PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG N o &PTNT - CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ
2.4. Ứng dụng các mô hình để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng
2.4.2. Quản trị khe hở kỳ hạn
Quản trị khe hở kì hạn được sử dụng để khắc phục nhược điểm của việc dựa vào khe hở nhạy cảm lãi suất để đánh giá rủi ro lãi suất tại Chi nhánh vì chỉ chú trọng vào phân tích số liệu trên sổ sách kế toán của vốn mà không nghiên cứu tổng quát, đầy đủ những tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất không đưa ra được một số liệu cụ thể, chính xác về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể ảnh hưởng đến giá trị ròng của Chi nhánh như thế nào nên Chi nhánh sử dụng phương pháp quản trị khe hở kỳ hạn để phân tích và xử lý những số liệu sau.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.11: Tài sản chịu ảnh hưởng của kỳ hạn tại Agribank Bắc Sông Hương
Đơn vị tính: Tỷ đồng 2012 Lãi suất
(%/năm)
2013 Lãi suất (%/năm)
2014 Lãi suất (%/năm)
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 0,37 0,159 0,135
Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng 0,22 6,2 0,102 6,4 0,067 3,8
Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 6 tháng 0,15 7,38 0,057 7,92 0,068 4,4
Đầu tư chứng khoán dài hạn 0,308 0,126 0,107
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm 0,308 0,126 0,107
Cho vay ngắn hạn 218,799 317,954 360,291
- Kỳ hạn 1 tháng 10,94 5,5 22,26 6 18,015 7
- Kỳ hạn 2 tháng 21,87 5,5 28,62 6 28,823 7
- Kỳ hạn 3 tháng 61,26 5,5 95,38 7 126,102 7
- Kỳ hạn 6 tháng 78,77 5,5 111,284 7 108,087 7
- Kỳ hạn 9 tháng 15,32 5,5 20,386 8 19,08 7
- Kỳ hạn 12 tháng 30,639 5,5 40,024 8 60,184 7
Cho vay trung và dài hạn 54,453 72,59 78,109
- Kỳ hạn 24 tháng 30,857 12 50,453 11,5 66,102 9,5
- Kỳ hạn 36 tháng 23,596 12 22,137 11,5 12,007 10
Tổng 273,93 390,82 438,642
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của phòng Kế toán Agribank Bắc Sông Hương)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.12: Nguồn vốn huy động chịu tác động của kỳ hạn tại Agribank Bắc Sông Hương
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2012 %/năm 2013 %/năm 2014 %/năm
Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 78,89 80,34 80,21
- Tiền gửi không kỳ hạn 3,313 1 4,43 1 3,9 1
1 tháng 0,628 0,686 0,879
2 tháng 0,407 0,412 0,43
3 tháng 0,828 1,006 1,013
6 tháng 0,663 0,742 0,722
9 tháng 0,542 0,734 0,65
12 tháng 0,245 0,85 0,206
- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 63,11 65,87 72,12
Kỳ hạn 1 tháng 5,84 3 6,15 3 6,65 4
Kỳ hạn 2 tháng 3,27 3 3,4 3 3,74 4
Kỳ hạn 3 tháng 13,08 3,5 13,75 3,5 14,97 4,5
Kỳ hạn 6 tháng 16,83 18,49 19,22
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kỳ hạn 9 tháng 10,52 6 11,13 6 12,06 5,8
Kỳ hạn 12 tháng 13,57 12,95 15,48
- Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng 12,465 10,04 4,19
Kỳ hạn 24 tháng 7,339 6,5 6 6,5 2,756 6,5
Kỳ hạn 36 tháng 5,216 6,5 4,04 6,5 1,434 6,5
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 197,226 256,78 329,76
- Tiền gửi không kỳ hạn 140,03 1 220,83 1 293,486 1
1 tháng 41,313 53,578 64,614
2 tháng 27,166 46,986 55,939
3 tháng 24,658 33,072 50,756
6 tháng 23,887 32,042 50,067
9 tháng 10,223 26,068 41,406
12 tháng 12,783 29,075 30,704
- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 38,82 26,73 28,73
Kỳ hạn 1 tháng 9,903 3 6,84 3 7,296 4
Kỳ hạn 2 tháng 8,714 3 6,03 3 6,476 4
Kỳ hạn 3 tháng 6,734 3,5 4,68 3,5 5,016 4,5
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kỳ hạn 6 tháng 5,942 6 4,05 6 4,378 5,5
Kỳ hạn 9 tháng 4,753 6 3,24 6 3,557 5,8
Kỳ hạn 12 tháng 2,774 6,5 1,89 6,5 2,007 6,3
- Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng 18,376 9,22 6,49
Kỳ hạn 24 tháng 10,834 6,5 5,466 6,5 3,809 6,5
Kỳ hạn 36 tháng 7,542 6,5 3,754 6,5 2,681 6,5
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 1,087 4,616 0,585
- Tiền gửi không kỳ hạn 1,087 1 4,616 1 0,585 1
1 tháng 0,506 1,554 0,251
2 tháng 0,407 1,308 0,200
3 tháng 0,109 0,738 0,089
6 tháng 0,033 0,646 0,029
9 tháng 0,022 0,231 0,012
12 tháng 0,01 0,139 0,004
Kỳ phiếu, trái phiếu 0,253 0,243 0,289
Kỳ hạn 5 tháng 0,253 0,243 0,289
Tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán 4,296 5,027 1,36
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Tiền gửi không kỳ hạn 4,296 1 5,027 1 1,36 1
1 tháng 1,816 1,502 0,190
2 tháng 1,792 1,814 0,265
3 tháng 0,429 0,703 0,122
6 tháng 0,129 0,251 0,034
9 tháng
10,223 26,068 41,406
12 tháng
12,783 29,075 30,704
Tổng 281,752 347,006 412,204
(Nguồn: Tài liệu nội bộ của phòng Kế toán Agribank Bắc Sông Hương)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản (DA) và kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn (DL) được tính bằng công thức sau:
D = Trong đó:
D là thời lượng của tài sản (hoặc nợ)
N là tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản (hoặc nợ)
PVt là giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t
Do hiện nay Chi nhánh vẫn chưa thống kê chính xác được thời gian hoàn trả và hoàn vốn của các khoản huy động không kỳ hạn nên ta xem như kỳ hạn của mỗi khoản tiền gửi không kỳ hạn là thời gian phải hoàn trả của mỗi khoản. Do công thức tính số liệu của 2 bảng 2.11 và 2.12 rất nhiều và dài nên không thể tính trực tiếp trong bài mà tính bằng phần mềm EXCEL chỉ xuất kết quả ra bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13: Khe hở kỳ hạn tại Agribank Bắc Sông Hương
Đơn vị tính: Năm
2012 2013 2014
Khe hở kỳ hạn 0,3258 0,1932 0,1744
Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản
( DA) 0,8751 0,6786 0,6419
Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn
vốn ( DL) 0,5493 0,4854 0,4675
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Sông Hương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, qua các năm khe hở kỳ hạn dương là do kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn.
Cụ thể là năm 2012 có kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản là 0,8751 năm và kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn là 0,5493 năm.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Ta có:
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của TS - Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn
= 0,8751- 0,5493 = 0,3258 năm
Quan sát khe hở kỳ hạn của Chi nhánh qua các năm ta thấy khe hở kỳ hạn duy trì ở trạng thái lớn hơn 0: năm 2012 là 0,3258 năm; năm 2013 là 0,1932 năm.
Năm 2014 là 0,1744 năm. Điều này có nghĩa là kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn. Khi có biến động lãi suất xảy ra thì:
● Giá trị ròng của Chi nhánh sẽ giảm khi lãi suất tăng bởi vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn so với giá trị của nguồn vốn.
● Giá trị ròng của Chi nhánh sẽ tăng khi lãi suất giảm. Chi nhánh đã dùng mọi biện pháp để làm giảm khe hở kỳ hạn với mong muốn khe hở tiến tới 0 để đạt được sự cân bằng giữa kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản và kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn nhằm tối thiểu rủi ro lãi suất.
Để hiểu rõ tác động của biến động lãi suất đến Chi nhánh ra sao ta cần xác định giá trị ròng của Chi nhánh (NW) theo bảng số liệu sau:
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu về giá trị ròng tại Agribank Bắc Sông Hương Đơn vị tính: Tỷ đồng
2012 2013 2014
Giá trị ròng của Chi nhánh (NW) 9,146 55,575 43,683
Tổng tài sản (A) 290,898 402,581 455,887
Tổng nguồn vốn huy động ( L) 281,752 347,006 412,204 Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động/
tổng tài sản (%) 96,86 86,19 90,42
Sự thay đổi giá trị ròng của ngân
hàng (∆NW) 20,14 -0,86 5,74
(Nguồn: Tính toán từ số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bắc Sông Hương, giai đoạn 2012-2014)
Giá trị ròng của Chi nhánh biến động liên tục qua các năm quan sát: năm 2012 là 9,146 tỷ đồng, năm 2013 tăng đột biến lên tới 55,575 tỷ đồng tăng gấp 6 lần so
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
với năm 2012, sang năm 2014 giá trị ròng có giảm 11,892 tỷ đồng tương đương tỷ lệ giảm 21%. Giá trị ròng của Chi nhánh giảm là do tài sản tăng ít không đáng kể so với việc gia tăng giá trị của nguồn vốn huy động và tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng tài sản cũng biến động từ 96,86% ở năm 2012 giảm xuống còn 86,19% vào năm 2013, năm 2014 có tăng nhẹ trở lại ở mức 90,42%.
Do tình hình kinh tế không ổn định qua các năm nên lãi suất thay đổi liên tục tác động tới giá trị ròng của Chi nhánh.Tuy nhiên, việc xác định giá trị ròng của Chi nhánh chỉ phản ánh sự thay đổi về giá trị tuyệt đối qua các năm mà giá trị ròng của Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn của sự thay đổi lãi suất. Do đó cần phải xác định sự thay đổi giá trị ròng của Chi nhánh (∆NW) mới có thể thấy rõ tác động của lãi suất đến giá trị ròng của Chi nhánh.
Để xác định được sự thay đổi giá trị ròng của Chi nhánh ta cần có lãi suất trung bình của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn qua các năm.
Lãi suất trung bình của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn qua các năm theo bảng sau:
Bảng 2.15: Lãi suất trung bình của Agribank Bắc Sông Hương
Đơn vị tính: %
2011 2012 2013 2014
Lãi suất huy động trung bình (%) 14% 9% 8% 7%
Lãi suất cho vay trung bình (%) 18% 12% 13% 11.50%
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Agribank Bắc Sông Hương)
Với bảng trên ta có, sự thay đổi giá trị ròng của Chi nhánh (∆NW) trong năm 2012 được xác định như sau:
= (- DA * - (DL * )
= (-0,8751 * -6%/(1+12%)*290,898) – (0,5493*-5%/(1+9%)*281,752) = 20,14 tỷ đồng
Do lãi suất thay đổi nên giá trị thị trường của tổng tài sản và giá trị thị trường của tổng vốn huy động có lãi suất cố định và có kỳ hạn dài tăng 20,14 tỷ đồng năm 2012, ta có thể nói gọn là giá trị ròng của Chi nhánh ở năm 2012 tăng 20,15 tỷ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
đồng. Giá trị ròng của Chi nhánh tiếp tục thay đổi các năm còn lại như sau: ở năm 2013 giảm 0,86 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên đạt 5,74 tỷ đồng. Với tình hình kinh tế mà biến động lãi suất có xu hướng tăng thì việc làm giảm giá trị ròng của Chi nhánh là điều tất yếu xảy ra. Vì vậy, Chi nhánh cần phải duy trì sự cân đối giữa kỳ hạn hoàn vốn của tài sản và kỳ hạn hoàn trả của nguồn vốn để giảm thiểu rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến giá trị ròng của ngân hàng.