Nh ững thuận lợi hay hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của hợp tác xã nông nghiệp phú lương i – xã phú lương – huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

2.4. Nh ững thuận lợi hay hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm

a. Trong sản xuất

Thế mạnh về thời tiết khí hậu Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có 4 mùa có những điều kiện thời tiết khí đặc trưng, trong mùa hè nước ta có thể trồng nấm rơm cho sản lượng cao.

Xã Phú Lương, huyện Phú Vang đã được biết đến như một địa phương trồng nấm hiệu quả và nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế với các loại nấm như nấm Rơm, nấm Sò…Sản phẩm nấm của xã Phú Lương có chất lượng và số lượng luôn đứng đầu toàn tỉnh. Đi đầu và mang tính dẫn dắt cho người dân đến với sản xuất nấm chính là Hợp

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tác Xã Nông Nghiệp Phú Lương I, khi HTX cũng chính là nơi tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho xã viên trong và ngoài tỉnh.

Được tiếp cận với kỹ thuật trồng nấm, xã viên vừa tự sản xuất ở nhà vừa tham gia sản xuất cho HTX. Điều đó là một thuận lợi cho xã viên và cho chính HTX khi vừa có sự phối hợp giữa một đơn vị lớn.

Nghề trồng nấm là một ngành nghề nhàn rỗi, tận dụng được những khoảng thời gian rảnh mà không bị gò bó.

Thuận lợi của nghề trồng nấm là người dân tận dụng nguồn nguyên liệu rơm sẵn có tại gia đình. Các công đoạn làm vòm, ủ rơm, đạp rơm vào khuôn, gác khuôn lên vòm… với họ đã thành kỹ năng. Bà con cũng đã có kinh nghiệm trong việc giữ nhiệt độ vòm đảm bảo cho nấm nảy mầm và phát triển tốt.

Nghề trồng nấm là một nghề làm ra tiền cao bởi vì vốn bỏ ra ít, thời gian chăm sóc ngắn nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn so với trồng lúa. Hơn nữa, nghề trồng nấm có tính chất công việc nhẹ nhàng, rảnh rỗi nên giải quyết những nguồn lao động địa phương, tạo công ăn việc làm cho một số hộ gia đình.

Quy trình trồng nấm không mấy khó khăn và được các hộ gia đình áp dụng rộng rãi, sản xuất theo các bước nhất định.

Điều kiện khí hậu, thời tiết nước ta đa dạng (lạnh, mát, nóng ẩm), thích hợp cho nhiều loại nấm phát triển quanh năm với năng suất cao, chất lượng tốt. Chu kỳ sinh trưởng của nấm ngắn (nấm rơm từ trồng đế lúc được thu hoạch 10 - 12 ngày). Nguyên liệu trồng nấm dồi dào (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân - lõi ngô, thân khoai mì, thân cây gỗ các loại) theo tính toán sản lượng các nguyên liệu đạt 40 triệu tấn/năm, nếu đưa vào sử dụng 10- 15% sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm/ năm và hàng ngàn tấn phân hữu cơ.

Nguồn lao động nông thôn dối dào, giá rẻ, vốn đầu tư trồng nấm không cao.

Được sự quan tâm của các ngành các cấp, chính phủ đưa nấm vào danh mục sản phẩm quốc gia. Xác định và đưa nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Nhiều địa phương ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nấm có hiệu quả.

Có nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đã làm chủ được công nghệ nhân, sản xuất một số loại nấm chủ lực. Có nhiều thành công về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến đưa năng suất nấm tăng lên 1,5 - 3 lần so với

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

trước đây. Thu thập, chọn lọc và đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm, trong đó có những giống nấm cao cấp có giá trị cao. Bước đầu hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung ương đến địa phương.

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, khuyến nông và hàng chục ngàn nông dân được đào tạo, có tay nghề và kinh nghiệm sản xuất nấm

b. Trong tiêu th

Nấm là loại thực phẩm bổ dưỡng. Được các đối tượng ưa chuộng nên người tiêu dùng luôn ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp. Làm cho số lượng nấm bán ra trên thị trường tăng cao.

Nấm do các hộ nông dân sản xuất ra được các tiểu thương đến tận nhà thu mua.

Tiết kiệm được một khoảng chi phí vận chuyển khi bán hàng.

Thị trường nấm lưu thông một cách dễ dàng và thuận lợi. Người nông dân bán được hàng, mang lại thu nhập cao và từng bước cải thiện đời sống của từng người dân nơi đây.

Đầu ra của nấm đang là vấn đề hàng đầu mà HTX quan tâm. Tuy nhiên thương hiệu nấm Phú Lương đang ngày càng có tiếng vang lớn ở khắp các khu vực nên được nhiều người biết đến và mua bán một cách dễ dàng.

Về Phú Lương, bất kì nhà nào cũng trồng nấm, chính vì quy mô sản xuất rộng và tập trung nên các điểm bán như ở chợ nhỏ chợ lớn thu hút được người mua với số lượng lớn.

Ngày nay, xu hướng ưa chuộng nấm không những được tiêu dùng trong nước mà ngay cả những nước khác đều có sở thích tiêu dùng nấm rơm. Cho nên, nấm rơm đang từng ngày khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước, giảm bớt những rào cản khi xuất khẩu nấm sang nước ngoài.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn là điểm mạnh cho nghề trồng nấm. Ngày nay, nấm được sản xuất ra sẽ có các tiểu thương đến thu mua. Hình thức thu mua nấm đa dạng, nên công việc lưu thông nấm cũng gặp nhiều thuận lợi.

2.4.2. Hạn chế a. Trong sản xuất

Sản xuất nấm đang ở quy mô nhỏ, phân tán, năng suất lao động chưa cao, chưa hình thành được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, sản phẩm chưa đồng đều về quy cách, chất lượng chưa ổn định.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Các cơ sở sản xuất meo giống ở Huế còn ít và chất lượng chưa đảm bảo. Vì thế các hộ sản xuất còn phụ thuộc nguồn giống từ bên ngoài, meo giống được vận chuyển từ Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh ra nên khó kiểm soát về chất lượng dẫn đến năng suất không ổn định.

Hơn nữa, trình độ người dân trong sản xuất nấm cũng là yếu tố có tác động trực tiếp năng suất và sản lượng nấm, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa thành thạo, không mạnh dạng đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất nấm nên hiệu quả thu lại không cao, cho nên một số hộ mất khả năng sản xuất cũng là điều không tránh khỏi.việc đầu tư các yếu tố đầu vào của người dân còn thấp và chưa hợp lý.

Tiềm lực khoa học công nghệ còn hạn chế, cán bộ nghiên cứu về nấm chưa nhiều, giống nấm chưa phong phú, công nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu chủ động.

Chưa có tổ chức đứng ra thu mua mà chủ yếu do tư thương thu gom nên giá cả không ổn định, tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của người dân.

b. Trong tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa xác lập được thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu còn ít, chưa tương xứng với tiền năng lợi thế của nước ta.

Giá nấm là điều đầu tiên người tiêu dùng quan tâm. Song, giá cả bấp bênh, lúc quá cao, lúc lại giảm sâu làm cho các hộ trồng nấm không chủ động được số lượng đầu ra. Nếu cung cấp nấm ra thị trường nhiều, giá lại cao thì người tiêu dùng lại ngại mua trong khi đó tồn dư nấm ra thị trường thì quá lớn. Trong trường hợp này người dân sẽ bị lỗ, thâm hụt chi phí sản xuất cho nên sản xuất ra nhiều nấm cũng không đạt hiệu quả cao.

Nấm là một sản phẩm nông nghiệp, nên có tính dễ hư hỏng. Vì vậy, nấm cần được trao đổi và tiêu thụ một cách nhanh chóng nếu không sẽ hao hụt sản lượng nấm.

Đầu ra của nấm cũng đang là một vấn đề nang giải. Trong khi hộ nông dân sản xuất nấm ngày càng nhiều mà đầu ra của nấm lại hạn chế, chưa xác định rõ nên cần được chú trọng và tìm hướng đi cho nấm rơm tại địa phương.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của hợp tác xã nông nghiệp phú lương i – xã phú lương – huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)