Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE

1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Bank for Investment and Development for Vietnam, tên gọi tắt là:

BIDV) được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 15.926 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Hiện nay, mô hình tổ chức tại Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ.

Ghi nhận những đóng góp của BIDV qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Danh hiệu anh hung lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh…

1.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

BIDV – CN TT Huế là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) được cấp phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ_NH ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam đặt chi

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

17

nhánh tại tỉnh TT Huế. Từ năm 1995 đến nay BIDV- CN TT Huế luôn là đơn vị nhiều năm liền hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. BIDV - CN TT Huế đã hội nhập nhanh với cơ chế thị trường, tạo lập những tiền đề vững chắc để từng bước thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, trong đó lấy phục vụ đầu tư phát triển làm động lực phát triển.

Chỉ trong một thời gian ngắn, BIDV - CH Huế đã hội nhập nhanh với cơ chế thị trường, tạo lập những tiền đề vững chắc để từng bước thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, trong đó lấy phục vụ đầu tư phát triển làm động lực phát triển. Liên tục từ năm 1995 đến nay, BIDV - CN TT Huế là đơn vị đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động đến năm 2015 tổng tài sản đạt 850.669,649 triệu đồng, huy động vốn đạt 3.394.019 triệu đồng.

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV - CN TT Huế luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.

Là thành viên tích cực của cộng đồng, BIDV - CN TT Huế luôn quan tâm đến cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, từ thiện xoá đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, chương trình kiên cố hoá trường học, quỹ khuyến học, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Với phương châm hoạt động hiệu quả, BIDV - CN TT Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

18

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV – CN TT Huế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BIDV – CN TT Huế) Về bộ máy quản lý:

- Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều hành công tác Tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển mạng lưới, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển dịch vụ, công tác thi đua khen thưởng, phòng chống tham nhũng...; trực tiếp phụ trách khối quản lý rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp; phòng tài chính kế toán, trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu...; chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng khoa học, hội đồng nâng lương, hội đồng phát mãi tài sản, hội đồng thi đua khen thưởng...

- Phó giám đốc 1: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: phòng quan hệ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.

- Phó giám đốc 2: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm các phòng: phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính.

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng Quản trị tín dụng

Phòng Tổ chức hành chính Phòng

Quản lý và Dịch vụ kho

quỹ

Phòng Giao

dịch Khách

hàng Phòng

Quan hệ khách

hàng DN

Phòng Quan

hệ khách

hàng CN

Phòng Giao

dịch An Cựu

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng

Phòng Tài chính

kế toán

Phòng Kế hoạch

tổng hợp Các

điểm giao dịch

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

19 Cơ cấu các phòng ban

- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

- Phòng quản trị rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn, cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh.

- Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh;

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

- Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng;

Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

- Phòng kế hoạch tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

20

hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh.

- Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nýớc và Ngân hàng; Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hýớng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất

- Phòng giao dịch An Cựu: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)