Giải pháp nâng cao vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại thị trường thành phố Huế

Một phần của tài liệu Vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại thị trường thành phố huế qua đánh giá của khách hàng cá nhân (Trang 76 - 80)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BÁN LẺ THIẾT BỊ DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HUẾ

3.1. Định hướng nâng cao vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động trên thị trường thành phố Huế

3.2.2. Giải pháp nâng cao vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại thị trường thành phố Huế

Theo phân tích của thời báo kinh tế - tài chính hàng đầu Việt Nam CafeF, năm điều kiện để các thương hiệu tồn tại được trong nhóm hàng điện tử - công nghệ - điện máy, đó là: thương hiệu lớn, tài chính mạnh, đủ kinh nghiệm quản lý, chính sách hậu mãi tốt và được sự hỗ trợ của các nhà sản xuất. Để nâng cao vị thế thương hiệu của mình trên thị trường, các thương hiệu cần phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số phản ánh vị thế thương hiệu, đây được xem là bộ khung để mỗi thương hiệu xem xét cần và nên làm những gì để duy trì và nâng cao vị thế hiện tại. Các giải pháp nâng cao các chỉ số vị thế thương hiệu này không chỉ áp dụng cho 10 thương hiệu được khảo sát trong nghiên cứu, mà là bộ khung để tất cả các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường kinh doanh bán lẻ thiết bị di động xem xét áp dụng để cải thiện vị thế trên thị trường.

Giải pháp nâng cao chỉ số sự khác biệt (chỉ số D)

Để nâng cao chỉ số này, các thương hiệu cần phải xác định đúng đắn những yếu tố để định vị thương hiệu trên thị trường. Có rất nhiều yếu tố để các thương hiệu xác định làm thế mạnh của mình để tiến hành định vị - tái định vị thương hiệu trên thị trường, nhằm tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu.

Trong ngành hàng kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, việc định vị thương hiệu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt là một trong những xu hướng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, khi mà tất cả các thương hiệu đều tỏ ra đồng đều nhau ở khoản này thì thương hiệu sẽ không còn quá khác biệt trong mắt khách hàng nữa.

Trong kinh doanh, sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường là khó tránh khỏi. Tăng cường khả năng cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp cần phải lắng nghe khách hàng, hợp tác với các nhà cung cấp, lập ra các nhóm mua hàng và xây dựng những quan hệ đối tác chiến lược (thậm chí là với đối thủ cạnh tranh). Và tất cả những điều đó không hề giống như trong một cuộc chiến. Bernard Baruch – một nhà tài phiệt ngân hàng hàng đầu của thế kỷ XX đã phản đối Gore Vidal bằng những lời như sau: “Không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”. Các doanh nghiệp luôn có ý thức tạo dựng hình ảnh riêng ở các thị trường tiềm năng như ở Việt Nam. Khôn khéo

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

trong chiến lược kinh doanh để xây dựng một thương hiệu mạnh chính là chìa khoá của thành công.

Hiện nay, thị trường bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam nói chung và tại thị trường thành phố Huế nói riêng đang đi vào xu thế bão hòa, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh thực sự, thỏa mãn mọi thị yếu của khách hàng. Năng lực đó được đo bằng thị phần bán lẻ, lợi nhuận bán hàng. Nhu cầu của khách hàng là yếu tố tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp kinh bán lẻ công nghệ di động. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Đây là điểm khác biệt mà các thương hiệu lớn dẫn đầu đang tận dụng triệt để để tạo sự khác biệt trên thị trường.

Giải pháp nâng cao chỉ số khả năng đáp ứng (chỉ số R)

Chỉ số khả năng đáp ứng (R) là thước đo thể hiện chất lượng phục vụ của thương hiệu trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để nâng cao chỉ số R, các thương hiệu cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao các yếu tố về khả năng cung ứng sản phẩm, chính sách giá khôn khéo, địa điểm cửa hàng có sức thu hút, chính sách xúc tiến hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân viên, đơn giản hóa quy trình thủ tục và cải thiện không gian cửa hàng cùng website bán hàng.

Khuyến mãi và dịch vụ hậu mãi là hai yếu tố quan trọng bậc nhất trong ngành kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, do đó, các thương hiệu muốn nhanh chóng vươn lên, tách biệt với các thương hiệu khác, thì cần phải hướng mạnh vào việc cải thiện và nâng cao hai yếu tố này. Bên cạnh các khuyến mãi từ nhà sản xuất, bản thân các doanh nghiệp cần tạo được những chương trình khuyến mãi cho riêng mình, để tạo nên sự ấn tượng và sự khác biệt; các chương trình khuyến mãi nếu được thực hiện phải đảm bảo các yếu tố: khác biệt, gây sốc với khách hàng, có khả năng thu hút khách hàng tham gia tốt, mang ý nghĩa thiết thực (dễ hiểu, dễ tham gia, dễ thắng); diễn ra dưới nhiều hình thức (khuyến mãi bán hàng, chơi game trúng thưởng, giờ vàng giá sốc…). Trong đó, giờ vàng giá sốc là một trong những chương trình có sức thu hút lớn nhất hiện nay ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh thương mại nào, nghĩa là một số lượng sản phẩm nhất định nào đó trong khung “giờ vàng” sẽ được bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

giá thông thường. Để có thể thực hiện tốt chương trình này, các doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng điểm mạnh về website thương mại điện tử của mình.

Trong thời kỳ thương mại điện tử ngày càng phát triển và phổ biến hơn ở Việt Nam, thì việc kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng – đặt hàng – quảng bá hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, dần trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp (bằng công cụ SEO - Search Engine Optimization) nhằm thu hút khách hàng, thể hiện sự tương thích với tình hình thị trường, nâng cao doanh số của doanh nghiệp. Việc phối hợp hiệu quả giữa kinh doanh thương mại điện tử và thương mại truyền thống, trong đó xu hướng thị trường đang hướng nhiều hơn đến thương mại điện tử, là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thương mại nhanh chóng đi đến thành công. Việc không có một website thương mại điện tử là một trong những bất lợi lớn nhất đối với một doanh nghiệp thương mại, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thiết bị di động, mà sự yếu thế của Hương Giang Mobile, Quang Long và Thăng Bình là một minh chứng rõ nét.

Giải pháp nâng cao chỉ số sự yêu thích (chỉ số A)

Theo phân tích của Millward Brown Optimor (một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới), không hề phóng đại khi nói rằng với nhiều doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản lớn nhất của họ. Họ kết luận rằng: thương hiệu dẫn đầu = doanh nghiệp dẫn đầu. Do đó, để tăng chỉ số sự yêu thích (A), cần phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của thương hiệu. Để nâng cao giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng, một doanh nghiệp phải nhận biết được nhu cầu sâu sa của khách hàng thay vì chỉ bán sản phẩm. Thương hiệu nào tạo dựng được mối liên kết lớn nhất với khách hàng (và giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp). Đến 87% người tiêu dùng nói rằng họ sẵn sàng chuyển sang một thương hiệu khác có mục tiêu tốt hơn (Millward Brown Optimor). Do đó, để nâng cao sự yêu thích của thương hiệu, ngoài việc tập trung vào các giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng; các doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào marketing vì mục đích xã hội (quan hệ công chúng – PR), nhằm tạo sự liên kết, sự ảnh hưởng nhất định từ thương hiệu đến “cộng đồng” người tiêu dùng.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Giải pháp nâng cao chỉ số sự nhận biết (chỉ số V)

Để nâng cao sự nhận biết của các thương hiệu trên thị trường, các thương hiệu một mặt nên tăng cường sử dụng các công cụ quảng cáo truyền thống như băng rôn, tờ rơi hay quảng cáo tại cửa hàng. Mặt khác các thương hiệu cần tăng cường sử dụng các công cụ quảng cáo hiện đại như kết hợp phát triển website thương mại điển tử, sử dụng công nghệ SEO (Search Engine Optimization) nhằm tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm; quảng cáo trên internet cũng là một công cụ hiệu quả mà chi phí thấp.

Các thương hiệu lớn luôn biết cách tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu của họ trên thị trường bằng các chính sách như bành trướng quy mô, mở rộng thị trường, với phương châm: ở đâu có cửa hàng thì ở đó khách hàng biết đến thương hiệu.

Tuy nhiên, để tăng cường mức độ nhận biết về thương hiệu cũng như xây dựng hình ảnh tích cực của thương hiệu trong mắt khách hàng, thì trước hết bản thân thương hiệu cần phải tạo được sự khác biệt trên thị trường, có thể dựa vào khả năng cung ứng sản phầm hoặc chất lượng dịch vụ tuyệt vời nhất; làm thỏa mãn tốt nhất lượng khách hàng hiện có. Một khi số khách hàng này đã cảm thấy hài lòng về thương hiệu, yêu thích thương hiệu thì hiệu ứng tốt về thương hiệu đó sẽ lan tỏa nhanh chóng theo hình thức truyền miệng hoặc marketing virus.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Vị thế thương hiệu trong kinh doanh bán lẻ thiết bị di động tại thị trường thành phố huế qua đánh giá của khách hàng cá nhân (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)