PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN PHONG THU
3.1. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần gạch Tuynen Phong Thu
3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty
Công ty cổ phần gạch Tuynen Phong Thu đã lựa chọn mô hình kế toán tập trung. Hiện nay, công ty chỉ sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm là gạch Tuynen, bán hàng trực tiếp tại công ty, do đó mô hình kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm cũng như tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, các nhân viên được bố trí công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng nhân viên. Phòng kế toán bao gồm 4 nhân viên dưới sự điều hành của kế toán trưởng nên công việc của các kế toán quá nhiều đặc biệt là công việc củakế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp.
Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính, đặc biệt việc ứng dụng phần mềm kế toán Asia Accounting vào công tác kế toán cho phép tổ chức quản lý cũng như xử lý một khối lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh, cho phép truy cập thông tin bất kỳ một nghiệp vụ nào tại bất kỳ một thời điểm nào; tạo sự thuận tiện và nhanh chóng cho quá trình kiểm tra, kiểm soát thông tin. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán nên khối lượng công việc cho kế toán viên có giảm nhẹ phần nào. Tuy nhiên do tổ chức công việc theo hình thức tập trung và đặc thù ngành sản xuất nên công việc thường dồn về phòng kế toán vào cuối mỗi tháng, mỗi quý.
Hệ thống tài khoản của công ty được tổ chức dựa trên hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 15 ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty đã vận dụng các mẫu sổ của Bộ tài chính và hệ thống các sổ sách của hình thức kế toán Nhật ký chung để xây dựng hệ thống sổ kế toán khá khoa học và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, tuy nhiên hệ thống chứng từ tại công ty chưa được đầy đủ lắm, một số
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
công đoạn kế toán làm tắt bỏ qua một số chứng từ, một số sổ sách chưa đúng với Quyết định 15. Tuy nhiên, kế toán của công ty cũng đã xây dựng được một quy trình luân chuyển chứng từ phù hợpvới từng loại nghiệp vụ kinh tế.
3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
3.1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán
Công ty đã xác định chính xác đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất gạch, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Công ty cũng đã chọn phương pháp tính giá thành theo hệ số, sự lựa chọn này là phù hợp với sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
3.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
CPSX của công ty được phân loại và tập hợp theo 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Điều này giúp chi phí được theo dõi và tập hợp chính xác, rõ ràng.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
NVL trực tiếp ở công ty bao gồm đất sét, than cám và các vật liệu khác. Công ty đã tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với đất sét cho 1000 viên gạch quy tiêu chuẩn nên giúp kế toán khá dễ dàng trong việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Riêng than cám thì kế toán ghi nhận theo thực tế phát sinh nên khó khăn trong việc kiểm soát đối với nguyên vật liệu này. Giá xuất kho của NVL được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giúp cho giá của NVL xuất kho luôn được giữ kháổn định. Hiện nay, kế toán hạch toán và theo dõiđất sét và than cám trong cùng tài khoản 152, không mở chi tiết nên việc theo dõi 2 nguyên vật liệu này không rõ ràng.
Thông thường khi mua NVL với số lượng lớn thì sẽ được hưởng chiết khấu nhưng trong cách hạch toán của công ty không đề cập đến khoản mục này. Nếu hạch toán đúng thì chi phí NVL sẽ giảm được một khoản bằng chiết khấu, góp phần tiết kiệm chi phí và hạGTSP.
Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao đối với một số vật liệu song khi đi vào sản xuất chưa kiểm tra chặt chẽ công nhân có thực hiện đúng mức đề ra hay không, còn lãng phí NVL.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty trả lương cho công nhân theo cả hai hình thức lương khoán theo sản phẩm hoàn thành và lương thời gian nhưng hình thức chi trả chủ yếu vẫn là lương khoán theo sản phẩm. Điều này đã góp phần khuyến khích tinh thần tự giác lao động, nâng cao năng suất lao động của công nhân để tăng thêm thu nhập, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, việc tổ chức chấm công điểm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm đã làm cho họ tự giác làm việc hơn, có trách nhiệm hơn với công việc.
Công ty trích KPCĐ theo tỷ lệ 2% trên lương trung bình của toàn thể CBCNV- LĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như vậy là chưa đúng với quy định hiện hành. Điều này làmảnh hưởng đến lợi ích người lao động.
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty mở các tài khoản chi tiết đối với khoản mục chi phí sẽ giúp cho công tác tập hợp CPSXvà tính giá thành một cách rõ ràng, chi tiết và quản lý dễ dàng hơn.
Chi phí SXC được theo dõi và hạch toán theo thực tế phát sinh. Trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán chi phí SXC khá chặt chẽ. Chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí khấu hao được phân bổ một cách hợp lý và chính xác. Tuy nhiên, quá trình theo dõi và hạch toán chi phí SXC vẫn còn tồn tại một số điểm không hợp lý. Công ty chỉ có một đồng hồ điện theo dõi điện năng sử dụng trong toàn công ty, công ty không phân bổ chi phí điện năng cho các bộ phận sử dụng mà tất cả chi phí đều do bộ phận sản xuất gánh hết.Chi phí nhân công thuê ngoài mặc dù có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp hay bán hàng nhưng không được hạchtoán tất cả vào CPSX.Điều đó làmảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trình hạch toán CPSX và tính GTSP.
Hằng năm công ty có chi một khoản để mua áo quần bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trangcho công nhân sản xuất, chi phí này được đưa vàotài khoản 6272 –Chi phí vật liệu trong quýphát sinh chứ không phân bổ cho các quý tiếp theo. Điều này không đúng vì không phảnánh chính xác chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để tiến hành sản xuất.
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều. Phương pháp này tuy giản đơn, dễ làm nhưng lại chịu sự hao mòn vô hình, cũng như sự mất giá của đồng tiền theo thời gian là rất lớn. Mặt khác, nó lại không khuyến khích đầu tư, cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất và thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.1.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp chi phí định mức. Giá trị SPDD được xác định theo phương pháp định mức thuận tiện trong tính toán, phù hợp với công ty vì có xây dựng đơn giá định mức cho sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình tiến hành, phương pháp tính của công ty vẫn còn hạn chế. Công ty không tiến hành đánh giá tỷ lệ hoàn thành của gạch mộc đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, điều này dẫn đến việc không chính xác trong tính GTSP.
3.1.2.4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Công ty đã chọn phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số, đây là một sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, kế toán không tính giá thành đơn vị cho từng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ cũng như chưa lập thẻ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ, mà chỉ tính giá thành đơn vị sản phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Do vậy, không biết được giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và cũng gây khó khăn cho nhà quản trị khi đọc phân tích các khoản mục trong giá thành sản phẩm.
Chỉ tiêu GTSP tại công ty chỉ mới phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh mà hầu như chưa được sử dụng trong việc xác định giá bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm tại công ty chủ yếu được xây dựng dựa trên sự chấp thuận của thị trường.
Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh có được từ nỗ lực hạ giá thành sản phẩm của công ty.