Thu nhập và chi phí khi kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUA THẺ

1.2. Những vấn đề chung về thẻ thanh toán

1.2.7. Thu nhập và chi phí khi kinh doanh thẻ

Với tính chất là một dịch vụ, thẻ mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn thu khác nhau.

- Thu nhập từ số dư trên thẻ

Số dư trên thẻ thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng số tiền này để thực hiện việc kinh doanh, đầu tư và cho vay. Một số ngân hàng hiện nay áp dụng số dư tối thiểu trên thẻ để tiến hành các hoạt động tương tự với mục đích là bù đắp chi phí trong việc đầu tư và vận hành hệ thống máy ATM bởi vì đây là dịch vụ mà các ngân hàng phải bỏ vốn đầu tư khá lớn, từ thiết bị, thuê mặt bằng, nhân sự, phí chuyển mạng,…

- Thu nhập từ các loại phí

Khi giao dịch với ngân hàng bằng thẻ thanh toán, khách hàng phải chịu một số khoản phí. Các khoản phí này thực tế không nhiều và chỉ đóng góp chút ít vào những

Đại học Kinh tế Huế

khoản thu nhập của ngân hàng. Tuy vậy, chính vì những khoản phí này có thể nói rằng ngân hàng luôn luôn có lợi khi thực hiện giao dịch thẻ. Các khoản phí đó là:

Phí phát hành thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng ký phát hành thẻ bao gồm: phí phát hành lần đầu, phí phát hành lại thẻ.

Phí thay đổi hạng thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng ký thay đổi hạng thẻ.

Phí thường niên: là khoản phí chủ thẻ phải trả hàng năm để duy trì việc sử dụng thẻ.

Phí ứng tiền mặt: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi thực hiện các giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc các điểm ứng tiền khác.

Phí thay đổi hạn mức tín dụng thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đăng ký thay đổi hạn mức tín dụng thẻ

Phí cấp lại mã PIN: là khoản phí chủ thẻ phải trả khi đề nghị cấp lại mã số PIN Phí thu hồi thẻ: là khoản phí chủ thẻ phải trả trong trường hợp thẻ bị ATM nuốt do lỗi của chủ thẻ (như nhập sai số PIN quá 03 lần…)

Phí ứng tiền mặt = Số tiền mặt thực rút * Tỷ lệ phí

Phí thay đổi hạng thẻ: Trường hợp chủ thẻ yêu cầu Ngân hàng thay đổi hạng thẻ, chủ thẻ phải trả phí thay đổi hạng thẻ

Phí chậm trả: được tín trên số tiền chậm trả theo công thức sau:

Phí chậm trả= Số tiền thanh toán tối thiểu (phần dư thanh toán) * Tỷ lệ phí chậm trả

Các loại phí khác Phí khiếu nại

Phí đề nghị ngân hàng cấp lại sao kê Phí vượt hạn mức

Biểu phí cụ thể do Ngân hàng quy định và thông báo áp dụng trong từng thời kỳ đến tất cả khách hàng sử dụng thẻ.

- Thu nhập từ các đơn vị chấp nhận thẻ

Khoản thu nhập tương đối ổn định mà ngân hàng thu được đó là thu từ các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối với các cơ sở chấp nhận thẻ thì khoản phí này được coi là phí cho mỗi đồng doanh thu có được từ việc chấp nhận thanh toán thẻ. Đây được coi như khoản chiết khấu thương mại. Thứ ba, khách hàng cũng phải trả một khoản lãi nếu như

Đại học Kinh tế Huế

không thanh toán đầy đủ theo sao kê. Khoản phí chậm trả mà ngân hàng áp dụng đối với các chủ thẻ ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc chủ thẻ thanh toán một khoản tối thiểu, phần còn lại sẽ áp dụng mức phí chậm trả mà thực chất là lãi quá hạn.

- Thu nhập từ phí đại lý thanh toán

Khoản thu nhập cuối cùng cũng là khoản lớn nhất mà ngân hàng thu được là từ khoản phí do thực hiện thanh toán cho tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ. Khoản phí này được gọi là phí đại lí thanh toán.

1.2.7.2. Chi phí trong kinh doanh thẻ

Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm:

- Chi phí khấu hao tài sản cố định cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Đây là khoản chi phí liên quan đến hao mòn tài sản cố định: sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thẻ, do bào mòn tự nhiên (hao mòn tài sản cố định hữu hình), do tiến bộ kỹ thuật (hao mòn cố định vô hình). Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thẻ bởi tốc độ lỗi thời của công nghệ thẻ. Đây là một khó khăn tương đối lớn cho việc phát triển thị trường thẻ bởi phần lớn thiết bị đều phải nhập từ nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao.

- Chi phí in ấn và mã hóa thông tin, quản lý hồ sơ khách hàng: khoản chi này tương đối ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ.

- Lệ phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế: khoản này được cố định hàng năm và được tổ chức thẻ quốc tế quy định.

- Các tổn thất do các rủi ro phát sinh.

- Tiền lương công nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ: khoản này tương đối ổn định, có thể tăng theo mức tăng của doanh số kinh doanh thẻ nhưng mức tăng của nó sẽ chậm hơn mức tăng trưởng của doanh số thanh toán. Chính vì vậy mà tỷ trọng lương và các khoản phúc lợi xã hội sẽ giảm tương đối so với tỷ trọng chi phí kinh doanh thẻ.

- Các chi phí khác bao gồm: Chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định, các khoản trả lãi cho việc quảng cáo, marketing sản phẩm thẻ,…

Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra, nếu ngân hàng không phát đủ số thẻ ký kết hàng năm với tổ chức thẻ quốc tế thì ngân hàng còn phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số phát hành theo hợp đồng.

Có thể nói chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ là rất lớn, chính vì vậy, quản lý các chi phí là một công việc không thể thiếu trong kinh doanh thẻ.

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)