PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng qua 3 năm gần đây
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn tín dụng
NHCSXH là một Ngân hàng đặc thù, mục tiêu hoạt động không phải vì lợi nhuận mà chỉ hoạt động theo một chương trình của Chính phủ để chuyển tải vốn đến các đối tượng chính sách. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, thống nhất kịp thời từ Trung ương đến địa phương , sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng nhìn chung qua các năm đều có sự tăng trưởng.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại NHCSXH chủ yếu từ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn địa phương và một phần từ nguồn tiền gởi tiết kiệm (TGTK).
NHCSXH được Nhà nước xét miễn thuế lợi tức, thuế vốn và được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Chính phủ để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo.
Kết cấu nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2010_2012 được thể hiện trong bảng 2.3.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Huỳnh Thị Trúc Chi – Lớp: K43B Kiểm toán 33 BẢNG 2.3: NGUỒN VỐN CỦA NHCSXH QUA 3 NĂM (2010_2012)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Nguồn TW 1229,321 96,57 1340,714 96,52 1353,087 94,42 111,393 9,06 12,373 0,92
2. Nguồn địa phương
17,529 1,38 20,527 1,48 23,527 1,65 2,998 17,10 3 14,61
3. Nguồn tiền gởi tiết kiệm
26,119 2,05 27,759 2,00 56,386 3,93 1,640 6,28 28,627 103,13
Tổng nguồn vốn 1272,969 100 1389 100 1433 100 116,031 9,11 44 3,17
(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHCSXH Thừa Thiên Huế qua 3 năm)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nguồn vốn Trung ương là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn (trên 90%), nguồn vốn này được chuyển về các chi nhánh trên cơ sở số vốn Nhà nước cấp và theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo nhu cầu vay của tỉnh. Nguồn vốn địa phương là nguồn vốn của các ban ngành, các cấp hoặc ngân sách tỉnh chuyển sang để góp phần thực hiện công tác XĐGN của tỉnh. Nguồn tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nguồn này bao gồm: tiền gửi của khách hàng và tiền gửi tiết kiệm của các hộ vay vốn. Hộ gia đình khi vay vốn tại Ngân hàng thực hiện nộp tiết kiệm theo Tổ vay vốn, khi đến kỳ hạn theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng sẽ trích chuyển trả gốc và lãi
Qua bảng 2.3, ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của NHCSXH qua 3 năm, từ năm 2010_2012 có sự biến động tăng, trong đó nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn địa phương và nguồn tiền gởi tiết kiệm đều tăng dần. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 1271,969 tỷ, đến năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 116,031 tỷ tương ứng với mức tăng 9,11%, đạt 1389 tỷ, nguồn vốn tăng trưởng trong năm này chỉ đạt 61%. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn vốn đạt 1433 tỷ, tăng 44 tỷ tương ứng với mức tăng 3,17%, nguồn vốn tăng trưởng chỉ đạt 90% so với chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức năm 2012 đã đề ra song đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong thời gian qua.
Cụ thể:
Nguồn vốn Trung ương: tăng đều qua các năm, nguồn vốn Trung ương cấp cho NHCSXH trong năm 2012 là 1353,087 tỷ, tăng 12,373 tỷ (tỷ lệ tăng là 0,92%), mặc dù tỷ lệ tăng này là không đáng kể nhưng với nguồn vốn được cấp ngày càng tăng chứng tỏ Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm đến hoạt động tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác, quan tâm đến mục tiêu XĐGN, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhìn chung từ việc tăng tổng nguồn vốn cho thấy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề khó khăn của các đối tượng chính sách ngày càng lớn. Hiểu được nhu cầu đó, Đảng và nhà nước đã tạo mọi điều kiện bằng cách bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng cho NHCSXH để Ngân hàng thực hiện chuyển tải vốn đến các đối tượng này.