PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
1.4 Kế toán nghiệp vụ cho vay
1.4.1 Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay
1.4.1.3 Nhiệm vụ của kế toán cho vay
- Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ cho vay để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, tính pháp lý của khoản vay, đảm bảo khoản vay phù hợp với tỷ lệ tín dụng, phù hợp với chế độ nhằm bảo vệ tài sản, bảo đảm khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi chặt chẽ kỳ hạn trả nợ để thông báo nợ đến hạn, phối hợp với cán bộ tín dụng thu nợ đến hạn và thu lãi kịp thời
- Theo dõi thu hồi các khoản nợ đến hạn, chuyển nợ quá hạn kịp thời đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng chưa trả và không được gia hạn nợ
- Quản lý hồ sơ vay vốn chặt chẽ, sắp xếp hồ sơ phải khoa học. Cuối tháng sao kê khế ước đối chiếu với số dư trên tài khoản phải khớp đúng giữa sao kê với số dư trên sổ phụ, nếu có sai sót thì phải tìm ra nguyên nhân và chỉnh sửa ngay.
- Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu để cung cấp thông tin kịp thời, cần thiết cho lãnh đạo giúp lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch và phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng cụ thể và có hiệu quả hơn
1.4.2 Tài khoản (TK) và chứng từ sử dụng 1.4.2.1 TK sử dụng
Có thể chia thành 3 nhóm TK:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhóm TK liên quan đến nghiệp vụ cho vay: các TK này được mở chi tiết: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
TK 21: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Kết cấu TK
TK 21
Bên nợ Bên có
- Số tiền cho vay các tổ chức, cá nhân - Số tiền thu nợ từ các tổ chức, cá nhân - Số tiền chuyển sang TK nợ thích hợp theo quy định hiện hành về phân loại nợ - Số dư bên nợ: phản ánh nợ vay của các
tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về phân loại nợ
Nhóm TK liên quan đến thu lãi cho vay: TK 394- lãi phải thu từ hoạt động tín dụng, TK 702- thu lãi cho vay và TK 94- lãi cho vay chưa thu được
TK 394
Bên nợ Bên có
- Số tiền lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
- Số tiền lãi khách hàng vay trả
-Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (theo một thời gian nhất định) chuyển sang lãi vay quá hạn chưa thu được
- Số dư Nợ: phản ánh số tiền lãi ngân hàng còn phải thu
Trường Đại học Kinh tế Huế
TK 702
Bên nợ Bên có
- Điều chỉnh hạch toán sai sót trong năm (nếu có)
- Chuyển số dư Có vào TK lợi nhuận khi quyết toán cuối năm
- Tiền thu lãi vay
Số dư Có: phản ánh số tiền thu lãi hiện có tại ngân hàng
Nhóm TK liên quan đến rủi ro trong việc cho vay: dự phòng cụ thể và dự phòng chung (TK 2X9); các TK liên quan đến việc thu hồi xử lý nợ; TK ngoại bảng 971- nợ khó đòi đã xử lý
TK 2X9
Bên nợ Bên có
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định
- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí
Số dư Có: phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ
1.4.2.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay
Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những loại giấy tờ, vật mang tin đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa ngân hàng và người vay đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp lệ, hợp pháp.
Chứng từ kế toán cho vay bao gồm nhiều loại để phục vụ cho công việc hạch toán và theo dõi thu hồi nợ, bao gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chứng từ gốc bao gồm :
Giấy đề nghị vay vốn: là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn ngân hàng, trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay, đây là căn cứ để ngân hàng xem xét cho vay.
Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và ngân hàng.
Khế ước vay kiêm kỳ hạn nợ: là chứng từ chứng nhận số tiền ngân hàng phát vay cho khách hàng theo lịch trình cụ thể đây cũng là căn cứ để khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo đúng định kỳ.
Chứng từ ghi sổ bao gồm:
Nếu giải ngân bằng tiền mặt: dùng giấy lĩnh tiền mặt.
Nếu giải ngân bằng chuyển khoản: dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu ngân hàng chủ động tính tài khoản tiền gởi của người vay để thu nợ thì dùng phiếu chuyển khoản.
Nếu ngân hàng thu lãi hàng tháng theo phương pháp tích số thì dùng bảng kê số dư để tính tích số.
Các giấy tờ trong quan hệ tín dụng đòi hỏi phải có đầy đủ tính pháp lý được thể hiện trên chứng từ kế toán cho vay là các yếu tố xác định quyền chủ thể cho vay của ngân hàng, chỉ rõ người chịu trách nhiệm nhận nợ và cam kết trả nợ gốc và lãi theo đúng hạn mà hợp đồng tín dụng đã được ngân hàng và người vay ký. Việc lưu giữ các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn của khách hàng do cán bộ kế toán cho vay và lưu giữ là một trong những vấn đề quan trọng của kế toán cho vay.
1.4.3 Phương pháp hạch toán 1.4.3.1 Kế toán phát tiền vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
SƠ ĐỒ 1.1: KẾ TOÁN PHÁT TIỀN VAY 1.4.3.2 Kế toán thu nợ vay
SƠ ĐỒ 1.2: KẾ TOÁN THU NỢ VAY
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giải thích sơ đồ:
(1), (2), (3), (4): khách hàng trả nợ vay
(1’), (2’), (3’), (4’): khách hàng không trả nợ đúng hạn, ngân hàng chuyển nhóm nợ 1.4.3.3 Kế toán thu lãi vay
Tính lãi: Lãi vay = dư nợ thực tế theo món vay * lãi suất
SƠ ĐỒ 1.3: KẾ TOÁN THU LÃI VAY
Trường hợp khách hàng không trả lãi đến hạn quá thời hạn quy định, nếu trước đó, ngân hàng có dự thu lãi vay, kế toán phải hạch toán
Nợ TK 89 – chi phí khác Có TK 394 – lãi phải thu
Đồng thời theo dõi TK ngoại bảng: Nhập Tk 94 – lãi cho vay phải thu chưa thu được
Trường Đại học Kinh tế Huế