PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: VỊ THẾ THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BÁN LẺ THIẾT BỊ DI ĐỘNG QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ
2.2. Tổng quan về thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động
2.2.1. Tổng quan về thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động ở Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm thiết bị di động được xếp vào nhóm ngành hàng công nghệ - điện tử. Cụ thể, thị trường công nghệ điện tử được chia thành 7 nhóm sản phẩm chính. Tại Việt Nam, 4 nhóm có doanh số lớn là:
+ Điện tử gia dụng (CE): Ti vi, thiết bị nghe nhìn...
+ Điện lạnh (MDA): Điều hòa, máy lạnh, bình nước nóng, máy giặt…
+ Sản phẩm thông tin liên lạc (TC): Điện thoại...
+ Thiết bị công nghệ thông tin (IT): laptop, máy tính, máy tính bảng...
Ba nhóm có quy mô nhỏ hơn là:
+ Máy ảnh (PH)
+ Điện gia dụng (SDA): lò vi sóng, nồi cơm điện...
+ Thiết bị văn phòng: máy in…
Khái niệm “Thiết bị di động” được đề cập trong nghiên cứu này bao gồm 3 nhóm sản phẩm, đó là sản phẩm thông tin liên lạc (TC), thiết bị công nghệ thông tin (IT) và máy ảnh (PH).
Thị trường công nghệ điện tử Việt Nam hiện nay cạnh tranh rất khắc nghiệt, với sự góp mặt của hầu hết các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Năm 2012, thị trường công nghệ điện tử cực kỳ ảm đạm với mức tăng trưởng âm. Năm 2013, theo báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường GfK TEMAX Việt Nam, thị trường hàng công nghệ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
điện tử Việt Nam đạt tổng doanh thu tính cả năm 2013, vượt mức 113,1 nghìn tỉ đồng, tăng 22,1% so với năm 2012.
Đơn vị: nghìn tỷ đồng (Nguồn: Số liệu từ GfK TEMAX) Hình 2.1. Doanh số thị trường công nghệ, điện tử Việt Nam 2010 – 2013 Tuy nhiên, quy mô thị trường công nghệ, điện tử Việt Nam là còn nhỏ so với khu vực. Theo số liệu của GfK, trong vòng 4 quý từ quý 2/2012 đến quý 2/2013, doanh số của Việt Nam chỉ xếp trên được Singapore. Nhưng mà Singapore chỉ có hơn 5 triệu dân trong khi Việt Nam là 90 triệu.
Đơn vị: tỷ USD (Nguồn: Số liệu từ GfK TEMAX) Hình 2.2. Doanh số 4 quý (2/2012 – 2/2013) của thị trường CNĐT tại một số nước
Các số liệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam cho thấy rằng, trong giai đoạn 2012 – 2013, trong số các nhóm sản phẩm của ngành hàng công nghệ, điện tử; nhóm sản phẩm thiết bị công nghệ thông tin (IT) và sản phẩm thông tin
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
liên lạc (TC) chiếm doanh số cao hơn hẳn so với các nhóm sản phẩm còn lại, có thể thấy rõ điều đó trong biểu đồ dưới đây:
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng (Nguồn: Số liệu từ GfK TEMAX) Hình 2.3. Doanh số các dòng sản phẩm công nghệ điện tử tại Việt Nam 2012-2013
Như đã đề cập, khái niệm “Thiết bị di động” được đề cập trong nghiên cứu này bao gồm 3 nhóm sản phẩm, đó là sản phẩm thông tin liên lạc (TC), thiết bị công nghệ thông tin (IT) và máy ảnh (PH). Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện sự chênh lệch doanh số giữa các sản phẩm thiết bị di động so với các sản phẩm khác trong ngành công nghệ điện tử:
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng (Nguồn: Số liệu từ GfK TEMAX) Hình 2.4. Doanh số của các sản phẩm thiết bị di động trong ngành công nghệ,
điện tử tại Việt Nam năm 2012 – 2013
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Biểu đồ trên cho thấy rằng, tại thị trường Việt Nam năm 2012 – 2013, các sản phẩm thiết bị di động chiếm một tỷ trọng doanh số cao hơn hẳn trong các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghệ, điện tử. Điều đó chứng minh rằng thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động trên thị trường Việt Nam là có sức hút rất lớn, mang lại doanh số rất cao. Cũng chính vì thế mà mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt, với sự tham gia của rất nhiều hãng kinh doanh bán lẻ. Trong môi trường cạnh tranh đó, các hãng không ngừng thực hiện các chính sách marketing và tăng cường đầu tư để nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có không ít hãng với tiềm lực tài chính yếu hoặc chiến lược sai lầm, đã lần lượt sụp đổ và biến mất khỏi bản đồ thương hiệu trên thị trường kinh doanh bán lẻ hàng công nghệ, điện tử Việt Nam.
2.2.1.2. Vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh này được phân ra thành:
các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM - Original Equipment Manufacturer), các công ty lắp ráp sản phẩm từ các sản phẩm của các OEM, các công ty lắp ráp gia công theo hợp đồng cho các thương hiệu khác, các nhà phân phối, các đại lý bán lẻ.
Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu ở đây là các doanh nghiệp bán lẻ mặt hàng công nghệ, điện tử.
Hiện nay, thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam đang đi vào xu thế bão hòa, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh thực sự, thỏa mãn mọi thị yếu của khách hàng. Năng lực đó được đo bằng thị phần bán lẻ, lợi nhuận bán hàng. Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ ngành hàng công nghệ, điện tử đang có hàng trăm doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, tuy nhiên chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp tạo được tên tuổi như Pico, Nguyễn Kim, Trần Anh, Thế giới di động, Media Mart, Top Care, HC Home Center... Trong đó, nhiều siêu thị nhỏ, mới thành lập gặp nhiều khó khăn khi loay hoay giải quyết những vấn đề mà các doanh nghiệp lớn đã giải quyết xong cách đây 5 - 6 năm như chọn kênh phân phối, quản trị hàng tồn kho... Hai doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử công nghệ lớn nhất hiện nay là Nguyễn Kim và Thế giới di Động, với một khoảng cách về doanh thu rất lớn so với những doanh nghiệp phía sau.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Năm 2012, doanh thu của Nguyễn Kim đạt khoảng 9.000 tỷ trong khi Thế giới di động đạt 7.400 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp này chiếm gần 1/5 tổng doanh số toàn thị trường.
Những doanh nghiệp bán lẻ lớn khác có thể kể đến như Chợ Lớn, Thiên Hòa, Pico, Viễn thông A, Trần Anh, Mediamart...
Hình 2.5. Doanh thu của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử, điện máy lớn 2011 – 2012
Như vậy, trên thị trường điện tử - công nghệ Việt Nam hiện nay, Nguyễn Kim và Thế giới di động đang là hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với doanh thu – lợi nhuận hàng năm ở một khoảng cách rất xa so với phần còn lại.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng đối với thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động thì vị thế thị trường của các thương hiệu sẽ có nhiều biến đổi. Như đã phân loại ở trên,
“thiết bị di động” là một trong số những sản phẩm thuộc mặt hàng công nghệ điện tử - điện máy. Những số liệu thống kê ở trên là dành cho các doanh nghiệp trên toàn thị trường bán lẻ công nghệ điện tử - điện máy. Hiện nay cũng chưa có một thống kê hay một báo cáo nghiên cứu thị trường nào dành riêng cho thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh thu của Nguyễn Kim và nhiều doanh nghiệp khác ở trên chủ yếu đến từ mảng điện máy. Do đó, nếu chỉ xét riêng đối với mảng kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, thì theo các số liệu thống kê và ước tính đến cuối năm 2013, Thế giới di động mới là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
trường này, với doanh thu 7.822 tỷ đồng, lãi 250 tỷ đồng trong năm 2013 (Số liệu công bố của Thế giới di động). Nguyễn Kim đặt doanh thu ước tính trên 9000 tỷ đồng năm 2013 nhưng hơn 50% trong số đó đến từ mảng điện máy. Theo SaigonTimes, “tốp 5”
nhà bán lẻ có tiếng nói quyết định ở thị trường bán lẻ thiết bị di động Việt Nam gồm có Thế giới di động, Nguyễn Kim, FPT Shop, Viễn Thông A và Viettel Store. Cả 5 doanh nghiệp này đều có quy mô cửa hàng/siêu thị phủ khắp cả nước và có tiềm lực tài chính rất hùng mạnh.
Tính đến tháng 4/2014, số lượng các cửa hàng/siêu thị của các doanh nghiệp trong “tốp 5” trên như sau:
Bảng 2.1. Số cửa hàng/siêu thị của các thương hiệu lớn tính đến tháng 4/2014 Tên thương hiệu Số cửa hàng/siêu thị Số tỉnh thành
Thế giới di động 225 63
Nguyễn Kim 22 12
Viễn Thông A 95 31
FPT Shop 112 63
Viettel Store 788 63
(Nguồn: thông tin thống kê từ website các doanh nghiệp) Trong bảng thống kê trên, Viettelstore tuy dẫn đầu về số lượng cửa hàng/siêu thị.
Tuy nhiên, phần lớn các cửa hàng của Viettelstore có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các siêu thị/cửa hàng của các hãng khác.