I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
Phản ứng tráng gương của glucozơ
Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột 2.Kĩ năng
Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương
Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ , saccarozơ và hồ tinh bột
Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .
Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện
1.Dụng cụ : ống nghiệm,giá đựng ống nghiệm,đèn cồn, pipet ,cốc thủy tinh,...cho 4 tổ thí nghiệm. Chuẩn bị máy chiếu .
2.Hóa chất :Dung dịch glucozơ, NaOH, AgNO3,NH3, sacarozo , hồ tinh bột III. Các hoạt động học tập:
1. ổn định lớp: 1’
2.Kiểm tra: (15’) – thay cho bài thực hành vì không có hóa chất.
-GV phát đề cho HS
Câu 1: ( 4,0 điểm ) Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các PTHH (mỗi PT chọn đúng chất và ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có) được 0,5 điểm ). HS không cần ghi lại đề mà giải trực vào đề.
a. CH3Cl + Na + ... C4H10 + NaCl b. C2H5OH + ... ... + H2O
c. CH3COOK + ... CH4 + ...
d. C6H12O6 + Cu(OH)2 ... + Cu2O + H2O
e. ...+ ... CH3OH + C2H5COONa f. CO2 + ... (-C6H10O5-)n
g. C12H22O11 + ... ... + C6H12O6
h. C2H5OH ...+ ... + H2
Câu 2: ( 4,0 điểm) Viết PTHH khi cho CH3COOH lần lượt tác dụng với : MgO ,MgCO3
,Mg(HCO3)2 ; Mg(OH)2 .
Câu 3: ( 2,0 điểm) Bằng pp hóa học hãy nhận biết các chất mất nhãn : HCOOH ; CH3COOH ; HCl ; H2SO4 chỉ dùng quỳ tím và Ag2O/ dd NH3 .
3. Tiến hành bài thực hành:
( Thay vì làm thí nghiệm- GV chiếu trên máy cho HS quan sát )
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung
20’
3’
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm:
-Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch NH3 , lắc nhẹ.
-Cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt vào nước nóng).
Hs:
-Làm thí nghiệm theo nhóm.
-Quan sát và ghi chép.
= > GV chiếu thí nghiệm để HS so sánh kết quả thí nghiệm vừa làm.
Gv: Gọi một vài Hs nêu hiện tượng nhận xét và viết phương trình phản ứng.
Gv: Đặt vấn đề:
Có 3 dung dịch: glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột (loãng) đựng trong 3 lọ bị mất nhãn. Em hãy nêu cách phân biệt 3 lọ dung dịch trên.
Gv: Gọi Hs trình bày cách làm.
Hs: Trình bày cách làm:
Hs: Tiến hành phân biệt 3 lọ hoá chất và ghi lại kết quả vào tường trình.
-GV cho HS quan sát thí nghiệm trên máy để HS so sánh với kết quả thực tế.
Gv: hướng dẫn Hs làm tường trình theo mẫu.
Yêu cầu Hs làm tường trình theo mẫu.
-GV hướng dẫn HS về viết mẫu báo cao thực hành.
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:
Tác dụng của glucozơvới bạc nitơrat trong dung dịch ammoniac.
Hs: Nêu hiện tượng:
- Có Ag tạo thành:
Phương trình:
C6H12O6+Ag2O ddNH3 C6H12O7 + 2Ag
2. Thí nghiệm 2: phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Nhỏ 1 2 giọt dung dịnh iot vào3 dung dich trong 3 ống nghiệm:
+ Nếu thấy xuất hiện màu xanh: là hồ tinh bột.
- Nhỏ 1 2 giọt dung dịnhAgNO3 trong NH3
vào 2 dung dịch còn lại, đun nóng nhẹ:
+ Nếu thấy xuất hiện Ag kết tủa bám vào thành thí nghiệm, là dung dịch glucozơ.
+ Còn lại là dung dịch saccarozơ
II. Viết tường trình ( HS về nhà viết báo cáo )
IV.Vệ sinh: (5’)
-Cho HS dọn dẹp, rửa dụng cụ thực hành V.Dặn dò : (1’)
-HS về làm các bài tập SGK/167,168 SGK.
-Học bài, ôn bài để thi học kì II.
---
Tuần: 35 Ngày soạn:20/4/2012
Tiết : 68 Ngày dạy : 25/4/2011 2
ÔN TẬP CUỐI NĂM I. Mục tiêu:
-HS lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: Kimloại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn bằng sơ đồ trong bài học.
-Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng; Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập; Vận dụng t/c của chất vô cơ đã học để viết được các pthh biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung
10’
30’
15’
GV gọi HS lần lượt hệ thống lại các nội dung đã học (Phần vô cơ):
- Phân loại các hợp chất vô cơ
- Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
- Mối liên hệ giữa các chất vô cơ: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để viết ptpư cho sơ đồ - GV giới thiệu sơ đồ bằng bảng phụ (Mẫu tr167 SGK)
- HS lần lượt phát biểu ý kiến để hệ thống hoá lại nội dung kiến thức cơ bản đã học
Bài 1: Trình bày phương pháp để phân biệt a.các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, Na2SO4
HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng
I. Kiến thức cần nhớ:
(SGK)
II. Bài tập:
Bài tập 1:
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều.
+ Nếu thấy chất rắn ko tan, mẫu thử là CaCO3
+ Nếu thấy chất rắn tạo thành dd là:
Na2CO3, Na2SO4
Gọi HS nhận xét
b.Các chất khí sau : CH4,SO2,CO2,C2H4
c.Các dd sau : C2H5OH,CH3COOH,C6H6
- Nhỏ dd HCl vào 2 muối còn lại.
+ Nếu thấy sủi bọt là Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + H2O + CO2
+ Còn lại là Na2SO4
15’
Bài 2: Lập các sơ đồ chuyển hoá và viết ptpư
HS có thể lập thành những dãy biến hoá khác nhau
GV cho HS nhận xét các phương án lập Bài 3: Cho 2,11 gam hỗn hợp A gồm Zn, ZnO vào dd CuSO4 dư.
Sau khi p/ư kết thúc, lọc lấy phần rắn ko tan, rửa sạch rồi cho t/d với dd HCl dư thì còn lại 1,28 gam chất rắn ko tan màu đỏ.
a) Viết ptpư
b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A
HS làm bài tập vào vở, một HS lên bảng làm Gọi Hs nhận xét, GV sửa sai
Bài tập 2:
a.FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2
b.CH3COONa CH4 C2H2 C2H3Cl PVC
Bài tập 3:
a) Phương trình:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu b) Vì CuSO4 dư nên Zn P/ư hết.
ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O
mCu= 1,28 g nCu = 1,28 : 64 = 0,02 mol Theo ptpư 1:
nZn = nCu = 0,02 mol
-> mZn = 0,02 . 65 = 1,3 gam mZnO = 2,11 – 1,3 = 0,81 gam IV. Dặn dò: (5’)
-HS về làm các bài tập sách giáo khoa -Ôn lại các kiến thức đã học để thi học kì -Làm các tài liệu liên quan
---
Tuần: 36 Ngày soạn:24/4/2012
Tiết : 69 Ngày dạy : 2/5/2012
ÔN TẬP CUỐI NĂM I. Mục tiêu:
-Củng cố lại những kiến thức đã học về các chất hữu cơ -Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất
-Củng cố các kĩ năng giải bài tập, các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế II. Hoạt động học tập:
1. ổn định lớp : 2. Bài mới:
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung
10’
20’
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung:
+ Công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.
+ Đặc điểm cấu tạo của các hợp chất trên + ứng dụng
Các nhóm báo cáo kết quả, thống nhất ý kiến Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt:
a) Các chất khí: CH4, C2H4, CO2.
b) Các chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, C6H6
- HS làm bài vào vở, một HS lên bảng làm - HS khác nhận xét sửa sai
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Bài tập:
Bài tập 1:
a) Lần lượt dẫn các khí vào d/d nước vôi trong
+ Nếu thấy dd nước vôi trong vẩn đục là khí CO2:
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
+ Nếu ko thấy hiện tượng gì là CH4, C2H4
- Dẫn 2 khí còn lại vào dd brom, + dd nước brom mất màu là do C2H4
C2H4 + Br2 C2H4Br2
+ dd nước brom ko mất màu thì khí dẫn vào là CH4
b) Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
- Lần lượt cho các chất t/d với Na2CO3
+ Nếu thấy sủi bọt là CH3COOH
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2
- Cho 2 chất còn lại t/d vơí Na + Nếu có sủi bọt là C2H5OH
2 C2H5OH + Na 2 C2H5ONa + H2
+ Nếu ko có hiện tượng gì là C6H6
10’
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđro cacbon A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; ở bình 2 có 30 gam kết tủa a) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với hiđro bằng 21
b) Tính m?
HS làm bài tập vào vở
Gọi HS nhận xét sửa sai; HS có thể làm bằng nhiều phương pháp khác nhau
Bài tập 2:
CxHy + (x+y/4)O2 t0
xCO2 + y/2 H2O (1)
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2) - Khối lượng bình 1 tăng là do hơi nước bị giữ lại
-> nH2O = 5,4 gam : 18 = 0,3 mol (1) - ở bình 2 có CaCO3 kết tủa
nCaCO3 = 30 : 100 = 0,3 mol Theo pt (2)
nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol mà nCO2 ở (2) = nCO2 ở (1) Ta có:
MA = dA/H2 . 2 = 21 . 2 = 42 gam - Gọi số mol CxHy đã đốt là a Theo pt (1)
nCO2 = ax ax = 0,3 nH2O = 0,3 ay = 0,6 mặt khác:
ax:ay = 0,3 : 0,6 y = 2x 12x + y = 42
12x + 2x = 42 -> x = 3 y = 6
Vậy công thức phân tử của A là C3H6
b) Vì ax = 0,3 ; x = 3
a = 0,1
mC3H6 = 0,1 . 42 = 4,2 gam
IV. Bài tập: (5’)
- Về làm các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 SGK tr168 - Ôn tập thi học kì
---
TIẾT 70 –THI HỌC KÌ ĐỀ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
THỐNG KÊ ĐIỂM THI