I. Mục tiêu bài học:
-Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ, kim loại, để HS thấy được mối quan hệ giữa đơn chất với hợp chất vô cơ
-Từ tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim, biết thiết lập sơ đồ chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất; Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết các PTPƯbiểu diễn chuyển đổi giữa các chất; từ các chuyển đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất
II. Chuẩn bị:
III. Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp 2. Tiến trình ôn tập
GV đặt vấn đề: Các em đã học t/c của các loại h/c vô cơ và t/c hh của kim loại, phi kim. Vậy mối quan hệ giữa chúng như thế nào? chúng ta sẽ thiết lập mối quan hệ đó thông qua các bài tập cụ thể sau:
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 20’
GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo nội dung:
- Từ kim loại có thể chuyển hoá thành những loại hợp chất nào? Viết sơ các chuyển hoá đó.
- Viết PTHH minh hoạ cho các chuyển hoá mà các em đã lập được ? Cho ví dụ ?
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng phụ và báo các kết quả
GV cho HS các nhóm thảo luận nhóm để viết các sơ đồ chuyển hoá các hợp chất vô cơ thành kim loại (lấy ví dụ minh hoạ và viết PTHH)
HS thảo luận nhóm, Viết kết quả vào bảng phụ và báo các kết quả.
I./ Kiến thức cần nhớ
1) Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ
a) Kim loại -> muối Ví dụ:
Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2
b) Kim loại -> bazơ -> muối1 -> muối2
Ví dụ:
Na -> NaOH -> Na2SO4 -> NaCl
c) Kim loại -> oxit bazơ -> bazơ -> muối1
-> muối2
Ví dụ:
Ba -> BaO ->Ba(OH)2 -> BaCO3 -> BaCl2
d) Kim loại -> oxit bazơ -> muối1 -> bazơ ->muối2 -> muối3
Ví dụ: Cu -> CuO -> CuSO4 -> Cu(OH)2 ->
CuCl2 -> Cu(NO3)2
2) Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại:
a) muối -> kim loại Ví dụ: CuCl2 -> Cu
CuCl2 + Fe -> Cu + FeCl2
b) Muối -> bazơ -> oxit bazơ -> kim loại Ví dụ:
Fe2(SO4)3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe
(1) Fe2(SO4)3 + 6KOH 2Fe(OH)3 3K2SO4
(2) Fe(OH)3 t0
Fe2O3 + H2O (3) Fe2O3 + 3CO t0 2Fe + 3CO2
c) Bazơ -> muối -> kim loại Ví dụ: Cu(OH)2 -> CuSO4 -> Cu
(1) Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O
(2) 3CuSO4 + 2Al Cu + Al2(SO4)3
24’
GV giới thiệu bài tập 1 bằng bảng phụ
GV hướng dẫn HS làm bài bằng cách kẻ bảng GV giới thiệu bài tập 2 bằng bảng phụ
Bài tập 2: Hoà tan hoàn toàn 4,54 gam hỗn
II. Bài tập
Bài tập 1: Cho các chất sau: CaCO3, FeSO4
H2SO4, K2CO3, Cu(OH)2, MgO -Gọi tên, phân loại các chất trên
-Trong các chất trên, chất nào t/d được với:
a) D/d HCl b) D/d KOH c) D/d BaCl2
Viết các PTPƯ xảy ra Bài 2:
Bài tập 3
hợp gồm Zn, ZnO bằng 100 ml d/d HCl 1,5M. Sau p/ư kết thúc thu được 448 cm3 khí (ở ĐKTC)
a) Viết các PTPƯ xảy ra
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c) Tính nồng độ mol của các chất có trong d/d sau khi p/ư kết thúc (giả thiết Vdd sau p/ư thay đổi ko đáng kể so với thể tích của dd axit
Gọi một HS lên viết PTPƯ và đổi số liệu, các HS làm bài tập vào vở
GV gợi ý để HS so sánh sản phẩm của p/ư 1 và 2. Từ đó biết sử dụng số mol H2 để tính ra số mol Zn ->gọi HS làm tiếp phần b
Bài giải:
a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (2) b. mZn = 1,3 g ; mZnO = 3,24g
c. CM (HCl dư) = 0,3 (mol);CM ZnCl( 2) 0,6M
IV. Dặn dò: 1p
- HS ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì - Bài tập: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 SGK-72
---
Tuần : 18 Ngày soạn: 5/12/2011
Tiết : 36 Ngày dạy : 15/12/2011
KIỂM TRA HỌC KÌ I I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Kiểm tra đánh giá kiến thức về bốn loại hợp chất vô cơ : Oxi, axit, bazơ, muối và chương kim loại
2- Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra 3- Thái độ :
- Giáo dục tính cẩn thận trong kiểm tra II- Chuẩn bị
GV: - Đề kiểm tra
HS: - Ôn lại kiến thức về kiến thức về bốn loại hợp chất vô cơ : Oxi, axit, bazơ, muối và chương kim loại
PP: - Kiểm tra đánh giá III- Tổ chức bài học :
1- Ổn định lớp 2- Phát đề kiểm tra
Đề & đáp án của PGD
THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
---
Tuần : 19 Ngày soạn: 15/12/2011
Tiết : Ngày dạy : 21/12/2011 TRẢ BÀI & SỮA BÀI THI HỌC KÌ I
HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỌC KÌ I
---
Tuần: 20 Ngày soạn: 18/12/2011
Tiết: 37 Ngày dạy : 28/12/2011