CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHANH HUẾ
2.2. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (VCB Huế) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 2/11/1993 theo chỉ thị của ban lãnh đạo ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Quyết định 68/QĐNH ngày 10/8/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) và xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trụ sở chính của VCB đặt tại địa chỉ 78 Hùng Vương, thành phố Huế. Trải qua 20 năm hoạt động và phát triển, kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động Chi nhánh ngày càng phát triển lớn mạnh và đã đóng góp một phần không nhỏ cho phát triển Tỉnh nhà nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam.
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy khu vực miền Trung -Trung Bộ vẫn đang là một thị trường đầy tiềm năng, ngày 6/10/2001 Ngân hàng đã khai trương chi nhánh cấp II tại Quảng Bình (nay là chi nhánh cấp I) nhằm đem đến sự thuận tiện cho khách hàng khu vực này trong việc giao dịch với ngân hàng.
Với mục tiêu của cả hệ thống ngân hàng Ngoại thương là trở thành một ngân hàng hàng đầu và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm
“Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng" trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2015 với những nội dung chính như sau:
1. Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng cao theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
2. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp
Đại học Kinh tế Huế
ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.
Mạng lưới VCB Huế được phủ rộng trên phạm vi toàn thành phố với 6 Phòng giao dịch (PGD): 1 Trụ sở chính, PGD số 1, PGD số 2, PGD Bến Ngự, PGD Mai Thúc Loan và PGD Phạm Văn Đồng. VCB Huế cũng đã xây dựng cho mình một số lượng đáng kể máy ATM trên địa bàn thành phố (34 máy), giúp cho sự tiếp cận của người dân với hệ thống ngân hàng thông qua các giao dịch trên máy thuận tiện và tiết kiệm chi phí đi lại hơn. Đến thời điểm hiện tại, VCB Huế đã có 198 đơn vị chấp nhận thẻ, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán qua thẻ của người dân trở nên tiện ích hơn, góp phần tích cực cho phương hướng thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế.
Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của một NHTM, VCB Huế luôn quan tâm đến các hoạt động từ thiện (thăm và tặng quà tết cho người dân huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế; trao học bổng và cặp phao cứu sinh cho học sinh nghèo hiếu học,… ) cũng như những hoạt động nhằm tri ân đến khách hàng thân thiết của mình của mình như tổ chức hội nghị khách hàng mỗi dịp tết đến, chương trình khuyến mãi,…Các công tác phong trào, hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như năng khiếu của các bộ nhân viên ngân hàng cũng được ngân hàng chú trọng. Ban giám đốc, Ban Chấp hành Công Đoàn VCB Huế đã tổ chức những cuộc thi như “ Hội thi tìm hiểu sản phẩm bán lẻ VCB” , “Hội thi cán bộ ngân quỹ giỏi 2012”,…nhằm tạo ra sân chơi để hiểu rõ hơn về sản phẩm, nghiệp vụ cũng như góp phần phát huy bản sắc văn hóa VCB. Về phong trào văn nghệ - thể thao, VCB Huế cũng thường nhận được các giải thưởng cao: bảo vệ ngôi vô địch bóng đá truyền thống ngành ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế 2012, giành giải nhất Hội thi “Tiếng hát người lao động khối Doanh nghiệp lần thứ nhất- năm 2012”,…
Có thể nói là trong 20 năm hình thành và phát triển, VCB Huế đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước với chức năng nhiệm vụ của mình, chi nhánh đã thể hiện vai trò của một Ngân hàng chủ lực góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Huế nói chung.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2. Sơ đồ tổ chức của VCB Huế
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của VCB Huế
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VCB Huế) Ghi chú: Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến Phòng
giao dịch số 1
Phòng GD Mai Thúc
Loan Phòng
giao dịch số 2
Phòng GD Phạm Văn
Đồng
Phòng GD Bến Ngự
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2
Phòng Khách hàng Tổ Xử lý nợ xấu Phòng Hành chính
nhân sự
Phòng Kiểm tra và giám sát tuân thủ
Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán Phòng Thanh toán
quốc tế
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Phòng Thanh toán Thẻ
Phòng ngân quỹ Tổ Vi tính Tổ Quản lý nợ Phòng Khách hàng
Thể nhân
Tổ khách hàng doanh nghiệp
Tổ Marketing
Đại học Kinh tế Huế
2.2.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của VCB Huế trong 3 năm 2010-2012 (Đơn vị tính: tỉ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
GT % GT % GT % GT % GT %
Tổng huy động
vốn 1.972,0 100 2.254,3 100 2.781 100 282,2 14,3 526,7 23,4
I.Theo kỳ hạn
1.Tiền gửi không
kỳ hạn 607,6 30,8 686,7 30,5 422 15,2 79,1 13,0 -264,7 -38,5 2.Tiền gửi có kỳ
hạn 1.364,4 69,2 1.567,6 69,5 2.359 84,8 203,2 14,9 791,4 50,5 a.Ngắn hạn (<12
tháng) 1.063,9 78,0 1.446,7 92,3 2.100 89,0 382,8 36,0 653,3 45,2 b.Trung dài hạn
(từ 12 tháng) 300.5 22,0 120,9 7,7 259 11,0 -179,6 -59.8 138,1 114,2 II. Theo đối tƣợng
khách hàng
1.Tổ chức kinh tế 508,5 25,8 574,5 25,5 869 31,2 66,0 13,0 294,5 51,3 2.Tiền gửi dân cư 1.463,5 74,2 1.697,8 74,5 1.912 68,8 235,2 16,1 214,2 12,6
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VCB Huế) Nhận thấy được tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn nên “ mục tiêu hàng đầu của VCB là tăng cường hoạt động huy động vốn” (Ngân hàng Ngoại Thương, 2011, Báo cáo thường niên năm 2011). Thực hiện mục tiêu đó, trong giai đoạn 2010- 2012, tổng nguồn vốn huy động của VCB Huế liên tục tăng. Cụ thể theo Bảng 2.2, so với năm 2010 thì năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 282,2 tỉ đồng (tăng 14,3%) và so với năm 2011 thì năm 2012 tăng 526,7 tỉ đồng (tăng 23,4%).
Đây là sự nỗ lực đáng kể của VCB Huế trước việc công tác huy động vốn hết sức khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách kiểm soát thị trường
Đại học Kinh tế Huế
ngoại hối nghiêm ngặt và sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Để đạt được kết quả này, VCB Huế một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã kinh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động,…
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn thì tiền gửi không kì hạn (TGKKH) chiếm tỉ trọng rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, TGKKH chỉ chiếm 30,8%, 30,5% và 15,2% lần lượt trong 3 năm và đến năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng TGKKH xuống âm (-38,5%). Nguyên nhân là do TGKKH không ổn định (có thể rút bất kì lúc nào) nên ngân hàng áp dụng mức lãi suất thấp do đó không hấp dẫn đối với khách hàng. Tiền gửi kỳ hạn (TGKH) chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục tiền gửi và có xu hướng tăng qua các năm (69,2% ,69,5% và 84,8% lần lượt qua 3 năm 2010-2012. Tuy nhiên, lượng TGKH lại tập trung ở kì hạn dưới 12 tháng, đặc biệt kì hạn dưới 12 tháng năm 2011 chiếm đến 92,3% trong tổng TGKH khiến cho mức tăng trưởng tiền gửi trung và dài hạn xuống mức âm (- 59,8%). TGKH dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng lớn do đây là kì hạn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là dân cư. Thời gian gửi tiền ngắn giúp tăng khả năng thanh khoản. Nhưng do khách hàng gửi tiết kiệm kì hạn ngắn nên ngân hàng phải gia tăng dự trữ thanh toán.
Cơ cấu huy động vốn của VCB Huế theo đối tượng khách hàng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa đối tượng là tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm tỉ trọng lớn (74,2%, 74,5% và 68,8% lần lượt qua 3 năm 2010-2012). Năm 2011 có sự sụt giảm về tiền gửi từ tổ chức kinh tế là do trong năm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư trên thị trường tài chính hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho còn lớn nên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn tự có của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến lượng tiền gửi của doanh nghiệp giảm.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế từ năm 2010-2012
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế trong 3 năm 2010- 2012
(Đơn vị :triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
GT % GT % GT % GT % GT %
I. Tổng thu nhập 227.134 100 398.659 100 393.496 100 171.525 75,5 -5.163 -1,3 1.Thu nhập từ lãi 203.186 89,5 373.638 93,7 374.879 95,3 170.452 83,9 1.241 0,3 Thu lãi cho vay 161.514 79,5 233.989 62,6 184.126 49,1 72.474 44,9 -49.863 -21,3 Thu lãi tiền gửi 39.575 19,5 135.501 36,3 187.079 49,9 95.926 242,4 51.578 38,1 Thu khác về hoạt động tín dụng 2.097 1,0 4.148 1,1 3.674 1,0 2.051 97,8 -474 -11,4 2.Thu nhập ngoài lãi 23.948 10,5 25.021 6,3 18.617 4,7 1.073 4,5 -6.404 -25,6 Thu từ các dịch vụ 10.332 43,1 12.653 50,6 10.490 56,3 2.321 22,5 -2.163 -17,1 Lãi từ hđ kinh doanh ngoại hối 10.141 42,3 9.569 38,2 4.166 22,4 -572 -5,6 -5.403 -56,5 Thu nhập bất thường 3.475 14,6 2.799 11,2 3.961 21,3 -676 -19,5 1.162 41,5 II. Tổng chi phí 159.038 100 301.005 100 308.662 100 141.967 89,3 7.657 2,5 1.Chi trả lãi 120.148 75,5 227.272 75,5 207.282 67,2 107.124 89,2 -19.990 -8,8 Chi trả lãi tiền gửi 108.321 90,2 184.124 81,0 192.100 92,7 75.803 70,0 7976 4,3 Chi trả lãi tiền vay 11.598 9,7 42.980 18,9 15.052 7,2 31.382 270,6 -27.928 -65,0
Chi trả lãi phát hành GTCG 229 0,1 168 0,1 130 0,1 -61 -26,6 -38 -22,6
2.Chi phí ngoài lãi 38.890 24,5 73.733 24,5 101.380 32,8 34.843 89,6 27.647 37,5
III. Lợi nhuận 68.096 97.654 84.834 29.558 43,4 -12.820 -13,1
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VCB Huế)
Đại học Kinh tế Huế
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế trong 3 năm 2010-2012 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VCB Huế) Thu nhập
Biểu đồ 2.1 cho thấy thu nhập của VCB Huế tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 thu nhập tăng mạnh, về giá trị tuyệt đối tăng lên 171.525 triệu đồng và 75,5% về tương đối. Trong khi đó, năm 2012 có một sự giảm nhẹ về thu nhập khi thu nhập giảm 5.163 triệu đồng về tuyệt đối và 1,3% về tương đối.
Đi vào phân tích từng khoản mục ở Bảng 2.3 cho thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng rất lớn (89,5%, 93,7% và 95,3% lần lượt qua 3 năm 2010-2012). Mặt khác, trong thu nhập từ lãi thì thu nhập từ lãi cho vay lại chiếm tỷ trọng cao (79,5%, 62,6% và 49,1% lần lượt qua 3 năm 2010-2012). Tuy nhiên, thu nhập từ lãi qua các năm cũng có sự thay đổi không đều. Năm 2011 thu nhập lãi cho vay tăng 44,9% nhưng năm 2012 lại giảm 21,3%. Nguyên nhân là do năm 2011, VCB Huế triển khai nhiều chương trình mở rộng cho vay, thực hiện tốt việc đôn đốc việc trả lãi tiền vay đúng hạn. Mặt khác, một phần là do năm 2011doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay nên khả năng quay vòng vốn nhanh, góp phần tăng thu nhập từ lãi cho vay.
Trong khi đó, năm 2012 do tình hình kinh tế bất ổn xuất hiện nhiều nợ xấu nên VCB Huế đã rà soát kĩ hơn việc thẩm định cho vay để tránh trường hợp không thể thu hồi được vốn cho vay, do đó thu nhập từ khoản mục này năm 2012 đã giảm.
227.134
398.659 393.496
159.038
301.005
308.662
68.096
97.654
84.834 0
50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trieu dong
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Đại học Kinh tế Huế
Thu nhập ngoài lãi giảm trong năm 2012 giảm 6.404 triệu đồng về tuyệt đối và 25,6% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012, các khoản mục trong thu nhập ngoài lãi là lãi thu từ các dịch vụ và lãi từ kinh doanh ngoại hối đều giảm (lần lượt giảm 17,1% và 56,5%).
Chi phí
Biểu đồ 2.1 cho thấy tổng chi phí của VCB Huế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012. Tuy nhiên, xu hướng tăng này không ổn định khi chi phí năm 2011 tăng vượt trội (89,3%) so với năm 2010 nhưng lại chỉ tăng nhẹ (2,5%) so với năm 2011.
Trong các khoản mục chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao (75,5%, 75,5% và 89,2% lần lượt trong 3 năm 2010-2012), điều này là do hoạt động chủ yếu của VCB là huy động vốn (Báo cáo thường niên 2010,2011,2012) nên VCB Huế phải chi một khoản tiền lớn cho việc trả lãi tiền gửi. Tuy nhiên, trong năm 2012 thì chi phí trả lãi lại giảm 19.990 triệu đồng (8,8%) do khoản mục chi phí trả lãi tiền vay trong chi phí trả lãi giảm mạnh (giảm 27.928 triệu đồng về tuyệt đối và 65,0% về tương đối).
Chi phí ngoài lãi của VCB Huế có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 89,6 % (tương ứng là 34.843 triệu đồng) so với năm 2010 và năm 2012 tăng 37,5% (tương ứng là 27.647 triệu đồng) so với năm 2011. Giải thích cho chi phí ngoài lãi tăng liên tục qua các năm đó chính là tình hình lạm phát của nền kinh tế khiến cho giá cả của các mặt hàng hóa, dịch vụ tăng kéo theo sự tăng lên đối với các chi phí ngoài lãi của VCB Huế.
Lợi nhuận
Lợi nhuận của VCB Huế qua các năm nhìn chung có xu hướng biến đổi tương đương với chỉ tiêu tổng thu nhập (Biểu đồ 2.1 ). Theo đó, năm 2011 thì lợi nhuận của VCB Huế có tăng (tăng 43,4% so với năm 2010) nhưng sang năm 2012 thì chỉ tiêu này lại giảm (giảm 13,1% so với năm 2011). Nguyên nhân giảm lợi nhuận trong năm 2012 là do tổng thu nhập giảm trong khi tổng chi phí lại tăng. Mặc dù có sự giảm xuống nhưng mức lợi nhuận của VCB Huế vẫn ở mức cao. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của người dân vào uy tín và chất lượng hoạt động của VCB Huế, nhất là trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn hiện nay của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Đại học Kinh tế Huế