Một trong những tiêu chí chọn chủng sản xuất là khả năng biến động tự nhiên của khuẩn lạc trong các ống giống theo chiều hướng giảm khả năng sinh kháng sinh phải thấp [11]. Chủng S. hygroscopicus 11405 và S. hygroscopicus CNLM trong các ống giống khác nhau được nhân giống, pha loãng và cấy gạt trên môi trường ISP2, chọn ngẫu nhiên được các khuẩn lạc để xác định hoạt tính kháng nấm R. solani. Kết quả được thể hiện trên các hình 3.4, hình 3.5 và hình 3.6.
(A)
(B)
Hình 3.4. Hình ảnh minh họa kết quả sàng lọc tự nhiên về hoạt tính kháng nấm chủng S. hygroscopicus 11405 (A) và S. hygroscopicus CNLM (B)
Đối với chủng S. hygroscopicus 11405, chọn ngẫu nhiên 76 khuẩn lạc có kết quả sau:
Đường kính vòng ức chế trung bình: x = 18,8 mm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Các chủng có đường kính vòng ức chế (DVƯC):
DVƯC> X +2 = 26,0 mm có HTKS cao hơn chủng gốc S. hygroscopicus 11405
DVƯC < X - 2 = 11,6 mm là có HTKS thấp hơn chủng gốc S. hygroscopicus 11405
Hình 3.5.Biến động tự nhiên về hoạt tính kháng sinh kháng nấm R. solani
của chủng S. hygroscopicus 11405
Đối với chủng S. hygroscopicus CNLM, cũng chọn ngẫu nhiên 76 khuẩn lạc có kết quả sau:
Đường kính vòng ức chế trung bình: x = 16,2 mm
Độ lệch chuẩn: = 1,9
Các chủng có đường kính vòng ức chế :
DVƯC> X +2 = 20,0 mm có HTKS cao hơn chủng gốc S. hygroscopicus CNLM
DVƯC < X - 2 = 12,4 mm là có HTKS thấp hơn chủng gốc S. hygroscopicus CNLM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 (9-11) (12-14) (15-17) (18-20) (21-23) Đƣờng kính vòng ức chế (mm) T ỷ l ệ c h ủ n g ( %)
Hình 3.6. Biến động tự nhiên về hoạt tính kháng sinh kháng nấm R. solani
của chủng S. hygroscopicus CNLM
Hai chủng xạ khuẩn sử dụng trong nghiên cứu có hoạt tính kháng nấm chưa cao nhưng khá ổn định. Chủng S. hygroscopicus 11405 trước khi được bảo quản có khả năng ức chế nấm mốc R. solani kiểm định với đường kính vòng ức chế dao động trong khoảng 18–21 mm. Sau thời gian 2–3 tháng, có 7,9% số khuẩn lạc tách ra giảm hoạt tính kháng nấm so với các khuẩn lạc ban đầu. Tuy nhiên, có 6,5% số khuẩn lạc có hoạt tính kháng nấm cao hơn các khuẩn lạc của chủng gốc (Hình 3.5).
Chủng S. hygroscopicus CNLM trước khi bảo quản có khả năng ức chế nấm mốc kiểm định với vòng ức chế trong khoảng là 15-17 mm. Sau thời gian 2-3 tháng có 13,2% số khuẩn lạc tách ra giảm khả năng kháng nấm so với khuẩn lạc ban đầu. Tuy nhiên, có 2,7% số khuẩn lạc có hoạt tính kháng nấm cao hơn khuẩn lạc gốc tại thời điểm giữ giống (Hình 3.6)
Trong tự nhiên có nhiều yếu tố tác động đến khả năng tổng hợp kháng sinh của chủng giống. Trong khi đó, kháng sinh chỉ là sản phẩm trao đổi chất thứ cấp, không cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV nên chủng VSV luôn có xu thế bị giảm HTKS. Bên cạnh việc chú trọng khâu giữ giống và nhân giống, cần thiết thường xuyên chọn lọc lại chủng giống hoặc gây đột biến nhằm tạo được biến chủng mới có HTKS cao và ổn định. Do vậy việc chọn ra chủng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn khả năng biến động tự nhiên về hoạt tính sinh kháng sinh theo chiều hướng giảm thấp là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn chủng. Theo hình 3.4 và hình 3.5, sau thời gian bảo quản thì khả năng biến động tự nhiên theo chiều hướng giảm của cả hai chủng là tương đối thấp. Trong đó, chủng S. hygroscopicus 11405 thể hiện giảm hoạt tính kháng sinh theo chiều hướng biến động tự nhiên thấp hơn (7,9%) so với chủng S. hygroscopicus CNLM