Chương 2. T ỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Tình hình ho ạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
1. Gi ới thiệu chung về Nhà máy
1.4. Môi trường và nguồn lực kinh doanh của Nhà máy
1.4.1 Môi trường kinh doanh của nhà máy
1.4.1.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đặc biệt là vào tháng 11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế gới WTO. Đây là cơ hội để nhà máy có thể mở rộng sản phẩm tiêu thụ, tăng lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhà máy cũng gặp nhiều trở ngại khi đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty nước giải khát khác trên thị trường Việt Nam.
Môi trường chính trị - pháp luật:
Có thể thấy rằng, so với các quốc gia khác, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế có môi trường chính trị tương đối ổn định. Với hệ thống chính trị như vậy, khả năng hợp tác giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức trên thế giới (ASEAN, AFTA, APEC,…) có nhiều triển vọng tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của của các luật kinh tế như: luật khuyến khích đầu tư, luật doanh nghiệp, luật phá sản,… đã nhanh chóng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế xã hội, tạo môi trường kinh doanh ổn định và công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Nhà nước ban hành nhiều Nghị định như: Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003.
Môi trường văn hóa-xã hội:
Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố củ môi trường kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Nhã - K44B TM 30
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sắc thái văn hóa vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống, lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hóa in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần mua. Vai trò của nước uống trong cuộc sống là một nhu cầu thiết yếu, quyết định đến sự tồn tài của con người. Hầu hết tất cả mọi người đều cần nước uống hàng ngày. Nhu cầu về nước uống ngày càng tăng sẽ kích cầu sản phẩm của Nhà máy.
Bên cạnh đó, xã hội phát triển, trình độ dân trí của Việt Nam ngày được nâng cao hơn. Điều này tạo điều kiện cho Nhà máy nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao.
Môi trường dân số
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng dân số thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới. Điều này tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với Việt Nam.
Về thuận lợi đó là dễ dàng trong việc tìm kiếm nguồn lao động với giá nhân công tương đối rẻ. Tuy nhiên việc gia tăng dân số quá nhanh làm cho nguy cơ tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng do có một số lượng lớn người lao động không có việc làm, ngoài ra dân số phân bố không đều trở thành khó khăn trong công tác tuyển dụng.
Môi trường khoa học công nghệ
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão hiện nay làm cho máy móc thiết bị mau chóng bị lạc hậu. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đang đầu tư rất nhiều cho công nghệ, máy móc hiện đại. Nếu nhà máy không nhanh chóng thay đổi công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất mới để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản xuất sản phẩm thì rất khó để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của sản phẩm vì nước uống, nước giải khát phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người. Do vậy, đây cũng là vấn đề mà Nhà máy cần phải quan tâm và luôn ưu tiên cho việc đầu tư thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trình độ của nhân viên trong việc xử lý tốt chất lượng của từng mặt hàng, nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết của nhân viên để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự thay đổi của môi trường luôn biến động. Và cộng với việc hội nhập, mở
SVTH: Nguyễn Thị Phương Nhã - K44B TM 31
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm của nước bạn.
Môi trường tự nhiên
Nước ta là nước khí hậu nhiệt đới, thời tiết có hai mùa tương đối rõ rệt, mùa nắng nóng và mùa mưa, môi trường tài nguyên thiên nhiên đang bị tàn phá, nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề. Chính vì thế, nguồn nước khoáng trở nên quý giá.
1.4.1.2. Môi trường vi mô:
Môi trường doanh nghiệp
Hơn 15 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích đã gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng với sự đoàn kết và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy cũng như sự quan tâm giúp đỡ của Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, của các ban, ngành ở trung ương và địa phương, các đại lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhà máy phát triển.
Cùng với đó, nhà máy có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo, luôn tìm tòi học hỏi những cái mới để trau dồi kiến thức, đặc biệt là thế hệ trẻ có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị kiến thức đầy đủ. Có khả năng thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Nhà máy đã tạo được dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng. Với việc áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008 trong quản lý sản xuất và kinh doanh, sản phẩm của Nhà máy thường xuyên được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (năm 2004 – 2008, 2010-2012); Là Thương hiệu Sao Vàng Đất Việt (năm 2004, 2006); Thương hiệu Xanh Bền Vững (2008); Là Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn (năm 2009);
Thương hiệu nổi tiếng Asian (năm 2011)…
Các Đối thủ cạnh tranh chính: Qua nghiên cứu, thu thập, phân tích môi trường nành hàng nước giải khát, hiện nay có rất nhiều công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên xác định các công ty dưới đây là đối thủ cạnh tranh chính của Nhà máy:
- Công ty liên doanh Lavie
- Công ty nước khoáng Vĩnh Hảo
SVTH: Nguyễn Thị Phương Nhã - K44B TM 32
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Công ty nước khoáng Khánh Hòa(Đảnh Thạch) - Công ty cổ phần nước khoáng Quy Nhơn(The Life)
Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng bởi thị trường sản phẩm nước giải khát của Việt Nam rất tiềm năng, nhu cầu sản phẩm tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.
Hình 9: Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
(Nguồn: Internet)
(Đơn vị: Triệu lít) Hình 10: Sản lượng tiêu thụ của Thạch Bích và các đối thủ cạnh tranh năm 2011-2013 (Nguồn: thống kê của Công ty Nghiên cứu Thị trường Datamonitor, Anh, 2013)
SVTH: Nguyễn Thị Phương Nhã - K44B TM 33
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
(Đơn vị: Tỷ đồng) Hình 11: Doanh thu của Thạch Bích và các đối thủ cạnh tranh năm 2011-2013
(Nguồn: thống kê của Công ty Nghiên cứu Thị trường Datamonitor ,Anh, 2013) Khách hàng
Đối tượng khách hàng của Nhà máy bao gồm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan,… Khách hàng mua sản phẩm rất quan tâm về giá cả, thông tin về sản phẩm và đặc biệt là rất quan tâm về chương trình khuyến mãi. Nhà máy nước khoáng Thạch Bích là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm nước uống. Chính vì thế mỗi sản phẩm hướng đến những khách hàng cụ thể.
Ngoài ra khách hàng của Nhà máy là những đại lý, nhà phân phối. Đây là nơi tập trung giành giật của các đối thủ cạnh tranh bằng nhiều chính sách, biện pháp nhằm chiếm cho được một thị phần hoặc độc quyền phân phối của các đại lý. Điều này làm cho thế lực đàm phán của họ cao hơn nhà sản xuất, điều kiện cần thỏa mãn nhiều và khắt khe hơn, đáp ứng điều kiện này đã đẩy chi phí bán hàng lên cao, giảm lợi nhuận của nhà sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Nhã - K44B TM 34
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm nước giải khát là thức uống thỏa mãn cơn khát, vì vậy có rất nhiều sản phẩm thay thế cho nước giải khát của Nhà máy như sữa, nước ép tươi, bia…
Nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa:
Nhà máy có quy mô lớn, ổn định, có tiềm lực về tài chính và uy tín, điều đó cho phép Nhà máy có quyền đàm phán cao.