CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
2.2. Tình hình s ản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I
2.2.2. Tình hình s ản xuất nấm rơm của các hộ điều tra
Đối với mỗi gia đình, lao động đóng vai trò quyết định đến thu nhập của họ. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực ,mọi hoạt động đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu con người và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.Đối với nước ta ,một nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu ,đất đai mạnh mún,nhỏ lẻ ,hoạt động sản xuất chủ yếu là thủ công vì thế yếu tố lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Chất lượng lao động và số nhân khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất ,vì nó là những nhân tố làm ra của cải vật chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình.Việc ảnh hưởng này tốt hay xấu đều do chất lượng và số lao động quyết định.Vì thế yêu cầu về lao động có chất lượng ngày càng lớn bởi đó là cơ sỏ cho sự phát triển sản xuất ,ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Thông qua việc điều tra 40 hộ dân, ta phân tích được bảng số liệu sau:
Bảng 7 :Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra năm 2015 ( BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1.Tổng số hộ điều tra Hộ 40,00
2.Số nhân khẩu Nhân khẩu 5,25
3.Lao động trồng nấm Lao động 3,00
4.Tuổi chủ hộ Tuổi 46,25
5.Trình độ văn hóa Lớp 6,20
6.Số năm kinh nghiệm Năm 12,03
( Nguồn: Số liệu điều tra) Tình hình nhân khẩu ,lao động của các hộ điều tra ở HTX NN Phú Lương I năm 2015 được thể hiện qua bảng 5 .Với tổng số điều tra là 40 hộ, BQ nhân khẩu/hộ là 5,25 nhân khẩu,đây là một con số khá cao cho thấy nguồn lao động dồi dào ở địa phương thuận lợi cho việc sản xuất nấm rơm. BQ lao động trồng nấm rơm /hộ là 3,00 lao động, đây là số lao động trực tiếp sản xuất nấm rơm trong các hộ gia đình.
BQ tuổi chủ hộ là 46,25 tuổi, đây là một mức tuổi trung bình cho thấy đa số các chủ hộ trồng nấm là những người có kinh nghiệm và khả năng chấp nhận rủi ro trong
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
sản xuất kinh doanh. Số năm kinh nghiệm BQ của các hộ điều tra là 12,03 năm, một con số khá cao thể hiện nghề trồng nấm rơm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của địa phương. Đây chính là lợi thế lớn trong việc sản xuất của các hộ vì nhờ kinh nghiệm niều mà các hộ vì nhờ kinh nghiệm nhiều mà các hộ có thể điều chỉnh việc sản xuất của mình thu được kết quả cao.
Trình độ văn hóa của các hộ là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức, hoạch định sản xuất, tiếp cận khoa học kĩ thuật mới và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của các nông hộ. BQ trình độ văn hóa của các hộ là lớp 6, cho thấy trình độ tiếp thu kiến thức sản xuất cũng như áp dụng khoa học kĩ thuật trong việc sản xuất nấm rơm là khá tốt. Đồng thời nó là điều kiên tổ chức tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn, các câu lạc bộ cho các hộ nông dân giúp họ đa dạng hóa hoạt động sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao thu nhập và phát triển bền vững.
2.2.2.2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm của hộ điều tra
Chi phí đầu tư cho bình quân cho 1 vòm nấm rơm
Để quá trình sản xuất nấm rơm đạt hiệu quả cao thì các hộ cần chú ý đến công đoạn xây dựng nhà vòm. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm liên quan trực tiếp đến chất lượng nhà vòm. Chất lượng nhà vòm cao sẽ cho kết quả và hiệu quả sản xuất cao.
Bảng 8. Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm rơm ( BQ/vòm)
Chi phí ĐVT Số lượng Giá trị (1000đ)
1. Nilon Kg 12,05 602,5
2. Rơm Sào 3,10 310,00
3. Tre Cây 60,58 908,70
4. Đinh Kg 3,28 65,60
5. Dây, gấc Kg 3,57 57,12
6. Lao động Công 3,50 525,00
Tổng giá trị vòm che 2468,92
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhìn vào bảng ta thấy:
Đa số những tư liệu sản xuất hay nguyên liệu sản xuất này đều rất đơn giản, dễ tìm kiếm. Số lượng nguyên vật liệu không nhiều với chi phí bỏ ra không cao.
Để làm một nhà vòm cần 12,05kg nilon với giá 602,5 nghìn đồng. Cần 3,10 sào rơm với giá là 310 nghìn đồng. Ngoài ra, có các vật tư khác như tre, đinh, dây gấc cũng với số lượng và chi phí không cao. Bên cạnh đó, công lao động cũng được xem là phù hợp với mức chi phí mà người dân ở đây bỏ ra, trung bình 1 công lao động thuê làm vòm là 150 nghìn đồng.
Như vậy, tổng chi phí bình quân để làm một nhà vòm nấm là 2.468.920 đồng.
Mức chi phí hiện nay là không cao và người dân có thể tăng mức chi phí này lên nếu muốn sản lượng nấm cao hơn.
2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm của các hộ điều tra
Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá kết quả của quá trình sản xuất, là cơ sở để lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất kinh doanh. Đây là phạm trù kinh tế phản ánh kết quả cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất đã bỏ ra. Hiệu quả kinh tế hộ gia đình được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: GO, VA, IC, GO/IC, VA/IC, MI/IC.
Theo số liệu điều tra 40 hộ trồng nấm rơm và sau khi xử lí số liệu ta được:
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra ở HTX NN Phú Lương I năm 2015 (BQ/hộ/vòm)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3694,05
2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 1013,15
3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 2680,90
4. Khấu hao vòm và TLSX 1000đ 141,35
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 2539,55
6. GO/IC Lần 3,65
7. VA/IC Lần 2,65
8. MI/IC Lần 2,51
(Nguồn: Số liệu điều tra )
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định. BQ chung/hộ/vòm thu được 3694,05 nghìn đồng. Đây là khoản thu nhập đáng kể đối với bà con nông dân.
Giá trị gia tăng (VA): Nhìn chung giá trị gia tăng BQ/hộ/vòm là 2680,90 nghìn đồng. Đây là khoản thu nhập đáng kể của các hộ sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả, thường được nông hộ quan tâm với quan niệm “lấy công làm lãi” vì nó chính là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra để tiến hành sản xuất. Do tính chất công việc sản xuất nấm rơm tương đối dễ làm, chi phí đầu tư không cao lại còn tận dụng được các TLSX trong nhiều năm nên khấu hao BQ/hộ/vòm không lớn tương ứng là 2539,55 nghìn đồng.
Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian các hộ sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. BQ chung/hộ/vòm thì một đồng chi phí trung gian các hộ trồng nấm thu được 3,65 đồng giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án tốt nhất trong giới hạn nguồn lực về chi phí. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì hộ sản xuất sẽ thu được 2,65 đồng giá trị gia tăng.
Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ trồng nấm sẽ thu được 2,51 đồng thu nhập hỗn hợp.