PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Tại NHCSXH, các kế toán viên sẽ thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách.
Các phó phòng kế toán cùng với trưởng phòng có nhiệm vụ lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành kế toán và báo cáo kế toán định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo; phân tích, đánh giá việc quản lý, chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí; soạn thảo các văn bản hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên hoặc các bộ phận liên quan.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm trong việc kiểm đếm, thu chi tiền mặt chính xác; bảo quản an toàn quỹ tiên mặt của NHCSXH theo đúng quy định; ghi chép, cập nhật sổ
Trưởng phòng KT
Phó phòng KT
Thủ quỹ Phó phòng KT
NV Kế toán (4 người)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Việc bố trí, sử dụng nguồn lực con người là một trong những yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cho kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ngân hàng là một ngành hoạt động trong môi trường hết sức nhạy bén với tình hình kinh tế-chính trị-xã hội, vì vậy việc tổ chức, sắp xếp, sử dụng lao động càng là vấn đề quan trọng và luôn được quan tâm. Tính đến cuối năm 2003, NHCSXH có 86 nhân viên, sang đến cuối năm 2011 là 107 người, tăng lên 21 người. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, số lượng nhân viên của Ngân hàng đã giảm đi 5 người (102 người), đó là do có một số cán bộ đã đến tuổi về hưu, một số cán bộ chuyển công tác sang các ngành khác. Dự kiến đến năm 2013, Ngân hàng sẽ tuyển dụng để bổ sung các chỉ tiêu này.
Trong tổng số 102 cán bộ năm 2012 có 44 nữ chiếm 43,14% và 58 nam chiếm 56,86%, tỷ trọng này tương đối ổn định và phù hợp với công việc tín dụng, kế toán ở Ngân hàng.
Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học năm 2012 là 94 cán bộ (92,16%), chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này cũng nói lên yêu cầu cao trong việc tuyển dụng nhân viên mới. Bên cạnh đó còn do Ngân hàng đã làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ, tiến tới đạt 100% cán bộ làm nghiệp vụ có trình độ đại học và sau đại học. Cán bộ cao đẳng năm 2012 là 2 người, số còn lại 2 người là cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo thực hiện các công việc bảo vệ và các công việc khác. Cán bộ lãnh đạo tỉnh có 3 người (1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc), bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ nhưng vẫn luôn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế_ chính trị_xã hội của mình.
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA NHCSXH (2010_2012) ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Thạc sỹ 2 2 4
Đại học 55 38 54 40 50 40
Cao đẳng 3 2 3 2 2
Trung cấp 2 2 2 2 2 2
Khác 2 2 2
64 42 63 44 58 44
106 107 102
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.1.5.2 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2010-2012)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đước thể hiện trong bảng sau BẢNG 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH
(2010_2012)
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền Tỷ lệ (%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 49,762 61,874 84,817 12,112 24,34 22,943 37,08
Chi phí 21,443 26,551 30,721 5,108 23,82 4,17 15,71
Lợi nhuân 28,319 35,323 54,096 7,004 24,73 18,773 53,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCSXH qua 3 năm)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy cả 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm đều có sự biến động tăng. Cụ thể như sau:
Đối với chỉ tiêu doanh thu: doanh thu tại NHCSXH bao gồm các khoản doanh thu liên quan đến hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu về dịch vụ uỷ thác), doanh thu từ dịch vụ thanh toán (thu lãi tiền gởi, thu từ dịch vụ thanh toán) và doanh thu khác.
Qua 3 năm gần đây, doanh thu của Ngân hàng luôn tăng dần qua các năm. Nếu ở năm 2010, doanh thu chỉ đạt 49,762 tỷ đồng thì sang đến năm tiếp theo, doanh thu đã tăng lên 12,11 tỷ tương ứng với mức tăng 24,34%. Tính đến ngày 31/12/2012, doanh thu đạt 84,817 tỷ, tăng 22,943 (37,08%) so với năm 2011. Điều này chứng tỏ kể từ ngày được thành lập cho đến nay, Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu vì hoạt động của mình, nâng mức doanh thu ngày càng tăng.
Đối với chỉ tiêu chi phí: chi phí của Ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động và chi
Trường Đại học Kinh tế Huế
cạnh đó mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đựơc trích lập ngày càng tăng để phù hợp với tình hình cho vay của Ngân hàng.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận sử dụng để phân tích ở đây là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng như đã trình bày ở trên, do NHCSXH được miễn thuế nên đây cũng được xem là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận mà NHCSXH đạt đuợc trong năm 2012 là 54,096 tỷ, tăng 18,773 tỷ (53,15%), một mức tăng khá cao so với lợi nhuận của năm trước đó.
Qua bảng số liệu này, nhìn chung hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng tốt và ổn định, kết hợp với những thành tích đạt được trong công tác tài chính thì đây thực sự là những thành quả đáng khích lệ ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình và năng nổ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao của toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động của NHCSXH.
2.1.5.3 Thành tích ngân hàng đạt được trong những năm qua
Trước hết, NHCSXH Thừa Thiên Huế đã tập trung xây dựng được hệ thống tổ chức NHCSXH từ Trung ương đến tất cả các tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thị xã trên cả nước, ban hành được hệ thống Văn bản pháp quy, cơ chế nghiệp vụ, tạo hành lang pháp lý và nghiệp vụ chuyên ngành, đảm bảo hoạt động thống nhất trong toàn hệ thống.
Tổng nguồn vốn và dư nợ không ngừng tăng lên so với ngày đầu thành lập, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; được các cấp chính quyền ủng hộ, các đoàn thể chính trị_xã hội tích cực hợp tác, được người nghèo và các đối tượng chính sách nhiệt liệt hoan nghênh.
Thực hiện chủ trương “xã hội hoá” và “dân chủ hoá” phù hợp với đặc điểm hoạt động của Ngân hàng, nhằm tăng cường tính hiệu quả tín dụng. NHCSXH đã lần lượt ký kết các thoả thuận uỷ thác với các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LNPH), Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Với dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm phục vụ cho chương trình tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục
Trường Đại học Kinh tế Huế