Tình hình thanh toán thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHANH HUẾ

2.3. Thực trạng thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế từ năm 2010-2012

2.3.3. Tình hình thanh toán thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế

2.3.3.1. Tình hình thanh toán qua máy ATM

Thẻ ghi nợ nội địa

Bảng 2.10: Doanh số thanh toán qua máy ATM đối với thẻ ghi nợ

(Đơn vị: triệu đồng)

Loại thẻ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

VCB Connect24 21.538 33.357 70.990 11.819 54,9 37.633 112,8 (Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế)

Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán thẻ Vietcombank Connect24 qua máy ATM trong 3 năm 2010-2012

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế) Theo Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.5 thì doanh số thanh toán qua máy ATM đối với thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24 tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, doanh số thanh toán năm 2011 tăng thêm 11.819 triệu đồng, tương đương tăng 54,9% so với

21.538

33.357

70.990

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Triệu đồng

Thẻ VCB Connect24

Đại học Kinh tế Huế

năm 2010. Bước qua năm 2012, doanh số thanh toán qua thẻ Vietcombank Connect24 tăng 37.633 triệu đồng tương đương 112,8% so với năm 2011.

Mặc dù số thẻ phát hành năm 2011 thấp hơn năm 2010, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do số thẻ phát hành năm 2010 đã tính cả số thẻ phát hành mới để đổi lại cho khách hàng do đó, dù lượng thẻ thấp hơn nhưng doanh số thanh toán năm 2011 vẫn tăng. Bên cạnh đó, nguyên nhân để giải thích vì sao doanh số thanh toán qua thẻ Vietcombank Connect24 tăng nhanh qua các năm có thể kể đến là do trong giai đoạn này, ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM (tốn ít chi phí và thời gian), bên cạnh đó là nhu cầu chuyển tiền từ gia đình cho các sinh viên ở xa, hoặc đi du lịch… cũng là khá lớn. Một lý do quan trọng về phía VCB Huế trong việc tăng doanh số của Vietcombank Connect24 là sự nỗ lực triển khai các chương trình khuyến mãi khi tham gia thanh toán bằng loại thẻ này. Ví dụ, năm 2011, VCB Huế bắt đầu triển khai dịch vụ thanh toán vé máy bay Jestar tại Quầy và qua kênh ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking. Để thực hiện giao dịch này, khách hàng phải kết nối thanh toán thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24. Năm 2012, VCB Huế tiếp tục thực hiện các chương trình tặng tiền vào tài khoản chủ thẻ Vietcombank Connect24 hay được chiết khấu chỉ riêng đối với thanh toán được thực hiện qua thẻ Vietcombank Connect24 trong khuôn khổ chương trình “Cất cánh dễ dàng hơn với thẻ nội địa”, “Du lịch cuối năm, hàng trăm quà tặng” do VCB Huế phối hợp triển khai với hãng hàng không Vietnam Airline,…

Thẻ ghi nợ quốc tế

Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế luôn là thế mạnh của VCB Huế kể từ khi dịch vụ thẻ được hình thành tại thành phố Huế.

Bảng 2.11: Tình hình thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế của VCB Huế

(Đơn vị: triệu đồng)

Loại thẻ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Master 7.544 14.820 30.959 7.276 96,5 16.139 108,9 Visa 22.370 27.523 44.562 5.153 23,0 17.039 61,9 Tổng 29.914 42.343 75.521 12.429 416 33.178 78,4 (Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế)

Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, tình hình hoạt động thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế có tín hiệu tích cực khi doanh số thanh toán liên tục tăng và tăng đáng kể trong 3 năm 2010-2011. Cụ thể, theo Bảng 2.11 thì năm 2011, doanh số thanh toán là 42.343 triệu đồng, tăng 12.429 triệu đồng tương đương tăng 41,6% so với năm 2010. Trong đó, doanh số thẻ Master tăng 7.276 triệu đồng tương đương tăng 96,5%, doanh số thẻ Visa tăng 5.153 triệu đồng tương đương 23% so với năm 2010. Điều này cho thấy sự nỗ lực cao của VCB Huế trong công tác marketing khi mặc dù số lượng thẻ ghi nợ quốc tế năm 2011 giảm nhưng doanh số thanh toán tăng và tăng mạnh. Nguyên nhân là trong năm 2011, phí rút tiền mặt của thẻ ghi nợ quốc tế ngoài hệ thống của VCB trên lãnh thổ Việt Nam giảm từ 50.000 đồng/lần xuống còn 10.000 đồng/lần, ngoài lãnh thổ Việt Nam giảm từ 6% xuống 4% doanh số rút tiền. Điều này đã khuyến khích việc sử dụng thẻ nội địa quốc tế của người dân, đặc biệt là hoạt động rút tiền cả trên lãnh thổ Việt Nam cũng như ở nước ngoài, khiến doanh số thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế tăng. Bước qua năm 2012, doanh số thanh toán thẻ ghi nợ quốc tế tiếp tục tăng và tăng mạnh. Cụ thể, tổng doanh số thanh toán tăng lên đến 33.178 triệu đồng, tức là tăng 78,4% so với năm 2011, trong đó doanh số thẻ Visa tăng 17.039 triệu đồng tương đương 61,9% và doanh số thẻ Master tăng 16,1%.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng thanh toán qua thẻ ghi nợ quốc tế

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế) Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy tỷ trọng của thẻ Visa luôn cao hơn so với thẻ Master. Tuy nhiên, tỷ trọng thẻ Visa lại có xu hướng giảm qua các năm đồng nghĩa sự

74.800%

65%

59%

.000%

10.000%

20.000%

30.000%

40.000%

50.000%

60.000%

70.000%

80.000%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

MASTER

Đại học Kinh tế HuếVISA

tăng lên trong tỷ trọng của thẻ Master. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng doanh số thanh toán của thẻ Visa là 74,8% nhưng qua năm 2011, tỷ trọng giảm xuống còn 65% và tiếp tục giảm xuống còn 59%. Nguyên nhân là do tỷ trọng lượng thẻ phát hành thẻ Visa giảm so với thẻ Master qua các năm.

Thẻ tín dụng quốc tế

Bảng 2.12: Doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế (2010-2012)

(Đơn vị: triệu đồng) Loại thẻ Năm 2010 Tỉ lệ (%) Năm 2011 Tỉ lệ (%) Năm 2012 Tỉ lệ (%)

VISA 8.020 65,8 13.658 62,3 14.531 41,0

MASTER 959 7,9 2.626 12 2.963 8,4

AMEX 3.216 26,3 5.625 25,7 16.673 47,1

JCB 0 0 0 0 1.259 3,5

Tổng 12.195 100 21.909 100 35.426 100

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế) Bảng 2.13: So sánh doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế

(Đơn vị: triệu đồng)

Loại thẻ

So sánh

2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

VISA 5.638 74,9 873 6,4

MASTER 1.667 173,8 337 12,8

AMEX 2.409 70,3 11.048 196,4

JCB 0 1.259

Tổng 9.714 79,7 13.517 61,7

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế) Đối với thẻ tín dụng quốc tế tổng doanh số thanh toán qua các năm 2010-2012 đều tăng và tăng đáng kể. Cụ thể năm 2011 tổng doanh số thanh toán là 12.195 triệu đồng tăng 9.714 triệu đồng (tăng 79,7%) so với năm 2010, năm 2012 tổng doanh số thanh toán tăng 13.517 triệu đồng (tăng 61,7%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do

Đại học Kinh tế Huế

những tháng cuối năm 2011 đến hết năm 2012 nhờ chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước mà tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chủ chốt nói chung và với Đô la Mỹ (USD) nói riêng đã đi vào ổn định. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, giá USD chỉ tăng 2,2% và tỷ giá cả năm 2012 tỷ giá không tăng quá 1,5%, nằm trong dự báo và định hướng điều hành của NHNN. Khi tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh số sản xuất kinh doanh tăng khiến doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế tăng. Không những thế, trong những năm gần đây khi thu nhập ngày càng tăng, số lượng người dân ra nước ngoài để du lịch, du học ngày càng nhiều làm tăng nhu cầu mua sắm. Bên cạnh đó, VCB Huế luôn luôn có những chương trình khuyến mãi khuyến khích thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế, ví dụ chương trình khuyến mãi

“Chi tiêu hôm nay nhận quà liền tay”, “Chi tiêu nhiều nhận quà tặng lớn”,… đều có đặc điểm chung là càng thanh toán qua thẻ tín dụng càng nhiều thì mức ưu đãi và quà tặng càng hấp dẫn. Những nguyên nhân kể đến ở trên góp phần nâng cao doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế của VCB Huế trong 3 năm 2010-2012.

Xét về tỷ trọng, so với năm 2010 thì năm 2012, do VCB Huế triển khai phát hành loại thẻ mới là thẻ JCB cộng với việc lượng thẻ Amex phát hành tăng đột biến khiến cho tỷ trọng doanh số thanh toán của thẻ Visa giảm xuống, từ 65,8% năm 2010 xuống còn 41% năm 2012.

2.3.3.2. Phí thu từ dịch vụ thẻ

Bảng 2.14: Phí thu từ dịch vụ thẻ

(Đơn vị: triệu đồng) Khoản

mục

Năm 2011/2010 2012/2011

2010 2011 2012 +/- % +/- %

Phí thu 1.547 1.477 1.854 -70 -4,5 377 25,5 (Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế) Trong thời gian 3 năm 2010-2012, VCB Huế chưa tiến hành thu phí rút tiền nội mạng trong hệ thống của VCB mà chỉ tiến hành thu phí rút tiền ngoại mạng đối với thẻ ghi nợ nội địa và một số loại phí liên quan đến thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế. Năm 2010, phí thu hoạt động thanh toán qua thẻ là 1.547 triệu đồng nhưng qua năm 2011,

Đại học Kinh tế Huế

phí thu giảm xuống còn 1.477 triệu đồng, giảm 70 triệu (giảm 4,5%) so với năm 2010.

Nguyên nhân phí thu giảm là do năm 2011, VCB Huế thực hiện giảm mức phí rút tiền mặt của thẻ ghi nợ quốc tế tại ATM ngoài hệ thống Vietcombank. Theo đó, mức phí rút tiền mặt tại ATM ngoài hệ thống Vietcombank được áp dụng từ ngày 9/6 trong lãnh thổ Việt Nam là 10.000 đồng cho một lần giao dịch (mức cũ là 50.000 đồng/ giao dịch) và ngoài lãnh thổ Việt Nam là 4% doanh số rút tiền mặt (mức cũ là 6%/ doanh số rút tiền). Chính điều này đã làm cho phí thu năm 2011 giảm so với năm 2010. Sang năm 2012, các mức phí vẫn giữ nguyên không thay đổi, bên cạnh đó doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ quốc tế tăng, khiến mức phí thu rút tiền tính theo % doanh số thanh toán cũng tăng. Cụ thể, năm 2012 phí thu là 1.854 triệu đồng, tăng 377 triệu đồng, tương đương tăng 25,5% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán qua thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)