Thực trạng hoạt động tín dụng theo từng chương trình

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng qua 3 năm gần đây

2.2.2.4 Thực trạng hoạt động tín dụng theo từng chương trình

BẢNG 2.6: DOANH SỐ CHO VAY THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHCSXH (2010_2011)

ĐVT: tỷ đồng

Chương trình Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Cho vay hộ nghèo 174,6 44,77 228,1 49,57 53,5 30,64

2. Cho vay học sinh sinh viên 85,1 21,82 43,9 9,54 -41,2 -48,41

3. Cho vay nước sạch và VSMT 17,5 4,49 37,6 8,17 20,1 114,86

4. Cho vay XKLĐ 0,217 0,06 0,063 0,01 -0,154 -70,97

5. Cho vay GQVL 27 6,92 29,4 6,39 2,4 8,89

6. cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 56 14,36 109 23,69 53 94,64

7. Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp

11,4 2,92 9,4 2,04 -2 -17,54

8. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

1,8 0,46 1,8 0,39 0 0

9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 15,9 4,08 0,576 0,13 -15,324 -96,38

10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn

0,45 0,12 0,33 0,07 -0,12 -26,67

Tổng doanh số cho vay 390 100 460,169 100 70,169 17,99

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH qua 2 năm 2011_2012)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng doanh số cho vay theo từng chương trình qua 2 năm 2011 và 2012 có sự biến động tăng, doanh số tăng từ 390 tỷ đồng lên 460,169 tỷ, doanh số cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay qua 2 năm, năm 2011 là 44,77% và năm 2012 là 49,57%, doanh số cho vay xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số, năm 2011 là 0,06% và năm 2012 là 0,01%.

Cụ thể như sau:

(1)Cho vay hộ nghèo: doanh số cho vay năm 2012 đạt 228,1 tỷ đồng, tăng 53,5 tỷ so với năm trước đó, với 17881 lượt hộ vay, suất đầu tư bình quân là 12,6 triệu đồng/hộ, doanh số thu nợ đạt 227,9 tỷ đồng.

(2)Cho vay HSSV: doanh số cho vay giảm từ 85,1 tỷ xuống còn 43,9 tỷ, tức là giảm đi 41,2 tương ứng với 48,41% so với năm 2011, với 26576 học sinh sinh viên được vay vốn tại Ngân hàng .

(3)Cho vay nước sạch và VSMT: trong năm 2012, Chi nhánh đã giải ngân cho 5018 hộ vay vốn với số tiền vay là 37,6 tỷ đồng. Các hộ đã dùng vốn vay để cải tạo và xây dựng mới 1850 công trình vệ sinh và công trình nước sạch ở nông thôn trên địa bàn 7 huyên, thị xã.

(4)Cho vay XKLĐ: do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động trong những năm gần đây, thị trường lao động ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, số lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài trong năm còn hạn chế, doanh số cho vay chỉ đạt 63 triệu đồng (giảm 154 triệu so với cùng kỳ năm ngoái).

(5)Cho vay GQVL: năm 2012, doanh số cho vay chương trình này đạt 29,4 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ so với năm 2011, số lao động được vay vốn trong năm nhờ nguồn vốn vay đạt 1803 lao động.

(6)Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn: doanh số cho vay năm 2012 đạt 109 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, với 5609 lượt khách hàng vay vốn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong năm 2012, Chi nhánh đã tập trung giải ngân vốn cho 275 hộ vay trồng và chăm sóc rừng trồng thương mại, với số tiền 9,4 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng tương ứng với 17,54% so với năm 2011. Việc giảm doanh số cho vay này là do trong năm vừa qua, chương trình cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân vốn vì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm ảnh hưởng không nhỏ trong việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh.

(8)Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: chương trình cho vay này không có kế hoạch tăng trưởng trong năm 2012, doanh số cho vay vẫn giữ mức 1,8 tỷ đồng.

(9)Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ_TTg: đây là chương trình cho vay theo quyết định của Thủ tướng chính phủ mới được triển khai trong năm 2009 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2010. Doanh số cho vay trong năm 2012 là 0,576 tỷ

(10)Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: doanh số cho vay trong năm 2012 là 0,33 tỷ, với 11 lượt hộ vay vốn, giảm 0,12 tỷ so với năm trước đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 2.7: DƯ NỢ CHO VAY THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH QUA 3 NĂM (2010_2012)

ĐVT: Tỷ đồng

Chương trình Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ

trọng (%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Cho vay hộ nghèo 552,457 43,51 546,6 39,39 546,3 38,12 -5,857 -1,06 -0,3 -0,05

2. Cho vay HSSV 362,194 28,53 424,7 30,60 404,8 28,25 62,506 17,26 -19,9 -4,69

3. Cho vay nước sạch và VSMT

10,629 0,84 62,1 4,47 84,8 5,92 6,871 64,64 67,3 384,57

4. Cho vay XKLĐ 60,846 4,79 7,9 0,57 5,4 0,38 -52,946 -87,02 -2,5 -31,65

5. Cho vay GQVL 59,484 4,69 69 4,97 71,9 5,02 9,516 15,98 2,9 4,20

6. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn

53,343 4,20 165,1 11,89 210,1 14,66 111,757 209,51 45 27,26

7. Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp

142,196 11,20 66,3 4,78 68,9 4,81 -75,896 -53,37 2,6 3,92

8. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số

7,996 0,63 9,4 0,68 8,3 0,58 1,404 17,56 -1,1 -11,70

9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở

14,953 1,18 30,8 2,22 31,2 2,18 15,847 105,98 0,4 1,30

10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

1,556 0,12 1,5 0,11 1,4 0,08 -0,056 -3,60 -0,1 -6,67

Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình cho vay dư nợ theo từng chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế trong 3 năm gần đây (2010_2012) có sự biến động tăng dần qua từng năm. Tổng dư nợ tính đến 31/12/2011 là 1422,546 tỷ đồng, tăng 152, 942 tỷ tương ứng với 12,05% so với năm 2010, tổng dư nợ tính đến 31/12/2012 là 1433,1 tỷ, tăng 10,545 tỷ tương ứng với 0,74% so với năm 2011. Hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế đang thực hiện cho vay theo 11 chương trình, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo và dư nợ cho vay học sinh_sinh viên chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng dư nợ ( tỷ trọng lần lượt là 38,12% và 28,25% trong năm 2012).

Trong đó:

(1)Chương trình cho vay hộ nghèo: nhìn chung, dư nợ cho vay hộ ngèo tại Ngân hàng giảm dần qua 3 năm, năm 2011 giảm 5,857 tỷ (1,06%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,3 tỷ (0,05%) so với năm 2011. Dư nợ đến 31/12/202 đạt 546, 3 tỷ đồng, tổng số hộ còn dư nợ là 55821 hộ, giảm 5423 hộ, dư nợ bình quân là 9,87 triệu đồng/hộ, tăng 0,88 triệu đồng/hộ so với năm 2010. Nợ quá hạn hộ nghèo trong năm 2011 là 16,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo là 3%, sang đến cuối năm 2012, nợ quá hạn đã giảm xuống còn 9,5 tỷ đồng, tức là giảm đi 7 tỷ tương ứng với 42,42%, từ đó tỷ lệ nợ quá hạn cũng đã giảm xuống còn 1,75%.

(2)Chương trình cho vay HSSV: dư nợ đối với chương trình cho vay này biến động tăng ở năm 2011 và biến động giảm ở năm 2012. Dư nợ cho vay tính đến 31/12/2010 là 362,194 tỷ, sang đến cuối năm 2011, dư nợ đạt 424,7 tỷ, tăng 62,506 tỷ (17,26%), nhưng tính đến 31/12/2012, dư nợ cho vay giảm xuống còn 404,8 tỷ đồng, tức là giảm đi 19,9 tỷ (4,69%) so với năm 2011. Chương trình trong năm qua đã đóng góp lớn vào việc hoàn thành chỉ tiêu thu lãi của toàn chi nhánh (tỷ lệ thu lãi đạt 241%

so với kế hoạch), ngoài ra chương trình cũng đã đáp ứng cho các hộ gia đình nghèo được vay vốn trang trải chi phi phí học tập cho con em mình, mọi học sinh, sinh viên nghèo không phải nghỉ học do không có khả năng trang trải các chi phí trong thời gian theo học ở trường.

(3)Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: dư nợ cho vay tăng dần

Trường Đại học Kinh tế Huế

còn dư nợ, dư nợ đạt 84,8 tỷ (tăng so với đầu năm là 22,7 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 5,92% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,33%. Chương trình này đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện điều kiện sống cho người dân, giúp cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch, xoá bỏ những thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh, môi trường sống được đảm bảo, tình trạng đau ốm, bệnh tật, trẻ em suy dinh dưỡng giảm hẳn.

(4)Chương trình cho vay XKLĐ: qua 3 năm gần đây, dư nợ của chương trình này giảm mạnh, năm 2010, dư nợ đạt 60,846 tỷ, nhưng đến cuối năm 2011, dư nợ chỉ đạt 7,9 tỷ, giảm 52,946 tỷ tương ứng với 87,02% so với năm 2010, dư nợ này tiếp tục giảm trong năm tiếp theo, tính đến 31/12/2012, dư nợ đạt 5,4 tỷ, giảm 2,5 tỷ đồng tương ứng với 31,65% so với năm 2011. Đây là chương trình chiếm tỷ trọng thấp (0,38%) trong 11 chương trình cho vay của Ngân hàng, cũng là chương trình có chất lượng tín dụng thấp nhất trong các chương trình tín dụng đang triển khai tại Chi nhánh.

Nhiều hộ vay có lao động về nước trước hạn đang gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ ngân hàng.

(5)Chương trình cho vay GQVL: dư nợ cho vay trong chương trình này nhìn chung tăng dần qua 3 năm, tính đến 31/12/2012 dư nợ đạt 71,9 tỷ đồng, tăng 2,9 tỷ tương ứng với 4,2% so với năm 2011, với 5423 khách hàng còn dư nợ. Nhìn chung, chất lượng tín dụng chương trình Giải quyết việc làm chưa đạt yêu cầu, chủ yếu từ dư nợ nhận bàn giao. Nợ quá hạn đến 31/12/2012 là 3,7 tỷ (giảm so với đầu năm là 1,7 tỷ), tỷ lệ nợ quá hạn là 5,2%. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục phân tích, xử lý nợ quá hạn, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, phối hợp với các cấp hội đoàn thể để thu hồi vốn cho Nhà nước, nâng cao chất lượng tín dụng của chương trình.

(6)Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn: từ năm 2010 đến 2012, dư nợ tăng từ 53,343 tỷ lên 210,1 tỷ, tăng 45 tỷ (27,26%) so với đầu năm, tổng số khách hàng còn dư nợ là 12586 khách hàng, dư nợ bình quân là 16,2 triệu đồng/khách hàng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)Chương trình cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp: dư nợ đến 31/12/2012 là 68,9 tỷ đồng (tăng so với đầu năm là 2,6 tỷ đồng), với 3456 hộ còn dư nợ.

(8)Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: dư nợ của chương trình cho vay này biến động tăng trong năm 2011 và biến động giảm trong năm 2012. Năm 2011, dư nợ đạt 9,4 tỷ, tăng lên 1,404 tỷ (17,56%) so với năm 2010, nhưng đến năm 2012, dư nợ giảm xuống còn 8,3 tỷ, tức là đã giảm đi 1,1 tỷ (11,70%) so với năm 2011, với tổng số hộ còn dư nợ là 1925 hộ.

(9)Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ_TTg: dư nợ đến 31/12/2012 đạt 31,2 tỷ, tăng 0,4 tỷ tương ứng với 1,30% so với cùng kỳ năm trước, tổng số khách hàng còn dư nợ là 3910 khách hàng, dư nợ bình quân là 8 triệu đồng/khách hàng, chương trình này đã góp phần hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai có điều kiện vay vốn sửa chữa nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và qua đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.

(10)Cho vay thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn: dư nợ đến 31/12/2012 là 1,4 tỷ đồng, giảm 2,976 tỷ so với năm 2011, số hộ còn dư nợ là 61 hộ.

Mặc dù chương trình này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ (0,08%) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đang có chiều hưóng gia tăng, tăng 1,8% so với 0% của năm 2011.

(11)Cho vay nhà ở an toàn (dự án DWF): đến năm 2012, chương trình này đã được gộp chung vào chương trình cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)