điểm) Nêu cách tách Al ra khỏi hỗn hợp gồm : Fe, Al, Cu, Mg bằng phương pháp hóa học ?
3. Bài mới:
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung
8’
16’
GV Giới thiệu hợp kim là gì; hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép GV cho HS quan sát một số đồ dùng bằng gang, thép
? Nêu đặc điểm khác nhau giữa gang và thép
? Kể một số ứng dụng của gang và thép HS căn cứ vào kiến thức SGK và thực tế trả lời (gang thường cứng và giòn hơn sắt.
Thép thường cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn) GV: ? Gang và thép có thành phần giống và khác nhau ntn?
GV yêu cầu HS hđ nhóm tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
a) Nguyên liệu s/x gang.
b)Ng/tắc để s/x gang.
c)Viết các PTPƯ chính xảy ra trong quá trình s/x gang
GV: Giải thích than cốc là gì ? HS Thảo luận, báo cáo k/quả
GV sử dụng sơ đồ lò cao để thuyết trình và giới thiệu thêm các n/dung:
-CO khử các oxit sắt. Mặt khác, một số oxit khác có trong quặng như MnO2 , SiO2 … cũng bị khử tạo thành Mn, Si …
-Sắt n/chảy hòa tan một số lượng nhỏ cac bon, và một số ng/tố khác tạo thành gang lỏng
-GV giới thiệu về sự tạo thành xỉ…
HS các nhóm tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi:
a) Ng/liệu s/x thép.
b) Ng/tắc s/x thép.
c) Viết các PTPƯ xảy
ra trong quá trình sản xuất thép
Các nhóm trả lời câu hỏi, đồng thời GV sử dụng tranh vẽ sơ đồ luyện thép để thuyết trình
I.Hợp kim của sắt : 1. Gang là gì?
2. Thép là gì?
&. Kết luận:
Gang và thép đều là hợp kim của sắt với cac bon và và một số ng/ tố khác nhưng trong gang: Cac bon chiếm từ 2 -> 5 % , còn trong thép hàm lượng cac bon it hơn (dưới 2%) II. Sản xuất gang, thép:
1. Sản xuất gang như thế nào?
a) Nguyên liệu để sản xuất gang
-Quặng sắt: Manhetit (Chứa Fe3O4 màu đen), quặng hematit (chứa Fe2O3 )
-Than cốc, k/k giàu oxi và một số chất phụ gia khác như đá vôi CaCO3
b) Nguyên tắc sản xuất gang:
-Dùng CO khử sắt o xit ở to cao trong lò luyện kim( lò cao)
c) Quá trình s/x gang trong lò cao:
Các p/ư chính xảy ra trong lò cao:
C + O2 t0 CO2
C + CO2
t0
2CO
Khí CO khử sắt o xit trong quặng thành sắt:
3CO + Fe2O3 t0
2Fe + 3CO2
2. Sản xuất thép như thế nào?
a) Nguyên liệu sản xuất thép: Gang, sắt phế liệu và o xi .
b)Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hóa một số k/loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các
ng/tố cac bon, si lic, man gan…
c) Quá trình sản xuất thép:
Khí oxi ,oxi hóa sắt tạo thành FeO. Sau đó FeO sẽ o xi hóa một số ng/tố trong gang như C, Si, S, P …
Ví dụ: FeO + C t0 Fe + CO
-> Sản phẩm thu được là thép
IV. Luyện tập – Củng cố : 5p
1. HS nhắc lại nội dung chính của bài
2. Bài luyện tập: (GV hướng dẫn HS làm bài)
Tính khối lượng gang có chứa 95% sắt sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85%
Fe2O3) biết rằng hiệu xuất của quá trình là 80%
Hướng dẫn HS giải
Hướng dẫn -Viết PTPƯ
- Tính khối lượng Fe2O3 có trong 1,2 tấn quặng hematit
- Tính khối lượng sắt thu được theo PTHH( theo lí thuyết).
- Tính khối lượng sắt thu được thực tế.
Tính khối lượng gang thu được thực tế
Đáp án Fe2O3 + 3CO t0 2Fe + 3CO2
Khối lượng của Fe2O3 có trong 1,2 tấn quặng hematite là:
1,2 . 85 : 100 = 1,02 tấn
Theo PT khối lượng sắt thu được theo lí thuyết là:
1,02 . 112 : 160 = 0,714 tấn
Vì hiệu suất là 80% nên khối lượng sắt thu được thực tế là:
O,714 . 80 : 100 = 0,5712 tấn Khối lượng gang thu được là:
0,5712 .100 : 95 = 0,6 V. Dặn dò, ra bài tập về nhà ; 1p
- HS chuẩn bị và làm trước các thí nghiệm của bài sự ăn mòn KL - BT: 5,6 SGK-63
- Về nhà làm thí nghiệm phần 1/ 65 – tổ 1
- Tổ 2 chuẩn bị một số tranh mẫu bị oxi hóa hình 2.18/64 –SGK
---
Tuần : 14 Ngày soạn: 8/11/2011
Tiết : 27 Ngày dạy : 15/11/2011
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHỎI BỊ ĂN MÒN I.Mục tiêu: HS biết:
1.Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2.Kĩ năng
- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
-Một số đồ dùng bằng KL đã bị gỉ ( theo yêu cầu tiết 26)
-HS chuẩn bị từ 5 hôm trước : thí nghiệm “ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn KL”
III.Tiến trình bài giảng:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 10’
-Gọi HS sữa bài tập 4,5,6 SGK/63
-Kiểm tra sự chuẩn bị thí nghiệm , tranh của các tổ 3. Bài mới :
GV dẫn dắt vào bài mới
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung
5’ I.Thế nào là sự ăn mòn KL?
10’
12’
GV cho HS quan sát một số đồ dùng bằng KL bị gỉ sau đó y/cầu HS đưa ra khái niệm về sự ăn mòn KL
GV giải thích ng/nhân của sự ăn mòn KL sau đó cho HS đọc lại trong SGK
HS báo cáo k/quả thí nghiệm
- ở ống nghiệm 1: Đinh sắt trong k/k khô ko bị ăn mòn
- ở ống nghiệm 2: Đinh sắt trong nước có hòa tan o xi ( k/k) bị ăn mòn chậm.
- ở ống nghiệm 3: Đinh sắt trong d/d muối ăn bị ăn mòn nhanh.
- ở ống nghiệm 4: Đinh sắt trong nước cất ko bị ăn mòn
GV: Từ các h/t trên các em hãy rút ra KL?
GV: Thuyết trình
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Vì sao phải bảo vệ KL để các đồ dùng bằng KL không bị ăn mòn ?
- Các biện pháp bảo vệ KL mà các em thấy trong thực tế ?
HS đọc phần “ Em có biết”;
Qui trình bảo vệ một số máy móc.
Sự phá hủy KL do t/d hh của m/trường gọi là sự ăn mòn KL
II.Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn KL?
1.Ảnh hưởng của các chất trong môi trường
Sự ăn mòn KL ko xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của m/trường mà nó tiếp xúc.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ :
- ở t0 cao sẽ làm cho sự ăn mòn KL xảy ra nhanh hơn
- VD: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát.
III.Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng KL ko bị ăn mòn?
Các biện pháp bảo vệ KL là:
1).Ngăn ko cho KL tiếp xúc với môi trường.
VD:
-Sơn, mạ, nôi dầu mỡ… lên trên bề mặt KL.
-Để đồ vật ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
-Rửa sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ l/động và tra dầu mỡ.
2).Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
VD:Cho thêm vào thép một số KL như crom, ni ken…
IV. Củng cố-Dặn dò và ra bài tập về nhà: 2’
-GV: yêu cầu HS nhắc lại các n/d chính của bài.
-BT:2,4,5 SGK-67.
-Về nhà ôn lại kiến thức của chương kim loại -Làm trước bài tập phần luyện tập trước ở nhà.
-Làm thêm bài tập ở sách bài tập
---
Tuần : 14 Ngày soạn: 14/11/2011
Tiết : 28 Ngày dạy : 17/11/2011