Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng N o &PTNT - Chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 47 - 52)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG N o &PTNT - CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan về ngân hàng

2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng N o &PTNT - Chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

GT % GT % GT % (+/-) % (+/-) %

I. TÀI SẢN 290,9 100 402,58 100 455,89 100 111,68 38,39 53,31 13,24 1.Vốn khả dụng và đầu tư 10,988 3,78 7,844 1,95 9,734 2,14 -3,144 -28,61 1,89 24,09 2.Cho vay trong nước 273,25 93,93 390,54 97,01 438,4 96,16 117,29 42,92 47,86 12,25 3.TSCĐ & TS có khác 6,658 2,29 4,193 1,04 7,753 1,7 -2,465 -37,02 3,56 84,09 II.NGUỒN VỐN 290,9 100 347,32 100 412,21 100 56,422 19,40 64,89 18,68 1.Vốn huy động 281,75 96,86 347,01 99,91 412,2 99,998 65,254 23,16 65,2 18,79 2.Tài sản nợ khác 7,868 2,70 0,234 0,07 0,01 0,02 -7,634 -97,03 -0,224 -95,73

3.Vốn và các quỹ 1,278 0,44 0,08 0,02 0 0 -1,198 -93,74 -0,08 -100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bắc Sông Hương, 2012 – 2014)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đối với NHTM nói chung và Chi nhánh Bắc Sông Hương nói riêng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế tài chính. Chi nhánh luôn phải đối đầu với những thách thức, cạnh tranh đầy biến động nhưng với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu trên địa bàn thành phố, ngân hàng Agribank Bắc Sông Hương luôn luôn phấn đấu phát triển không ngừng, điều đó thể hiện qua sự gia tăng về tài sản và nguồn vốn từ năm 2012 – 2014. Tài sản và nguồn vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của ngân hàng, là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ huy động cũng như mở rộng quy mô. Chi nhánh luôn tập trung trong công tác huy động vốn, từ đó làm gia tăng tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh qua các năm.

 Về tài sản: Bảng 2.2 cho thấy tình hình tài sản của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2012 tài sản của Chi nhánh đạt 290,898 tỷ đồng. Năm 2013 tài sản đạt 402,581 tỷ đồng, năm 2014 đạt 455,887 tỷ đồng. Lượng tài sản năm 2013 so với năm 2012 tăng 11,683 tỷ đồng hay tăng 38,39%; năm 2014 so với năm 2013 tài sản tăng 53,306 tỷ đồng hay tăng 13,24%.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tài sản Agribank Bắc Sông Hương, 2012 – 2014 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bắc Sông Hương,

giai đoạn 2012 – 2014)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Trong tài sản, khoản mục cho vay trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. Năm 2012 Chi nhánh hưởng ứng những chính sách liên quan đến hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn nên trong năm này khoản mục cho vay là 273,252 tỷ đồng chiếm 93,93%. Năm 2013 cho vay trong nước đạt 390,544 tỷ đồng chiếm 97,01%. Năm 2014 cho vay trong nước đạt 438,400 tỷ đồng chiếm 96,16%. Năm 2013 so với năm 2012 cho vay trong nước tăng 117,292 tỷ đồng hay tăng 42,92%.

Năm 2014 so với năm 2013 cho vay trong nước tăng 41,856 tỷ đồng hay tăng 12,25%. Cho vay tăng chứng tỏ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong việc kinh doanh luôn được chú trọng.

Trong tài sản, vốn khả dụng và đầu tư chỉ chiếm một phần trong tổng tài sản nhưng nó vẫn có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh đã tập trung đảm bảo khả năng thanh toán, dự tính tiền mặt để phòng ngừa khi có rủi ro xảy ra. Do đó, năm 2012 vốn khả dụng và đầu tư đạt 10,988 tỷ đồng chiếm 3,78%; năm 2013 vốn khả dụng và đầu tư đạt 7,844 tỷ đồng chiếm 1,95% và năm 2014 vốn khả dụng và đầu tư đạt 9,734 tỷ đồng chiếm 2,14%. Năm 2013 so với năm 2012 vốn khả dụng và đầu tư giảm 3,144 tỷ đồng hay giảm 28,61%. Năm 2014 so với năm 2013 vốn khả dụng và đầu tư tăng 1,890 tỷ đồng hay tăng 24,09%. Vì ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ nên tăng hay giảm tiền mặt tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của từng thời kỳ nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, dự tính tiền mặt để phòng ngừa khi có rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm mang lại lợi nhuận.

Để trở thành Chi nhánh thân thiện và hiện đại trong lòng mọi người dân trên địa bàn thì Chi nhánh cũng không ngừng đầu tư và tân trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Năm 2012 TSCĐ và TS có khác là 6,658 tỷ đồng chiếm 2,29%.

Năm 2013 TSCĐ và TS có khác là 4,193 tỷ đồng chiếm 1,04%. Năm 2014 TSCĐ và TS có khác là 7,753 tỷ đồng chiếm 1,7%. Năm 2013 so với năm 2012 TSCĐ và TS có khác giảm 2,465 tỷ đồng hay giảm 37,02%. Năm 2014 so với năm 2013 TSCĐ và TS có khác tăng 3,560 tỷ đồng hay tăng 84,09%.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Biểu đồ 2.5: Tình hình nguồn vốn Agribank Bắc Sông Hương, 2012 – 2014 (Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bắc Sông Hương,

giai đoạn 2012 – 2014)

 Về nguồn vốn:

Bất cứ doanh nghiệp cũng cần có vốn để hoạt động kinh doanh gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay… Vốn là yếu tố quan trọng quyết định, nên bất cứ tổ chức nào muốn kinh doanh tốt đều phải có nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lí. Ngân hàng cũng là một trong số đó, đặc biệt với loại hình kinh doanh của mình ngân hàng cần phải có nguồn vốn dồi dào và lớn mạnh mới có đủ khả năng đảm bảo tín dụng, cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng bằng cách huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp từ đó ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế khác,dân cư. Muốn đạt được như vậy, ngân hàng phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ, sản phẩm; thêm nhiều chính sách ưu đãi; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn… Trên địa bàn thành phố Huế, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao nên nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn. Nguồn huy động vốn trên địa bàn không đủ đáp ứng các nhu cầu vay vốn đầu tư, các Chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thường phải nhờ sự hỗ trợ vốn của ngân hàng hội sở để có đủ vốn cho vay; Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế cũng phải cần có sự hỗ trợ vốn của hội sở để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Trong những năm gần đây Chi nhánh Bắc Sông Hương luôn nỗ lực, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn như mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, mạng lưới máy rút tiền ATM, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ…

cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như truy vấn thông tin về tài khoản của khách hàng bằng điện thoại, qua mạng Internet… đa dạng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn, thưởng theo kỳ hạn… Sử dụng các tài khoản đầu tư tự động đối với các doanh nghiệp, sử dụng lãi suất ưu đãi linh hoạt cho từng đối tượng.

Nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là huy động từ tiền gửi và các khoản vay.

Năm 2012 vốn huy động là 281,752 tỷ đồng chiếm 96,86%; năm 2013 là 347,006 tỷ đồng chiếm 99,91% và năm 2014 là 412,204 tỷ đồng chiếm 99,998%. Năm 2013 so với năm 2012 vốn huy động tăng 65,254 tỷ đồng hay tăng 23,16%. Năm 2014 so với năm 2013 vốn huy động tăng 65,189 tỷ đồng hay tăng 18,79%. Các loại tài sản nợ khác có xu hướng biến động, năm 2012 TS nợ khác là 7,868 tỷ đồng chiếm 2,7%; năm 2013 TS nợ khác là 0,234 tỷ đồng chiếm 0,07%; năm 2014 TS nợ khác là 0,01 tỷ đồng chiếm 0,02%. Năm 2013 so với năm 2012 TS nợ khác đã giảm 7,634 tỷ đồng hay giảm 97,03%; năm 2014 so với năm 2013 TS nợ khác đã giảm 0,224 tỷ đồng tương ứng giảm 95,73%.

Vốn và các quỹ đều tăng trưởng mạnh qua 3 năm, điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của Chi nhánh đã được nâng cao, việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Vốn và các quỹ lần lượt là: năm 2012 đạt 1,278 tỷ đồng chiếm 0,44%; năm 2013 đạt 0,88 tỷ đồng chiếm 0,02%; năm 2014 vốn và các quỹ không bổ sung thêm.

Như vậy, năm 2013 so với năm 2012 vốn và các quỹ giảm 1,198 tỷ đồng tương ứng giảm 93,74%. Nhìn chung, tài sản và nguồn vốn đạt kết quả tốt trong giai đoạn 2012 – 2014 chứng tỏ việc tạo lập và duy trì vốn của Chi nhánh ngày càng phát triển, từng bước tạo niềm tin cho khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Theo như bảng 2.2 ta thấy phần tài sản của ngân hàng lớn hơn phần nguồn vốn có sự chênh lệch trên là do phần tài sản của Agribank Bắc Sông Hương là do trên ngân hàng tỉnh cấp về còn về phần nguồn vốn là chính do lợi nhuận ngân hàng có được.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)