PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT
3.2. Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt luật thuế GTGT và hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty
Mặc dù công tác kế toán thuế tại Công ty luôn được chú trọng và thực hiện tốt, nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện để hệ thống kế toán thuế của Công ty được chuyên nghiệp hơn.
3.2.1. Về thực hiện công tác kế toán thuế GTGT đối với Công ty.
Để thực hiện tốt hơn nữa các quy định của Luật thuế Công ty nên:
Cập nhật thường xuyên hơn các thông báo của Nhà nước cơ quan quản lý thuế về cách hạch toán, các thay đổi cũng như các ưu đãi đối với Công ty.
Công ty là doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức sở hữu từ một đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần sang Công ty TNHH MTV và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng nên có nhiều chính sách thuế ưu đãi của Nhà nước. Vì vậy Công ty nên thường xuyên cập nhật các Thông tư liên quan hơn nữa để có thể hưởng ưu đãi thuế, như gia hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
thời gian nộp thuế để có thể tận dụng số tiền nộp thuế vào một số việc khác làm lợi cho Công ty hơn.
Phần mềm kế toán của Công ty cũng phải được cập nhật thường xuyên với các thay đổi của luật thuế GTGT.
Phần mềm kế toán gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ do nhiều nhân viên khác nhau phụ trách nên có nhiều nghiệp vụ có thể bị nhập trùng. Ví dụ như: Nghiệp vụ mua hàng thì kế toán HTK và kế toán mua hàng đều thực hiện nhập số liệu trên hóa đơn GTGT nhận được vào phần mềm. Vì thế có thể sẽ xẩy ra hiện tượng một nghiệp vụ được nhập 2 lần dễ dẫn đến sai phạm. Vì vậy, Công ty nên phân quyền rõ ràng kế toán HTK chỉ nhập số lượng nhập không nhập giá trị lô hàng, còn kế toán mua hàng sẽ nhập số liệu liên quan đến giá trị lô hàng và thực hiện các định khoản liên quan như giá trị hàng hóa mua vào, nợ phải trả nhà cung cấp, thuế GTGT đầu vào và các chi phí vận chuyển bốc dỡ liên quan. Tương tự đối với nghiệp vụ bán hàng, kế toán HTK chỉ nhập số lượng hàng xuất còn kế toán bán hàng nhập liệu và định khoản các nghiệp vụ liên quan.
Đối với việc nhập liệu hóa đơn GTGT mua hàng trả tiền mặt. Công ty nên thiết kế phần mềm có phần mặc định quá trình nhập liệu tránh trường hợp mua hàng trên 20 triệu trả bằng tiền mặt mà vẫn hạch toán thuế GTGT được khấu trừ. Công ty có thể thiết lập số tiền nhập ở mục TK 133 đối ứng với TK 111 <2 triệu nếu thuế suất thuế GTGT là 10% và
< 1 triệu nếu thuế suất GTGT là 5%.
Trong một số tháng Công ty vẫn tồn tại tình trạng kê khai thiếu một số nghiệp vụ liên quan kế toán thuế GTGT do vô tình nhập thiếu nên dẫn đến số thuế nộp ít hơn và khi cơ quan thuế kiểm tra thì phải nộp thêm tiền phạt. Như vậy, làm tốn kém cho Công ty.
Công ty nên kiểm tra lại các nghiệp vụ kế toán kĩ càng hơn nữa để hạn chế tối đa sai sót.
3.2.2. Về hoàn thiện công tác kế toán thuế đối với cơ quan chức năng.
Về hệ thống tài khoản kê khai thuế: Hoàn thiện tài khoản 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thuế GTGT đầu vào vào của HHDV đều hạch toán vào TK1331 không tách riêng các trường hợp riêng biệt. Chế độ kế toán nên quy định cụ thể để dễ dàng cho việc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp sau này. Có thể mở TK cấp 3 cho TK1331 như sau:
TK13311 Thuế GTGT HHDV dùng riêng cho SXKD HHDV chịu thuế.
TK13312 Thuế GTGT HHDV dùng riêng cho SXKD HHDV không chịu thuế.
TK13313 Thuế GTGT HHDV dùng chung cho SXKD HHDV chịu thuế và không chị thuế (cần phân bổ).
TK 13314 Thuế GTGT HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai.
Về quy định nộp tờ khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện kê khai thuế qua mạng vì vậy các doanh nghiệp thường đợi đến ngày 20 mới tiến hành nộp tờ khai nên thường xẫy ra hiện tượng tắc nghẽn mạng do quá tải. Vì vậy cơ quan quản lý nên có biện pháp giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Có thể là quy định thời gian nộp thuế khác nhau theo từng nhóm ví dụ như: Theo từng loại hình doanh nghiệp hay theo từng địa bàn lãnh thổ. Như vậy sẽ không bị tắc nghẽn do quá nhiều doanh nghiệp cùng nộp một lúc nữa.
Trường Đại học Kinh tế Huế