PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng qua 3 năm gần đây
2.2.2.5 Thực trạng hoạt động cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội
Thực hiện điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ_CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và đang tiến hành triển khai thực hiện chương trình uỷ thác cho vay.
Dưới sự chỉ đạo của NHCSXH Thừa Thiên Huế, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
ngày 31/12/2012, toàn bộ số tổ đã được kiện toàn, củng cố và uỷ thác từng phần qua các tổ chức hội, đoàn thể chính trị_xã hội, cũng trong năm này, các tổ chức chính trị_xã hội đã thực hiện kiểm tra được 29 lượt huyện, 2016 lượt điểm giao dịch lưu động, 2033 lượt xã và 10188 lượt tổ Tiết kiệm và vay vốn. Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng uỷ thác cho vay. Thực hiện công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Ngân hàng đã tiến hành uỷ thác 6/11 chương trình cho vay trên địa bàn. Việc uỷ thác đã không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị xã hội, phát huy sức mạnh mạng lưới rộng lớn từ Trung ương đến địa phương của các tổ chức này.
Sau đây là thực trạng hoạt động cho vay uỷ thác qua tổ chức hội thể hiện qua tổng dư nợ và doanh số cho vay trong 3 năm 2010_2012
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Huỳnh Thị Trúc Chi – Lớp: K43B Kiểm toán 47 BẢNG 2.8: DƯ NỢ CHO VAY UỶ THÁC QUA CÁC TỔ CHỨC HỘI QUA 3 NĂM (2010_2012)
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Hội Nông
dân
14,861012046 8,82 16,581605403 9,73 16,599886703 10,32 1,72059336 11,58 0,0182813 0,11
2. Hội LHPN 133,236719553 79,05 135,416094154 79,52 128,465263223 79,86 2,1793746 1,64 -6,9508309 -5,13 3. Hội Cựu
chiến binh
19,14712 11,36 17,266683 10,14 13,762522509 8,55 -1,880437 -9,82 -3,5041605 -20,29
4. Đoàn thanh niên
1,296601 0,77 1,032594 0,61 2,045247 1,27 -0,264007 -20,36 1,1012653 98,07
Tổng dư nợ 168,5414525 100 170,2969765 100 160,8729194 100 1,755524 1,04 -9,4240571 -5,53 (Nguồn: Tổng hợp số liệu tín dụng của NHCSXH )
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong hoạt động cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội thì dư nợ qua Hội Liên hiệp phụ nữ đều chiếm tỷ trọng lớn nhất qua 3 năm (gần 80% so với tổng dư nợ) trong khi đó dư nợ qua Đoàn thanh niên lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Tổng dư nợ hoạt động cho vay uỷ thác từ năm 2010 đến năm 2012 nhìn chung có xu hướng giảm. Với tổng dư nợ là 160,8729194 tỷ trong năm 2012, giảm 9,4240571 tỷ (tỷ lệ giảm là 5,53%) so với năm 2011. Trong đó:
Trong năm, Hội nông dân đã quản lý 82 tổ tương ứng với 2039 hộ. Dư nợ qua Hội nông dân biến động tăng, tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể, năm 2011 dư nợ tăng 1,72059336 tỷ (11,58%), nhưng đến năm 2012, mức tăng này chỉ đạt 0,11%, một tỷ lệ tăng rất ít.
Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng dư nợ do Hội Liên hiệp phụ nữ quản lý nhìn chung cũng biến động giảm trong 3 năm gần đây. Dư nợ này chỉ tăng trong năm 2011 với mức dư nợ đạt được là 135,416094154 tỷ, đến cuối năm 2012, dư nợ còn lại là 128,465263223 tỷ, giảm đi 5,13% so với năm trước đó. Số tổ mà Hội Liên hiệp phụ nữ quản lý là 606 tổ tương ứng với 15632 hộ vay vốn.
Dư nợ qua Hội cựu chiến binh đã giảm đáng kể tính đến cuối năm 2012, nếu như trong năm 2010, dư nợ đạt 19,14712 tỷ, thì đến năm 2012, dư nợ chỉ còn 13,762522509 tỷ. Năm 2012, Hội cựu chiến binh quản lý 104 tổ tương ứng với 1496 hộ.
Là tổ chức chính trị_xã hội chiếm tỷ trọng thấp nhất trong việc quản lý dư nợ trong 4 tổ chức được uỷ thác nhưng dư nợ qua Đoàn thanh niên lại tăng lên đáng kể qua 3 năm. Dư nợ đạt được trong năm 2012 là 2,045247 tỷ, tăng lên 1,1012653 tỷ tương ứng với mức tăng 98,07%, đây được xem là một nỗ lực rất lớn của tổ chức này trong việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Năm 2012, Đoàn thanh niên quản lý 11 tổ tương ứng với 187 hộ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Huỳnh Thị Trúc Chi – Lớp: K43B Kiểm toán 49 BẢNG 2.9 : DOANH SỐ CHO VAY UỶ THÁC QUA CÁC TỔ CHỨC HỘI TRONG 3 NĂM (2010_2012)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Hội Nông dân 6,85125 8,09 7,84225 9,44 7,6328 8,79 0,991 14,46 -0,20945 -2,67
2. Hội LHPN 66,0489 77,95 64,3939 77,48 69,73435 80,28 -1,655 -2,51 5,34045 8,29
3. Hội Cựu chiến binh
10,9264 12,89 10,6888 12,86 7,8514 9,04 -0,2376 -2,17 -2,8374 -26,55 4. Đoàn Thanh
niên
0,9111 1,07 0,182 0,22 1,641 1,89 -0,7291 -80,02 1,459 801,65
Tổng doanh số cho vay
84,73765 100 83,10695 100 86,85955 100 -1,6307 -1,92 3,7526 4,52
(Nguồn: Tổng hợp số liệu tín dụng qua 3 năm 2010_2012)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy doanh số cho vay qua Hội liên hiệp phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay qua 4 tổ chức, với tỷ trọng lần lượt là 77,95%, 77,48%, 80,28% trong năm 2010, 2011 và 2012. Điều này chứng tỏ Hội liên hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị_xã hội hoạt động chủ yếu và có hiệu quả trong việc thực hiện hoạt động uỷ thác cho vay của NHCSXH.
Doanh số cho vay qua Hội Nông dân tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Năm 2012, doanh số cho vay qua tổ chức này là 7,6328 tỷ, giảm 0,20945 tỷ, tương ứng với 2,67%.
Doanh số cho vay qua Hội Phụ nữ tăng so với năm 2012 là 8,29%, đạt 69,73435 tỷ.
Doanh số cho vay qua Hội Cựu chiến binh nhìn chung giảm dần qua 3 năm. Tính đến cuối năm 2012, doanh số giảm 26,55% so với năm trước đó, chỉ đạt 7,8514 tỷ, trong khi năm 2011 doanh số cho vay đạt 10,6888 tỷ
Cũng giống như chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay uỷ thác qua Đoàn thanh niên tăng dần qua 3 năm. Năm 2011, doanh số cho vay chỉ đạt mức gần 1 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012, doanh số đã đạt 1,641 tỷ.
Thông qua 2 chỉ tiêu dư nợ và doanh số cho vay, ta có thể nhận thấy hoạt động cho vay uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị_xã hội chiếm một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Qua các tổ chức này, Ngân hàng có thể dễ dàng quản lý việc cho vay cũng như việc thu hồi nợ gốc và lãi .