Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015

1.2.1. Tình hình huy động vốn

NHTM hoạt động hiệu quả bằng việc dùng vốn huy động để cho vay từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay.

BIDV – CN TT Huế là thương hiệu lớn đáng tinh cậy trên thị trường nhưng với sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt thì BIDV luôn nỗ lực mở rộng mạng lưới nhằm tăng khả năng huy động vốn của mình.

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

21

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV CN TT Huế qua 3 năm 2013 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Tổng huy động vốn 1.594.950 2.569.030 3.394.020 61,07 32,11

1. Phân theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 210.150 439.630 347.020 109,20 -21,07

Có kỳ hạn 1.384.800 2.129.400 3.047.000 53,77 43,09

Trong đó:

Kỳ hạn 12 tháng trở xuống 1.350.930 1.778.350 2.523.610 31,64 41,91 Kỳ hạn trên 12 tháng 33.870 351.050 523.390 936,46 49,09

2. Theo đối tƣợng khách hàng

Định chế tài chính 741.760 362.580 489.910 -51,12 35,12

Doanh nghiệp 454.110 663.430 1.004.360 46,09 51,39

Cá nhân 399.070 1.543.020 1.899.750 286,65 23,12

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp BIDV – CN TT Huế) Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2013 đến 2015 liên tục tăng, đặc biệt là năm 2014 tăng rất mạnh. Năm 2014 chỉ tăng đến 61,07% so với năm 2013 tuy nhiên năm 2015 chỉ tăng thêm 32,11% so với năm 2014.

Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn có chi phí sử dụng vốn cao.

Người gửi tiền gửi có kỳ hạn nhằm hưởng lãi suất do đó BIDV đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” Cũng chính vì vậy mà khách hàng chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ không gửi dài hạn dẫn đến tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ trọng thấp hơn. Trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng liên tục trong 3 năm qua thì tiền gửi không kỳ hạn tăng giảm thất thường. Cụ thể huy động vốn theo kỳ hạn năm 2014 tăng 53,77% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 43,09% so với năm 2014.

Còn huy động vốn không kỳ hạn năm 2014 tăng 109,20% so với năm 2013 tuy nhiên đến năm 2015 thì tỷ lệ này giảm 21,07% so với năm 2014. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa lãi suất có kỳ hạn và không kỳ hạn lớn, vì vậy các khách hàng gửi tiền luôn tìm mọi cách để gửi số tiền nhàn rỗi tạm thời của mình có kỳ hạn để được

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

22

hưởng lãi suất cao thay vì để trên tài khoản không kỳ hạn. Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn là loại nguồn huy động có chi phí sử dụng vốn rất thấp. Chính vì vậy NH nên tập trung huy động nguồn vốn này thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới có hiệu quả cao.

Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn tăng chủ yếu tập trung ở khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp có tốc độ tăng về huy động vượt trội, đặc biệt là năm 2015 tăng rất mạnh đến 51,39% so với năm 2014.

Khách hàng định chế tài chính giảm 2014 so với 2013, đến năm 2015 thì có tăng nhẹ so với 2014. Huy động vốn đối với khách hàng cá nhân năm 2014 tăng 286,65% so với năm 2013 và đến năm 2015 con số này tuy không tăng mạnh như năm trước những cũng tăng 23,12%. Hiện tượng tăng mạnh mẽ như thế này chủ yếu là từ nguồn Chứng minh tài chính.

1.2.2. Tình hình cho vay

Thực hiện định hướng của BIDV, BIDV – CN TT Huế đã thực hiện mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong tầm quản lý. Đa dạng hóa các ngành cho vay trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa đầu tư đi đối với việc mở rộng cho vay nhiều ngành, cùng nhiều gói tín dụng ưu đãi. Kết quả như bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

23

Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng tại BIDV giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Số

TT Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 2014 với

2013 (%)

So sánh 2015

với 2014

(%) 1 Tổng dư nợ tín dụng 1.527.780 2.778.275 3.770.809 81,85 35,72 1.1 Dư nợ theo kỳ hạn

A Cho vay ngắn hạn 854.690 1.460.520 1.876.400 70,88 28,47 B Cho vay trung dài hạn 673.090 1.317.740 1.894.420 95,77 43,76 1.2 Theo nhóm nợ

A Nợ nhóm 1 1.421.529 2.563.141 3.735.042 80,31 45,72

B Nợ nhóm 2 97.902 202.635 5.875 106,97 -97,10

C Nợ nhóm 3 1.374 4.865 4.305 254,07 -11,51

D Nợ nhóm 4 2.836 1.961 2.970 -30,85 51,45

E Nợ nhóm 5 4.139 5.673 6.670 37,06 17,57

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp BIDV – CN TT Huế) Nhận xét: Từ năm 2013 đến năm 2015, tổng dư nợ cho vay của BIDV - CN TT Huế có sự tăng trưởng rõ rệt: năm 2014 tăng 81,85% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 35,72% so với năm 2014. Doanh số cho vay tăng hàng năm chứng tỏ vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh, tạo được lòng tin và uy tính từ phái khách hàng , thu hút khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng

Dư nợ theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Dư nợ ngắn hạn năm 2014 tăng 70,9% so với năm 2013 và dư nợ ngắn hạn năm 2015 tăng 28,5% so với năm 2014; Dư nợ trung, dài hạn năm 2014 tăng 95,8% so với năm 2013, năm 2015 tăng 43,8% so với năm 2014. Nguyên nhân của hiện tượng này là do BIDV - CN TT Huế đang thực hiện chính sách Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn để ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế.

Dư nợ theo nhóm nợ: Dư nợ chủ yếu tập trung nợ nhóm 1. Tuy nhiên một điều đáng lo ngại là dư nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2014 tỷ

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

24

lệ này tăng 37,06% so với năm 2013, đến năm 2015 tăng lên đến 17,57% so với năm 2014.

Bảng 2.3 Chất lƣợng dƣ nợ Tín dụng của BIDV – CN TT Huế năm 2013 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ quá hạn (tỷ đồng) 17,35 41,99 46,71

Nợ xấu (tỷ đồng) 8,35 12,49 13,89

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.527,78 2.778,27 3.770,81

Tỷ lệ NQH trên TDN (%) 1,14 1,51 1,24

Tỷ lệ nợ xấu trên TDN (%) 0,55 0,45 0,37

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp BIDV – CN TT Huế) Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn biến động tăng giảm qua các năm. Tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất chỉ 1,51%. Tỷ lệ nợ xấu thấp, luôn dưới 1% cho thấy chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN TT Huế tốt, đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp luôn đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời.

1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua trên địa bạn Tỉnh TT Huế có nhiều Ngân hàng tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên BIDV – CN TT Huế đã không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quản hoạt động Ngân hàng đẩy mạnh phát triển kinh doanh cả về số lượng và chất lượng. Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cuẩ Ngân hàng đã mang lại kết quả như sau:

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

25

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – CN TT Huế giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh 2014 với 2013

So sánh 2015 với 2014 Số

tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

% 1 Tổng thu

nhập 338.095 422.260 496.673 84.165 24,89 74.413 17,62 Trong đó: Thu

lãi cho vay 153.423 199.812 261.614 46.389 30,24 61.802 30,93 2 Tổng chi phí 300.619 362.076 413.794 61.457 20,44 51.718 14,28

Trong đó: Chi

trả lãi 121.185 138.706 128.737 17.521 14,46 -9.969 -7,2 3

Quỹ thu nhập (T.thu –T.chi phí)

37.476 60.184 82.879 22.708 60,59 22.695 37,71 (Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp BIDV – CN TT Huế) Nhận xét:

Doanh thu: Ta thấy thu nhập năm 2014 tăng lên đáng kể so với năm 2013, tăng 84.165 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 24,89%. Năm 2015 thu nhập tăng lên 17,62%

so với năm 2014. Đạt được kết quả này là do phía Ngân hàng đã tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể và khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng.

Chi phí: Nguồn vốn huy động năm 2014 lên so với năm 2013 (tăng 61,07%) làm cho tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên so với năm 2013 với tỷ lệ 20,44%

Điều chú ý là chi trả lãi năm 2015 giảm 9.969 triệu đồng tương ứng với giảm 7,2% nhưng chi phí vẫn tăng 51.718 triệu đồng tăng 14,28% là do chi phí tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên và chi phí đầu tư mua sắm tài sản tăng lên rất nhiều do năm 2015 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chính

Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

26

thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV tiến hành thay đổi diện mạo chuyển đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu, tuyển thêm nhiều nhân viên mới.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)