PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.4. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
1.4.7. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Các phương pháp tính giá thành đượcáp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm:
1.4.7.1.Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản đối tượng hạch toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm và mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
1.4.7.2.Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. Đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng đó.
1.4.7.3.Phương pháp định mức
Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức.
1.4.7.4.Phương pháp phân bước
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, với một quy trình công nghệ được chia làm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước sau. Hoặc các doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu song song, tương ứng với quy trình công nghệ lắp ráp, mỗi phân xưởng sản xuất hay mỗi dây chuyền công nghệ sản xuất một sản phẩm riêng biệt và được lắp ráp ở phân xưởng hay dây chuyền công nghệ ở giai đoạn lắp ráp sau cùng.
1.4.7.5.Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất…
nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và các sản phẩm có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ, đối tượng tập hợp chi phílà toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của quy trình. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi đãđược xây dựng sẵn. Sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm có hệ số bằng 1.
1.4.7.6.Phương pháptỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cách,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
quy cách khác nhau hoặc trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm không có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm.
1.4.7.7.Phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm phụ
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quy trình công nghệ sản xuất vừa cho ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ. Để tính GTSP chính cần loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
CHƯƠNG 2