Tình hình tài s ản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây dựng số 5 công ty cổ phần kinh doanh nhà thừa thiên huế (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH S ẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 5 - CÔNG TY C Ổ PHẦN KINH DOANH NHÀ THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Khái quát chung v ề công ty

2.1.4. Các ngu ồn lực của công ty

2.1.4.2. Tình hình tài s ản và nguồn vốn của công ty

SVTH: Trần Hồ Nhân Tâm – Lớp: K45C KTKT Trang 43

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2012-1014.

CHỈ TIÊU 2014 2013 2012 2014-2013 2013-2012

(+/-) % (+/-) %

TỔNG TÀI SẢN 167,543,592,080 258,292,045,948 247,579,539,031 -90,748,453,868 -35.13 10,712,506,917 4.33 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 152,692,470,600 239,351,120,343 228,683,459,830 -86,658,649,743 -36.21 10,667,660,513 4.66 I Tiền và các khoản tương đương tiền 1,873,243,341 2,225,303,900 1,817,953,607 -352,060,559 -15.82 407,350,293 22.41 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 106,756,444,939 139,734,388,886 111,818,155,722 -32,977,943,947 -23.60 27,916,233,164 24.97 IV. Hàng tồn kho 42,213,522,671 95,529,006,520 112,409,893,574 -53,315,483,849 -55.81 -16,880,887,054 -15.02 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,849,259,649 1,862,421,037 2,637,456,927 -13,161,388 -0.71 -775,035,890 -29.39 B TÀI SẢN DÀI HẠN 14,851,121,480 18,940,925,605 18,896,079,201 -4,089,804,125 -21.59 44,846,404 0.24 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - II. Tài sản cố định 10,753,172,963 13,629,077,208 11,357,768,009 -2,875,904,245 -21.10 2,271,309,199 20.00 III. Bất động sản đầu tư 1,182,300,378 - - 1,182,300,378 - - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 49,963,096 69,942,442 81,200,000 -19,979,346 -28.57 -11,257,558 -13.86 V. Tài sản dài hạn khác 2,865,685,043 5,241,905,955 7,457,111,192 -2,376,220,912 -45.33 -2,215,205,237 -29.71

TỔNG NGUỒN VỐN 167,543,592,080 258,292,045,948 247,579,539,031 -258,292,045,948 -100.00 10,712,506,917 4.33 A NỢ PHẢI TRẢ 160,522,836,538 233,376,024,143 229,531,745,085 -72,853,187,605 -31.22 3,844,279,058 1.67 I Nợ ngắn hạn 159,466,934,478 132,311,478,816 216,978,190,085 27,155,455,662 20.52 -84,666,711,269 -39.02 II Nợ dài hạn 1,055,902,060 101,064,545,327 12,553,555,000 -100,008,643,267 -98.96 88,510,990,327 705.07 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,020,755,542 24,916,021,805 18,047,793,946 -17,895,266,263 -71.82 6,868,227,859 38.06 I Vốn chủ sở hữu 7,020,755,542 24,882,615,979 18,014,388,120 -17,861,860,437 -71.78 6,868,227,859 38.13 II Nguồn kinh phí và quỹ khác - 33,405,826 33,405,826 -33,405,826 -100.00 - -

SVTH: Trần Hồ Nhân Tâm – Lớp: K45C KTKT Trang 44

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

a. Biến động tài sản:

Biểu đồ 2.1 - Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2012-2014.

 Tài sản ngắn hạn.

TSNH của công ty qua ba năm có sự biến động không lớn. Trong hai năm 2012-2013 thì đã tăng từ 228,683 tỷ lên 239,351 tỷ tương ứng tăng 4,66%, sự biến động này do các yếu tố cấu thành nên TSNH tạo nên như: Tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 1,817 tỷ lên 2,225 tỷ tương ứng tăng 22,41%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng khá mạnh từ 111,818 tỷ lên 139,734 tỷ tương ứng tăng 24,97%. Bên cạnh đó, hàng tồn kho lại giảm từ 112,409 tỷ xuống 95,529 tỷ tương ứng giảm 15,02%. TSNH khác giảm từ 2,637 triệu xuống 1,862 triệu tương ứng giảm 29,39%.

Điều này chứng tỏ TSNH biến động tăng là do sự tăng của tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn; tuy hàng tồn kho và TSNH khác có biến động giảm nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều, cho thấy việc quản lý TSNH của công ty khá ổn định trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, đến năm 2014, TSNH của công ty giảm khá mạnh. Tổng TSNH giảm 86,658 tỷ tương ứng giảm 36,21%, nguyên nhân là do: Hàng tồn kho giảm khá mạnh 55,81% tương ứng giảm 53,315 tỷ. Đây là nhân tố chính làm cho tổng TSNH giảm, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của các nhân tố khác như: Tiền và các khoản SVTH: Trần Hồ Nhân Tâm – Lớp: K45C KTKT Trang 45

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tương đương tiền giảm 352,06 triệu tương ứng giảm 15,82% so với đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 32,977 tỷ tương ứng giảm 23,06% so với đầu năm, TSNH khác giảm 13, 161 triệu tương ứng giảm 0,71%.

 Tài sản dài hạn:

TSDH của công ty có sự tăng đều qua 2 năm 2012 và 2013, tuy tốc độ tăng không lớn nhưng cũng thể hiện sự phát triển của công ty. TSDH tăng nhẹ từ mức 18,896 tỷ lên mức 18,940 tỷ tương ứng tăng 0,24%. Các khoản mục TSDH của công ty năm 2012 bao gồm TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác. Mặc dù TSCĐ tăng 20% từ mức 11,357 triệu lên đến 13,629 tỷ, nhưng các khoản đầu tư tài chính dài hạn lại giảm 11,257 triệu tương ứng giảm 13,86%, TSDH khác cũng giảm mạnh 5,241 tỷ tương ứng giảm 29,71%, dẫn đến TSDH của công ty có sự biến động không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, giảm đầu tư tài chính dài hạn.

Trong năm 2014, Công ty không tập trung đầu tư mạnh vào TSCĐ như năm 2013, TSCĐ trong năm giảm 2,875 tỷ tương ứng giảm 21,10%, mặc dù vậy tính ổn định của TSCĐ vẫn được đảm bảo. Năm này cũng là năm công ty bắt đầu đầu tư vào bất động sản với số tiền là 1,182 tỷ. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính dài hạn lại giảm từ 69,942 triệu xuống 49,963 triệu tương ứng giảm 28,57%. Nhân tố chính gây ra biến động giảm của TSDH là TSDH khác giảm mạnh nhất từ mức 5,241 tỷ xuống mức 2,865 tỷ tương ứng giảm 45,33%.. Những yếu tố này làm cho TSDH giảm 4,089 tỷ tương ứng giảm 21,59 %.

Theo đánh giá chung thì tình hình tài sản của công ty tăng trưởng khá tốt và ổn định trong hai năm 2012, nhưng đến năm 2014 lại giảm khá mạnh.. Tổng tài sản của công ty tăng với mức 10,712 tỷ trong năm 2013 ứng với 4,33% nhưng đến năm 2014 lại giảm 90,748 tỷ trong năm 2014 ứng với 35,12% . Nguyên nhân chủ yếu là do biến động giảm của TSNH mà cụ thể là hàng tồn kho. Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp quản lý tốt các TSNH và TSDH để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của công ty.

SVTH: Trần Hồ Nhân Tâm – Lớp: K45C KTKT Trang 46

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

b. Biến động nguồn vốn:

Biểu đồ 2.2 - Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2012-2014.

Từ quá trình phân tích biến động tài sản và nghiên cứu bảng số liệu sự biến động nguồn vốn của công ty, ta có thể nhận xét về tình hình nguồn vốn của công ty qua ba năm 2012-2014 như sau:

 Nợ phải trả

Tình hình các khoản nợ của công ty tăng trong 2 năm 2012 và 2013, nợ phải trả tăng từ 229,531 tỷ lên mức 233,376 tỷ tương ứng tăng 1,67%. Các khoản nợ này tăng lên do nhu cầu mở rộng đầu tư các dự án xây dựng trong năm 2013 tăng lên. Nợ phải trả tăng lên do nhân tố chủ yếu là nợ dài hạn tăng mạnh 88,510 tỷ tương ứng tăng tới 705,07% trong năm, tuy các khoản nợ ngắn hạn giảm 84,666 tỷ tương ứng giảm 39,02% nhưng vẫn không ảnh hưởng đến biến động tăng của nợ phải trả.

Đến năm 2014 thì các khoản nợ của công ty không tăng năm 2013 mà ngược lại có chiều hướng giảm khá mạnh, cụ thể giảm từ mức 233,376 tỷ xuống 160,522 tỷ tương ứng giảm 31,22%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ dài hạn giảm mạnh 98,96%

tương ứng giảm 100,008 tỷ, bên cạnh đó nợ ngắn hạn lại tăng từ mức 132,311 tỷ lên

SVTH: Trần Hồ Nhân Tâm – Lớp: K45C KTKT Trang 47

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

mức 159,466 tỷ tương ứng tăng 20,52%. Điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách kiểm soát nợ, kìm hãm sự tăng mạnh của nợ, đảm bảo ổn định tình hình tài chính của công ty.

 Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty qua hai năm 2012-2013 lại tăng khá ổn định từ mức 18,047 tỷ lên 24.916 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu của biến động tăng này chủ yếu là do SXKD tăng 8,868 tỷ tương ứng tăng 38,13%, nguồn kinh phí và quỹ khác không có sự biến động.

Đến năm 2014 thì nguồn SXKD của công ty xảy ra biến động giảm so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu biến động này là do nguồn kinh phí và quỹ khác giảm về 0 tương ứng giảm 33,405 triệu, và sự giảm mạnh của SXKD từ mức 24,882 tỷ xuống đến mức 7,022 tỷ tương ứng giảm tới 71,78%.

Qua phân tích sơ lược sự biến động về tình hình nguồn vốn của công ty có sự biến động không ổn định, nguyên nhân có thể là do các nguồn tài trợ cho công ty giảm. Vì vậy, công ty cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư và các nguồn tài trợ để đảm bảo ổn định tình hình nguồn vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây dựng số 5 công ty cổ phần kinh doanh nhà thừa thiên huế (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)