PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế
2.2.1.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
NHCSXH là tổ chức đuợc giao thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ_CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ. Sau đây là một số quy định đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng:
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế_xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135)
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ b) Điều kiện vay vốn:
- Đối với người vay là hộ nghèo, phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ lao động_Thương binh và Xã hội công bố, được tổ Tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định tại Ngân hàng.
c) Nguyên tắc vay vốn:
- Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay
- Người vay vốn phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thời hạn đã thoả thuận
d) Phương thức cho vay: Ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần.
Mỗi lần vay vốn, bên đi vay và Ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của Ngân hàng.
e) Mức cho vay: mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. Sau đây là mức cho vay đối với một số chương trình:
- Cho vay sản xuất, kinh doanh, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ
- Cho vay đi xuất khẩu lao động, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/lao động - Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa là 3 triệu đồng/hộ
- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, mức cho vay tối đa là 5 triệu đồng/hộ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
f) Lãi suất cho vay: lãi suất cho vay tại Ngân hàng là lãi suất ưu đãi nên thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại.
Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của HĐQT NHCSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Sau đây là mức lãi suất cụ thể của từng chương trình được áp dụng trong năm nay:
- Chương trình cho vay hộ nghèo: 0,65%/tháng - Chương trình cho vay HSSV: 0,5%/tháng.
2.2.1.3 Một số quy trình tín dụng tại NHCSXH Thừa Thiên Huế
Tại NHCSXH, đối với từng chương trình cho vay sẽ áp dụng một quy trình tín dụng khác nhau. Sau đây là 2 quy trình cho vay của 2 chương trình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 11 chương trình cho vay đang được thực hiện tại Ngân hàng, đó là quy trình tín dụng cho vay hộ nghèo và quy trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn.
Quy trình tín dụng cho vay hộ nghèo:
(1)
(7)
(6)
(8) (2)
(5) (3)
(4)
SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO Hộ nghèo
NHCSXH UBND phường, xã
Tổ chức chính trị_xã hội phường, xã Tổ TK&VV
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị_xã hội họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND phường, xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại phường, xã.
Bước 3:Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND phường, xã (mẫu 04/TD)
Bước 5:UBND phường, xã thông báo cho tổ chức chính trị_xã hội
Bước 6:Tổ chức chính trị_xã hội thông báo cho tổ TK&VV
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân
Bước 8:Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay Quy trình tín dụng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn:
Bước 1: NHCSXH nhận hồ sơ do tổ TK&VV gửi đến, cán bộ tín dụng của Ngân hàng thực hiện kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kèm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng)
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH ( mẫu 03/TD) - Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu 10/TD)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD)
Bước 2: sau khi kiểm tra hồ sơ, cán bộ tín dụng trình hồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng tín dụng và Giám đốc phê duyệt cho vay.
Bước 3: sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD) gởi UBND cấp xã. UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị_xã hội và tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH để nhận tiền vay.
Bước 4: Tổ chức giải ngân
Trường Đại học Kinh tế Huế