PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NHTM
1.3. Khái niệm về rủi ro và rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.3.6. Quản trị rủi ro lãi suất
1.3.6.4. Nội dung các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất
Sơ đồ 1: Các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất 1.3.6.4.1. Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất (R)
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng tạo ra khe hở lãi suất làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ta có phương pháp quản lý khe hở lãi suất được tóm tắt ở bảng sau.
Bảng 1.1: Các kết quả đo lường rủi ro lãi suất của khe hở lãi suất Rủi ro lãi suất (R) Xảy ra rủi ro lãi suất Trường hợp
R > 0 Có Lãi suất thị trường giảm
R = 0 Không
R < 0 Có Lãi suất thị trường tăng
Để thực hiện việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như những khoản vốn vay trên thị trường. Tại bất cứ thời điểm, ngân hàng có thể tự bảo vệ trước những sự thay đổi của lãi suất bằng
Mô hình Thời lượng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = Giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Trong đó:
Tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi, các khoản cho vay sắp đến hạn, các khoản cho vay và chứng khoán có lãi suất thả nổi…
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi mang lãi suất thả nổi…
Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất không cân bằng, khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành.
Khe hở nhạy cảm lãi suất (R) = Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất – Giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.
Trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng…) nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm lãi suất dương hay khe hở nhạy cảm tài sản. Và ngược lại, nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, ta có khe hở nhạy cảm lãi suất âm hay khe hở nhạy cảm nợ.
Trường hợp R = 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất tăng hay giảm cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Trường hợp R > 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng.
Và ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi phải trả, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Trường hợp R < 0: giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thị trường giảm lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng.
Và ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thu lãi tăng chậm hơn chi phí lãi, rủi ro lãi suất xuất hiện làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Như vậy ngân hàng có thể thực hiện quản trị khe hở lãi suất trong mỗi trường hợp như sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khi R = 0: Rủi ro lãi suất không xuất hiện.
Khi R < 0: Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm vì NIM giảm. Lúc đó, ngân hàng có thể không làm gì vì nghĩ lãi suất sẽ tăng lại hoặc ổn định; hoặc kéo dài kỳ hạn của tài sản hoặc thu hẹp kỳ hạn của danh mục nguồn vốn;
hoặc tăng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản nhạy cảm lãi suất.
1.3.6.4.2. Quản trị khe hở kỳ hạn
Được sử dụng để khắc phục nhược điểm của việc dựa vào khe hở nhạy cảm lãi suất để đánh giá rủi ro lãi suất là chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn mà không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn. Hơn nữa, quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất không đưa ra một con số cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng. Để đi vào phân tích khe hở kỳ hạn, trước tiên chúng ta làm quen với khái niệm kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả. Kỳ hạn hoàn vốn của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận được trong tương lai. Kỳ hạn hoàn trả trung bình của dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng.
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của TS – Kỳ hạn hoàn trả trung bình của NV
Để phòng chống rủi ro lãi suất, các ngân hàng thường cố gắng duy trì cân đối giữa tài sản và nguồn vốn vay sao cho khe hở kỳ hạn tiến gần tới 0, lúc đó kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản sẽ gần bằng kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn.
Bên cạnh đó trong một ngân hàng, giá trị tài sản luôn luôn phải lớn hơn giá trị nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán. Để có thể loại bỏ rủi ro lãi suất, giá trị tài sản cho vay phải thay đổi nhiều hơn giá trị nguồn vốn.
Nếu kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản không tương đương với kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất xảy ra cụ thể như sau.
Khi khe hở kỳ hạn dương: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình nguồn vốn nếu:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
o Nếu lãi suất tăng làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản suy giảm nhiều hơn giá trị nguồn vốn.
o Nếu lãi suất giảm sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.
Khi khe hở kỳ hạn âm: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình nguồn vốn nếu:
o Nếu lãi suất sẽ tăng làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.
o Nếu lãi suất sẽ giảm giá trị ròng của ngân hàng.
Công thức chuẩn để tính kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả của một công cụ tài chính là:
D =
Dòng tiền dự tính trong khoảng thời gian
1 t t
Cf
YTM
Giá trị ròng của ngân hàng (NW) = Giá trị tổng TS (A) – Giá trị tổng vốn huy động (L)
Khi lãi suất thay đổi thì: ∆NW = ∆A - ∆L
Đồng thời, lý thuyết danh mục đầu tư trong lĩnh vực tài chính đã chỉ ra rằng:
lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị thị trường của các tài sản và của các khoản nợ mang lãi suất cố định và kỳ hạn của tài sản và của nguồn vốn càng dài thì giá trị thị trường của chúng càng giảm mạnh khi lãi suất tăng. Vì vậy, mức độ thay đổi giá trị ròng dưới tác động của lãi suất phụ thuộc vào tương quan về kỳ hạn giữa tài sản và các khoản vốn vay của ngân hàng.
Ta có công thức:
∆NW = - DA * * L)
Trong đó:
∆NW: Sự thay đổi giá trị ròng của ngân hàng
DA: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị danh mục tài sản
A: Tổng giá trị tài sản
* 1
1 t
t
YTM
1 n
t
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
1 1 n *
t t n t t
PV t PV
DL: Kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá của danh mục nợ
L: Tổng giá trị nguồn vốn huy động
∆r: Sự thay đổi lãi suất
i: Lãi suất ban đầu
Mặc dù các ngân hàng có thể sử dụng công cụ khe hở kỳ hạn một cách dễ dàng nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định: rất khó khăn trong việc tìm kiếm các tài sản, nguồn vốn có kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả phù hợp với yêu cầu của ngân hàng. Đối với một số loại tài khoản không thể xác định được chính xác mô hình luồng tiền vào ra làm cho việc tính kỳ hạn hoàn trả, kỳ hạn hoàn vốn rất khó khăn. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng để giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất.
1.3.6.4.3. Mô hình thời lượng
Nội dung lý thuyết mô hình thời lượng
Mô hình thời lượng, cụ thể là chênh lệch giữa thời lượng của tài sản và nguồn vốn nợ, là phép đo rủi ro lãi suất (qua việc đo độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn nợ đối với lãi suất).
Thời lượng của một tài sản hay khoản nợ là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản (hoặc nợ) này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Công thức tổng quát:
D = Trong đó:
D là thời lượng của tài sản (hoặc nợ)
N là tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản (hoặc nợ)
PVt là giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.
Một số ví dụ liên quan đến mô hình thời lượng
Ví dụ: Ngân hàng A cho vay khách hàng M với giá trị khoản vay 1000 USD kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất hàng năm là 7%, tiền lãi trả hàng năm, trả gốc cuối kỳ. Giả sử YTM bằng 10%. Tính kỳ hạn hoàn vốn thực của khoản cho vay này.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Các dòng tiền vào ngân
hàng
Thời điểm của dòng
tiền
Quy mô dòng
tiền
Giá trị hiện tại của dòng tiền (PV) với
YTM = 10%
PV dòng tiền*t
Tiền trả lãi 1 70 63,64 63,64
2 70 57,85 115,7
3 70 52,59 157,77
4 70 47,81 191,24
5 70 43,46 217,3
Tiền gốc 5 1000 620.92 3.104,6
Tổng 886,28 3.850,25
Giá trị hiện tại của khoản vay = ∑ PV D = 3.850,25/886,28 = 4,3 . Điều này chứng tỏ trong thực tế, ngân hàng đã nhận được khoản nợ nhanh hơn so với danh nghĩa là: 5 – 4,3 = 0,7 năm
Phân tích rủi ro lãi suất theo thời lượng
Xét về ý nghĩa kinh tế của thời lượng, đây là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất, tức là đo sự thay đổi giá trị của tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi. Cụ thể:
D = =>
Trong đó:
: là tỷ lệ thay đổi giát trị tài sản (giá trị hiện tại)
dR : là thay đổi lãi suất thị trường
Công thức trên cho thấy khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản biến động ngược chiều theo tỷ lệ thuận với độ lớn của D. Nghĩa là, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn.
Rủi ro lãi suất đối với toàn bộ bảng cân đối tài sản của ngân hàng có thể được xác định trên cơ sở tính toán chênh lệch thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản ngân hàng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khi lãi suất thị trường thay đổi thì rủi ro lãi suất đối với vốn chủ sở hữu của ngân hàng được xác định bằng chênh lệch giữa sự thay đổi giá trị tài sản và nguồn vốn nợ.
Ta có: ∆N = - (DA – DL.k).A.
Trong đó:
k = , là tỷ lệ đòn bẩy huy động vốn trên tổng tài sản của ngân hàng, gọi là tỷ lệ đòn bẩy k.
NW: giá trị ròng của vốn chủ sử hữu (Net worth).
Bảng 1.2: Tác động của sự thay đổi lãi suất đến giá trị ròng của ngân hàng Trạng thái khe hở kỳ hạn Lãi suất thay đổi Sự thay đổi giá trị ròng
Dương (DA > DL * L/A) Tăng lên Giảm
Dương (DA > DL * L/A) Giảm đi Tăng
Âm (DA < DL * L/A) Tăng lên Tăng
Âm (DA < DL * L/A) Giảm đi Giảm
Ví dụ: Ngân hàng A có danh mục tài sản và nợ như sau.
Tài sản
Giá trị ước tính (tỷ đồng)
Kỳ hạn hoàn vốn
(năm)
Nguồn vốn
Giá trị ước tính (tỷ đồng)
Kỳ hạn hoàn trả
(năm)
Ngân quỹ 550 0,2 TGTT 550 0,5
TP Doanh nghệp 500 3,5 TGTK 1350 1,5
Cho vay DN 700 1,8 CC TG
ngắn hạn 570 0,7
Cho vay KD cá
nhân 800 0,5 CCTG
trung hạn 850 2
Cho vay TD 900 3 VCSH 230
Tài sản khác 100 1
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
a. Kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả trung bình là bao nhiêu?
b. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất trong trường hợp nào?
c. Nếu lãi suất ngân hàng tăng từ 10% lên 11%, giá trị vốn chủ sở hữu ròng của ngân hàng thay đổi như thế nào?
Lời giải:
a. Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản là:
DA = = 1,64 năm
Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn là:
DL = = 1,33 năm
b. Khe hở kỳ hạn của ngân hàng
= DA – DL*L/A = 1,64 – 1,33*3320/3550 = 0,29 năm Khe hở này > 0. Vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất thị trường tăng.
c. Nếu lãi suất thị trường tăng từ 10% lên 11%, giá trị ròng của vốn chủ sở hữu ngân hàng thay đổi là :
∆N = - (DA – DL.k).A. = - (1,64 – 1,33*3320/3550)*3550*(0,01/1,1)
= - 9,5 tỷ đồng
Hạn chế của mô hình thời lượng
Giả thiết các dòng tiền là chắc chắn. Trên thực tế, có nhiều bất trắc đối với dòng tiền vào và ra ngân hàng.
Một số khoản mục tài sản không hạch toán theo giá trị thị trường. Một số khoản mục nợ không dễ thay đổi (bằng cách bán) để có khoản nợ mới.
Nhiều khoản mục tài sản và nợ của ngân hàng có thời hạn đáo hạn dưới 12 tháng, qua đêm vài ngày, hoặc có dòng tiền với kỳ hạn ngắn (hàng tháng). Việc sử dụng lãi suất chiết khấu (theo năm) với các dòng tiền này là thiếu chính xác.
1.3.6.4.4. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản ở một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định. Đây là những thỏa thuận
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cá nhân qua thị trường phi tập trung OTC giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính và một khách hàng công ty. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn không phải tuân theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt. Ngày giao hàng trong hợp đồng có thể là bất cứ ngày nào thuận tiện cho hai bên. Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá thanh toán. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, giá thanh toán được xác định để giá trị hợp đồng của hai bên bằng không. Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua, bán hợp đồng.
Kỳ hạn trái phiếu
Nếu dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng (có nghĩa là giá trái phiếu sẽ sụt giảm) ngân hàng có thể bán kỳ hạn các trái phiếu theo giá hiện tại. Sau này, khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên đúng như dự báo, ngân hàng sẽ thực hiện bán các trái phiếu theo giá đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng và tránh được thiệt hại do giá trái phiếu sụt giảm. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất thị trường có xu hướng giảm ngân hàng có thể ký các hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD)
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại (t0), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ t1 tới t2 trong tương lai với một lãi suất nhất định.
Kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement – FRA)
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ t1 tới t2 trong tương lai. Các bên tham gia hợp đồng chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng.
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Phòng ngừa rủi ro cho một khoản mục tài sản
Nếu ngân hàng nắm giữ các tài sản thời hạn dài hơn thời hạn nguồn vốn nợ, ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường tăng. Ngân hàng có thể bán hợp đồng tương lai trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Phòng ngừa cho toàn bộ bảng cân đối kế toán
Ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai để đảm bảo rủi ro không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản.
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Quyền chọn trái phiếu
Các ngân hàng chủ yếu sử dụng các hợp đồng quyền chọn chứng khoán có thu nhập cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Nếu ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, tức là khi ngân hàng có giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn giá trị nguồn vốn nợ nhạy cảm với lãi suất, hay khi thời hạn của tài sản lớn hơn nguồn vốn nợ DA – k.DL > 0, ngân hàng có thể mua quyền chọn bán các trái phiếu và ngược lại.
Quyền chọn lãi suất
Giao dịch CAP là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận và lãi suất so sánh (LSSS) nếu LSSS này cao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu vào cuối mỗi kỳ tính lãi nhất định.
Giao dịch FLOOR là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn và được nhận quyền, cứ vào cuối mỗi kỳ lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếu LSSS này thấp hơn lãi suất tối thiểu thỏa thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế