Tài khoản kế toán sử dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ an bình (Trang 20 - 26)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA HÀNG

1.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng

1.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tƣ 138/2011 TT-BTC. Tùy vào tình hình thực tế mỗi doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ để áp dụng tài khoản cho phù hợp .

a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp theo dõi liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tƣ, hàng hóa theo từng loại vào các tài khoản tương ứng trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định đƣợc lƣợng hàng hóa nhập, xuất và tồn kho theo từng loại.

Phương pháp KKTX thích hợp với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn cần được ghi chép, quản lý thường xuyên, liên tục từng lần nhập, xuất trên sổ kế toán.

Phương pháp này doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau:

Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

Tài khoản này đƣợc dùng để theo dõi giá gốc toàn bộ NVL hiện có, tăng, giảm tại kho doanh nghiệp. Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm NVL…

TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

Trị giá NVL nhập kho theo HĐ

Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê

Trị giá NVL xuất ra trong kỳ Khoản giảm giá được hưởng

Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê.

SD: Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”

Tài khoản này đƣợc dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của công cụ dụng cụ tại kho theo giá thực tế

TK 153 “Công cụ, dụng cụ”

Trị giá CCDC nhập kho theo HĐ

Trị giá thực tế của CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê

Trị giá CCDC xuất ra trong kỳ

Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng

Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê

SD: Giá thực tế CCDC tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản 156 “Hàng hóa”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng hóa, bao gồm các hàng hóa của doanh nghiêp.

TK này có 2 TK cấp II là 1561 “Giá mua hàng hóa” và 1562 “Chi phí thu mua ” TK 1561 “Giá mua hàng hóa”

Trị giá hàng mua vào nhập kho theo hóa đơn. Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho.

Thuế nhập khẩu phải nộp. Khoản giảm giá được hưởng Trị giá hàng hóa gia công chế biến nhập lại kho.

Trị giá hàng hóa bị người mua trả lại nhập kho

Trị giá hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê. Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê.

SD: Trị giá mua thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.

TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chi bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa nhƣ: chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản đƣa hàng hóa từ nơi thu mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên (trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.

TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”

Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan đến khối lƣợng hàng hóa mua vào đã nhập kho trong kỳ.

Phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.

SD: Chi phí thu mua liên quan đến hàng hóa tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản 133 “Thuế GTGT đƣợc khấu trừ”

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đƣợc khấu trừ, đã khấu trừ và còn đƣợc khấu trừ.

TK 133 “ Thuế GTGT đƣợc khấu trừ”

Số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại Số thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ đã kết chuyển

Số thuế GTGT đầu vào đã đƣợc hoàn lại SD: Số thuế GTGT đầu vào còn

đƣợc khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào đƣợc hoàn lại nhƣng NSNN chƣa hoàn trả.

Ngoài các tài khoản nói trên, kế toán mua hàng còn sử dụng các tài khoản có liên quan nhƣ:

TK 111 “Tiền mặt”

TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”

TK 138 “Phải thu khác”

TK 141 “Tạm ứng”

TK 311 “Vay ngắn hạn”

TK 331 “Phải trả người bán”

b. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá thực tế tồn kho cuối kỳ của vật tƣ, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá thực tế của hàng hóa, vật tƣ đã xuất trong kỳ.

Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập, xuất) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu và cuối kỳ kế toán để kết chuyển số dƣ đầu kỳ và phản ánh giá trị thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ. Giá trị vật tƣ, hàng hóa mua vào và nhập kho trong kỳ đƣợc phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (TK 611 – Mua hàng).

Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với quy cách mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, các nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hóa xảy ra thường xuyên.

TK 611 “Mua hàng hóa”

Trị giá thực tế hàng hóa tồn kho đầu kỳ. Kết chuyển trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

Trị giá thực tế gửi bán nhƣng chƣa xác định tiêu thụ đầu kỳ.

Kết chuyển trị giá thực tế hàng gửi bán chƣa xác định tiêu thụ cuối kỳ.

Trị giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ.

Kết chuyển trị giá thực tế hàng đi đường cuối kỳ.

Trị giá thực tế hàng hóa mua vào trong kỳ, hoặc hàng hóa đã bán bị trả lại trong kỳ.

Trị giá hàng hóa xuất kho trong kỳ.

Trị giá hàng mua trả lại hay giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng trong kỳ.

Phương pháp KKĐK hàng tồn kho có ưu điểm đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhƣng độ chính xác về giá trị vật tƣ, hàng hóa xuất kho bị ảnh hưởng bởi chất lượng quản lý tại kho, quầy.

Phương pháp này doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau:

Tài khoản 611 “Mua hàng hóa”

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế (giá gốc) của hàng hóa vật tƣ mua vào và tăng thêm do các nguyên nhân khác trong kỳ.

Tài khoản 6112 có thể chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 là 61121 “Giá mua hàng hóa” và 61122 “Chi phí mua hàng”.

Tài khoản 6112 có thể chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 là 61121 “Giá mua hàng hóa” và 61122 “Chi phí mua hàng”.

Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì các tài khoản 151, 152, 153, 156 chỉ sử dụng để phản ánh vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Nội dung ghi chép của các tài khoản này nhƣ sau:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế hàng hóa tồn kho đầu kỳ.

Trường hợp doanh nghiệp nhận được những chính sách khách hàng từ nhà cung cấp thì sử dụng thêm những tài khoản sau:

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng hoá, dịch vụ ...

Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 515 không có số dƣ cuối kỳ.

Tài khoản 711 “Thu nhập khác”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập nhƣ từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ; thu tiền đƣợc phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; giá trị số hàng khuyến mãi không phải trả lại ...

Bên Nợ: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711 không có số dƣ cuối kỳ.

Tài khoản 002

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản, vật tƣ, hàng hóa của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến. Giá trị của hàng hóa nhận giữ

hộ, gia công, chế biến đƣợc hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chƣa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.

Bên Nợ: giá trị vật tƣ, hàng hóa nhận gia công, chế biến, giữ hộ.

Bên Có: giá trị vật tƣ, hàng hóa nhận gia công, chế biến, giữ hộ đã xuất trả.

Số dƣ cuối kỳ bên Nợ: giá trị tài sản, vật tƣ, hàng hóa còn giữ hộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán mua hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ an bình (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)